Cận cảnh pháo đài bay khét tiếng nhất lịch sử Mỹ
Chiếc máy bay B-52H ‘mập ú xấu xí’ chính là loại lớn nhất và cũng là chiếc cổ nhất được Không lực Hoa Kỳ (USAF) sử dụng.
Xem cảnh B-52 rải thảm bom
Đây cũng là chiếc máy bay duy nhất có thể phóng tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp phóng trên không (ALCM).
B-52 có khả năng bay với tốc độ cận âm (khoảng 350 dặm/giờ) ở độ cao trên 15.166,6m nhờ có 8 động cơ kết hợp với một cặp cánh rộng lớn.
Máy bay ném bom chiến lược của Mỹ B-52
B-52 có thể mang theo 27 tấn quân nhu thông thường hoặc hạt nhân với khả năng điều hướng chính xác trên khắp toàn cầu, có khả năng tham gia vào các cuộc chiến tranh tổng lực và khu vực.
Cho đến nay, B-52 vẫn là ‘con át chủ bài’ của Mỹ trong các cuộc chiến tranh thông thường.
Ban đầu, USAF lưỡng lự khi thông qua dự án máy bay ném bom hạng nặng B-52, và dự án này gần như bị bỏ quên nhiều lần.
Tuy nhiên, hãng Boeing đã kiên trì với thiết kế này, và cuối cùng Không lực quyết định rằng đây chính là thứ vũ khí họ cần.
Sau khởi đầu đầy do dự đó, USAF lại mua số lượng B-52 nhiều gấp đôi so với dự kiến, và đây là một trong những chương trình mua vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử Mỹ.
Video đang HOT
Boeing chính thức sản xuất B-52 từ năm 1954. Lần đầu tiên B-52 tham chiến là trong chiến tranh tại Việt Nam.
Từ cuộc chiến này, B-52 trở nên khét tiếng với uy lực ném bom rải thảm tàn khốc và sức tàn phá dữ dội.
Điểm đáng sợ nhất của B-52 chính là khả năng rải thảm bom dày đặc (khoảng 80m một hố bom), có thể ‘xóa sạch’ hệ thống phòng không của đối phương.
B-52 có thể bay với tốc độ cận âm thanh
Nhưng, pháo đài bay chiến lược tưởng chừng không có đối thủ đã bị hạ gục trên bầu trời Việt Nam.
Lần đầu tiên B-52 bị bắn hạ là do tên lửa phòng không SAM-2 của Liên Xô cung cấp. Nhiều phi công Mỹ phải thừa nhận ‘kẻ thù của B-52′ chính là tên lửa SAM (mà Hà Nội hay gọi là “Rồng lửa Thăng Long”). Có tài liệu cho biết B-52 cũng bị máy bay tiêm kích của Việt Nam bắn hạ.
Trong chiến tranh tại Việt Nam, Mỹ huy động 197 máy bay B-52 trong tổng số 400 máy bay của mình. Tuy nhiên, đã có 34 pháo đài bay bị bắn hạ.
Chi phí cho mỗi chiếc B-52 phiên bản cũ là khoảng hơn 14 triệu USD, hiện nay là khoảng hơn 53 triệu USD.
Sau cuộc chiến tại Việt Nam, Mỹ cũng sử dụng B-52 tại các cuộc chiến khác ở vùng Vịnh và Afghanistan.
Sau 60 năm, B-52 đã cải tiến 8 lần và vẫn giữ vai trò ném bom chủ lực trong lực lượng không quân chiến lược Hoa Kỳ một trong ba nền tảng trụ cột cho sức mạnh quân sự Mỹ song song với tên lửa hạt nhân chiến lược, tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân.
Theo vietbao
Bốn "rồng sát thủ" khắc chế B-52 của Triều Tiên
Triều Tiên có 4 loại tên lửa phòng không đủ sức bắn hạ "pháo đài bay" - máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ.
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, Mỹ quyết định điều động máy bay ném bom chiến lược B-52 tới Hàn Quốc tham gia tập trận "Đại bàng non". Hành động này của phía Mỹ đã làm chính quyền Triều Tiên nổi giận và ra tuyên bố sẽ có hành động quân sự đáp trả. Việc Bình Nhưỡng nổi giận cũng là điều dễ hiểu, vì B-52 là loại máy bay ném bom có sức hủy diệt lớn và có khả năng đòn tấn công hạt nhân.
Với khả năng mang tới 31,5 tấn bom thông thường, tên lửa, bom hạt nhân. Kể từ khi đưa vào hoạt động, B-52 đã thực hiện nhiều cuộc tấn công hủy diệt tàn bạo ở khắp nơi trên thế giới (trong đó có cuộc chiến ở Việt Nam). Vậy, trong trường hợp xung đột xảy ra, Triều Tiên có loại vũ khí nào để khắc chế loại máy bay đáng sợ này?
Hiện nay, Triều Tiên sở hữu khoảng 40 tiểu đoàn (240 bệ phóng) tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2). Đây là loại tên lửa không lạ, nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từng dùng S-75 Dvina bắn hạ hàng chục B-52 của Không quân Mỹ. Trong ảnh là xe chở đạn S-75 Dvina trong một cuộc duyệt binh của Triều Tiên.
Đạn tên lửa của hệ thống S-75 Dvina có khả năng đạt tầm bắn tới 45km, độ cao diệt mục tiêu 25km. Với tầm cao này, S-75 Dvina thừa sức bắn hạ những chiếc B-52 bay ở độ cao tối đa 15km, hoặc 10km khi bay ném bom. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, S-75 Dvina sử dụng công nghệ lạc hậu, dễ bị gây nhiễu điện tử. Vì vậy, nếu Triều Tiên muốn bắn hạ B-52, trước nhất họ phải tìm ra phương án đối phó với thủ đoạn gây nhiễu hệ thống radar của quân Mỹ.
Ngoài S-75 Dvina, phòng không Triều Tiên còn có trong biên chế 32 tiểu đoàn tên lửa S-125 Pechora (NATO định danh SA-3). Đây cũng là hệ thống tên lửa có khả năng với tới trần bay của B-52.
Đạn tên lửa của hệ thống S-125 Pechora có khả năng bắn hạ mục tiêu ở tầm xa tối đa 35km, độ cao 18km. Ảnh minh họa
Những hình ảnh cận cảnh S-125 Pechora trong duyệt binh của Quân đội Triều Tiên cho thấy, nước này dường như đã tự nâng cấp thiết kế bệ phóng tự hành cho hệ thống (nghĩa là đạn có thể bắn từ bệ đặt trên xe vận tải, thay vì đặt bệ phóng cố định trên mặt đất). Thiết kế nâng cấp này giúp hệ thống có tính cơ động cao hơn, yếu tố quan trọng chống đối phương phản công khi lộ trận địa.
Triều Tiên được cho là sở hữu số lượng không xác định hệ thống tên lửa phòng không tầm trung - cao 2K11 Krug (NATO định danh là SA-4). Đây là hệ thống phòng không tính cơ động cao với các thành phần (radar, tên lửa) đặt trên xe bánh xích hoặc xe bánh lốp. Ảnh minh họa
Đạn tên lửa của hệ thống 2K11 Krug đạt tầm bắn 55km, độ cao diệt mục tiêu 24,5km. Ảnh minh họa
Cuối cùng là "át chủ bài" trong mạng lưới phòng không tầm cao, đồng thời cũng là vũ khí thừa sức tiêu diệt B-52 của Triều Tiên, hệ thống tên lửa S-200. Hiện, Triều Tiên được cho là sở hữu khoảng 4-6 tiểu đoàn S-200 bố trí gần khu phi quân sự (DMZ) và mở rộng về phía Bắc bao bọc thủ đô Bình Nhưỡng. Trong ảnh là xe chở đạn S-200 trong cuộc duyệt binh của Quân đội Triều Tiên.
Theo soha
Các phi cơ Mỹ bị tiêu diệt trong 'Điện Biên Phủ trên không' Không chỉ các pháo đài bay B-52, nhiều mẫu phi cơ khác của quân đội Mỹ lần lượt bốc cháy trên bầu trời Hà Nội, trong 12 ngày đêm không thể quên của trận Điện Biên Phủ trên không. Người Mỹ tự hào gọi máy bay ném bom B-52 Stratofortress là những pháo đài bay. Loại phi cơ oanh kích chiến lược này...