Cận cảnh núi lửa ‘khủng’ nhất nước Nga thức giấc
Mới đây, núi lửa Klyuchevskoy trên bán đảo Kamchatka, vùng Viễn Đông của Nga đã phun trào trong vài giờ, dung nham tuôn trào từ miệng núi lửa kéo dài đến 1,5 km.
Thông tin trên được trung tâm báo chí của Viện nghiên cứu núi lửa và địa chấn thuộc Chi nhánh Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết.
“Vào đêm ngày 8/12 (giờ địa phương), một dòng dung nham bắt đầu tràn ra sườn phía nam của núi lửa Klyuchevskoy”, hãng tin RIA đưa tin.
Núi lửa Klyuchevsky có niên đại khoảng 70 nghìn năm tuổi, là ngọn núi lửa cao và hoạt động tích cực nhất của đại lục Á-Âu. Đợt hoạt động gần đây nhất của núi lửa Klyuchevskoy diễn ra từ tháng 11/2019 đến tháng 7 năm nay.
Theo Viện nghiên cứu núi lửa và địa chấn Viễn Đông, các đợt phun trào mạnh thường xuất hiện vào lúc rạng sáng, tạo ra tiếng nổ nhỏ và làm dung nham bắn lên cao khoảng 100 m so với miệng núi lửa. Rung động địa chấn của núi lửa cũng đã tăng mạnh so với thời điểm khi núi lửa “thức giấc”.
Ngoài ra, có thời điểm các dòng dung nham tuôn trào từ miệng núi lửa kéo dài đến 1,5 km, khói bụi từ miệng núi lửa tạo thành cột khói cao gần 7 km so với mực nước biển và tạo thành vệt kéo dài gần 40 km.
Theo tài liệu của Viện Viễn Đông Nga, Klyuchevskoy là một ngọn núi lửa đang hoạt động, nằm ở phía Đông bán đảo Kamchatka, cách trung tâm thành phố Petropavlovsk-Kamchatsky khoảng 360 km về phía Bắc.
Trước đó, vào đầu tháng 10, các chuyên gia của Viện núi lửa và địa chấn Viễn Đông đã ghi nhận những tín hiệu đầu tiên núi lửa Klyuchevskoy hoạt động trở lại. Tuy nhiên, sau đó hoạt động của núi lửa này lại tạm lắng hơn 1 tháng. Đến cuối tháng 11 vừa qua, các đợt phun trào dung nham lại xuất hiện với tần suất nhiều hơn trong những ngày gần đây.
Lần đầu quan sát núi lửa 'tái sinh'
Một ngọn núi lửa sụp đổ năm 1959 ở vùng Viễn Đông đang mọc trở lại và sẽ đạt kích thước cũ trong vòng 15 năm tới.
Bezymianny là núi lửa hình nón. Ảnh: GFZ.
Núi lửa Bezymianny trên bán đảo Kamchatka của Nga được các nhà khoa học Xô Viết chụp ảnh vào thập niên 1950 sau vụ sụp đổ ở sườn phía đông. Dữ liệu vệ tinh gần đây cho phép nhóm nghiên cứu đến từ Nga, Đức và Italy phân tích lại khu vực này để xem xét nó thay đổi ra sao trong hơn 7 thập kỷ qua. Theo phát hiện công bố hôm 10/9 trên tạp chí Nature Communications Earth and Environment, Bezymianny đã mọc trở lại qua nhiều miệng phun nằm cách nhau hàng trăm mét.
Núi lửa thường sụp đổ theo thời gian do ảnh hưởng từ thiên tai. Sau khi sụp đổ, các ngọn núi có thể tái sinh, mọc lại tại chỗ. Theo nhóm nghiên cứu, hoạt động núi lửa liên tục sau thời điểm sụp đổ có thể dẫn tới sự nhô lên của một cấu trúc mới. Tuy nhiên, chi tiết về quá trình tái sinh chưa từng được ghi nhận trước đây. Dữ liệu quan trắc núi lửa Bezymianny trong 7 thập kỷ cho thấy sự tiến hóa của nó sau sự kiện sụp đổ năm 1956.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy quá trình tái sinh ban đầu khởi nguồn từ hai vòm dung nham đến từ hai mạch phun riêng biệt. Hai thập kỷ sau, những mạch phun này bắt đầu xích lại gần nhau từ khoảng cách 198 m. Sau 50 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện hoạt động núi lửa tập trung bên trong một mạch phun. Mạch phun này phát triển thành hình nón và có miệng hố ở đỉnh.
Nhóm chuyên gia ước tính ngọn núi lửa sẽ trở lại kích thước ban đầu trong vòng 15 năm tới. Hiện nay, mỗi ngày thể tích của ngọn núi lửa tăng thêm khoảng 26.400 m3, tương đương khoảng 1.000 xe tải lớn đổ đất liên tục trong 24 giờ. Việc tìm hiểu quá trình núi lửa mọc lại sau khi sụp đổ có ý nghĩa quan trọng giúp dự đoán thời điểm xảy ra lần sụp đổ tiếp theo.
Tìm thấy bộ não người hóa thủy tinh đen vì bị chôn sống Là nạn nhân của thảm họa núi lửa kinh hoàng nhất nhân loại, bộ não của cậu thanh niên hóa thành thủy tinh chỉ trong vài giây đồng hồ. Mới đây, một nhóm nhà nghiên cứu đã phát hiện các tế bào não còn nguyên vẹn của chàng trai trẻ tuổi chết cách đây gần 2.000 năm trong vụ phun trào núi lửa...