Cận cảnh “nội thất” tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội
Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Kilo Project 636 xuất khẩu cho Việt Nam được trang bị hệ thống điện tử, vũ khí, hỗ trợ sự sống rất hiện đại.
Ngày 7/11 tới đây, tại nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi sẽ chính thức bàn giao tàu ngầm phi hạt nhân Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) đầu tiên cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Chiếc tàu này được đặt tên là Hà Nội mang số hiệu HQ-182. Ảnh: VGP
Tàu ngầm Project 636 Varshavyanka xuất khẩu cho Việt Nam có lượng giãn nước toàn tải 4.000 tấn khi lặn, dài 74m, trang bị động cơ diesel – điện cho phép tàu đạt tốc độ tới 12 hải lý/h khi nổi và 25 hải lý/h khi lặn. Ảnh: VGP
Trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Liên bang Nga tháng 5/2013, Thủ tướng đã có chuyến thăm tới nhà máy Admiralty và đặc biệt là tàu ngầm HQ-182 Hà Nội. Qua đó, chúng ta lần đầu tiên có được những hình ảnh hiếm về nội thất bên trong tàu ngầm Nga xuất khẩu cho Việt Nam. Trong ảnh là khoang chỉ huy tàu ngầm HQ-182 Hà Nội với rất nhiều đồng hồ hiển thị có thể là tình trạng kỹ thuật, các màn hình. Ảnh: VGP
Theo nhà sản xuất Nga, tàu ngầm Project 636 xuất khẩu cho Hải quân Nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được thiết lập hệ thống hỗ trợ sự sống mới cho thủy thủ đoàn (gồm 52 người) – loại bỏ áp lực trong các khoang, dập cháy bằng nitơ cũng như các hệ thống máy tính tân tiến. Ảnh: VGP
Trong ảnh là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang trò chuyện với thuyền trưởng tàu ngầm HQ-182 Hà Nội (đồng chí mang cấp bậc Thiếu tá). Ảnh: VGP
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm khoang vũ khí trên tàu ngầm HQ-182 Hà Nội. Tàu ngầm Project 636 trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể phóng nhiều loại ngư lôi chống tàu ngầm/tàu nổi và đặc biệt là tên lửa hành trình siêu thanh Klub-S (tối đa 4 đạn). Ảnh: VGP
Sau buổi lễ chuyển giao tàu ngầm HQ-182 Hà Nội tại nhà máy Admiralty Verfi, con tàu sẽ được đưa lên tàu vận tải chuyên dụng để lên đường về Việt Nam. Dự kiến, biên bản cuối cùng về việc tiếp nhận tàu ngầm sẽ được ký kết vào cuối tháng 1 năm sau tại căn cứ Lữ đoàn tàu ngầm 189, quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa, Việt Nam). Trong ảnh là tàu vận tải chuyên dụng đang chở một chiếc tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Trung Quốc.
Theo Kiến thức
10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ
Trong bảng xếp 10 tiêm kích tốt nhất, mạnh nhất thế giới của Airforce Technology, Mỹ chiếm ưu thế hoàn toàn với 5 loại trong khi Nga chỉ có 2.
Trang Air force Technology đã phân tích và xếp hạng 10 máy bay chiến đấu tốt nhất trên thế giới, dựa trên thông số kỹ thuật máy bay, công nghệ, trang bị vũ khí và hiệu suất chiến đấu.
Đầu tiên là tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển với sự hợp tác của Northrop Grumman, BAE Systems và Pratt & Whitney. F-35 hoàn thành chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2006. Có 3 biến thể F-35 gồm: F-35A dành cho không quân; F-35B dành cho lính thủy đánh bộ với khả năng cất hạ cánh thẳng đứng và F-35C dành cho hải quân. Chúng sẽ thay thế vai trò của các loại tiêm kích F/A-18, F-16, A-10 và AV-8B Harrier trong tương lai.
Sự cơ động cao và tính năng tàng hình cùng với những cảm biến tích hợp và vũ khí hiện đại đã giúp F-35 chiếm ưu thế chiến thuật so với tất cả các máy bay chiến đấu khác. F-35 được trang bị một loạt hệ thống vũ khí hiện đại như tên lửa đối không AIM-9X, AIM-120, tên lửa hành trình và bom thông minh.
Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới F-22 Raptor do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất. Raptor thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 9/1997. Chiếc F-22 đầu tiên đã được chuyển tới căn cứ không quân Nellis trong tháng 1/2003. Chiếc máy bay này chính thức tham gia vào biên chế của Không quân Mỹ trong tháng 12/2005.
Với khả năng tàng hình mạnh, hệ thống điện tử tích hợp với hiệu suất cao đã biến F-22 trở thành máy bay chiến đấu siêu hạng. Các công nghệ mới được tích hợp trên chiếc F-22 giúp nó thực hiện một loạt các nhiệm vụ, bao gồm cả giám sát, trinh sát, tấn công, tác chiến điện tử.
Tiêm kích thế hệ 4 Eurofighter Typhoon là một trong những chiến đấu tốt nhất thế giới hiện nay. Việc nghiên cứu phát triển Typhoon do 4 quốc gia hàng đầu châu Âu cùng hợp lực phát triển. Chương trình này được xem là bước tiến lớn của ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu. Typhoon được tích hợp hệ thống điện tử hiện đại và các cảm biến nhạy, hệ thống phòng thủ DASS và nhiều vũ khí khác nhau, chẳng hạn như pháo Mauser BK-27 cỡ nòng 27mm, tên lửa không đối không, không đối đất, tên lửa diệt hạm và vũ khí chính xác cao. Eurofighter Typhoon lần đầu tham chiến trong cuộc can thiệp quân sự vào Libya 2011 với nhiệm vụ trinh sát, tấn công mặt đất.
Sukhoi Su-35 là biến thể nâng cấp mạnh mẽ dựa trên dòng tiêm kích huyền thoại Su-27 do Công ty Sukhoi thực hiện. Mẫu thử nghiệm Su-35 đầu tiên được thiết kế tại Xí nghiệp Liên hiệp Hàng không Komsomolsk-na-Amur vào năm 2007. Các chuyến bay đầu tiên của Su-35 đã được thực hiện vào tháng 2/2008.
Trong thiết kế, Sukhoi đã đưa nhiều công nghệ của máy bay thế hệ 5 vào Su-35, giúp nó tốt hơn bất kỳ tiêm kích thế hệ 4 nào trên thế giới. Su-35 có khả năng triển khai tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm xa, cùng vũ khí không đối đất có điều khiển và không điều khiển, bom, rocket và tên lửa. 14 điểm treo vũ khí cứng của máy bay có thể mang đến 8 tấn vũ khí.
F/A-18E/F Super Hornet là biến thể cải tiến từ mẫu F/A-18C/D do Tập đoàn Boeing phát triển dành cho Hải quân Mỹ. Khả năng chiến đấu của máy bay chiến đấu đã được chứng minh trong chiến dịch tấn công Iraq 2003, Afghanistan 2001.
Thiết bị tích hợp các hệ thống mạng của F/A-18E/F Super Hornet cung cấp tăng cường khả năng tương tác và hỗ trợ cao cho lực lượng mặt đất. 11 điểm treo trên cánh, thân máy bay có thể mang nhiều loại vũ khí không đối không và không đối đất, cũng như một loạt các vũ khí thông minh khác, bao gồm cả bom dẫn đường bằng lade.
Rafale là tiêm kích đa năng thế hệ 4 hiện đại hàng đầu thế giới do Tập đoàn Dassault Aviation (Pháp) phát triển. Rafale được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên không, tấn công đột kích, trinh sát và nhiệm vụ ngăn chặn máy bay ném bom hạt nhân trên không. Hiện Rafale chủ yếu phục vụ trong Không quân và Hải quân Pháp. Gần đây nước Pháp đã giành được hợp đồng cung cấp 126 chiếc Rafale cho Ấn Độ. Dassault Rafale trang bị một khẩu pháo 30mm và 14 điểm treo cho phép mang số lượng lớn tên lửa đối không, đối đất, đối hải, bom và kể cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.
F-15E Strike Eagle là một máy bay chiến đấu đa chức năng với khả năng tấn công mạnh mẽ. Phát triển như là một hậu duệ của Boeing F-15A/D, F-15E là "xương sống" của Không quân Mỹ (USAF) hiện nay.
F-15E có thể mang tới 10,4 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa không đối không, không đối đất, bom thông minh...Các hệ thống điện tử hàng không tranh bị cho F-15E cho phép thực hiện nhiệm vụ tác chiến đối không hoặc đối đất trong mọi điều kiện thời tiết.
Su-30MKI (định danh của NATO là Flanker-H) là một máy bay chiến đấu đa nhiệm tầm xa, hai chỗ ngồi, phục vụ trong Không quân Ấn Độ. Su-30MKI được hãng Sukhoi Nga thiết kế phát triển dựa trên mẫu Su-30MK với một loạt cải tiến. Các tính năng của Su-30MKI được tạo nên nhờ hệ thống điện tử và các hệ thống phụ trợ, cũng như các thành phần khác, được cung cấp bởi 14 nhà sản xuất từ 6 quốc gia trên thế giới.
Tiêm kích đa năng Su-30MKI được trang bị radar mạng pha cực mạnh, hệ thống động cơ có điều khiển véc tơ lực đẩy và mang tổng cộng 8 tấn vũ khí. Ấn Độ đang nỗ lực tích hợp tên lửa chống tàu siêu thanh BrahMos lên Su-30MKI.
Saab JAS 39 Gripen là một máy bay chiến đấu đa chức năng hạng nhẹ do hãng Saab (Thụy Điển) phát triển, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ không chiến và tấn công mặt đất. Thiết kế cánh mũi làm JAS-39 đặc biệt linh hoạt trong các tình huống không chiến tầm gần.
JAS 39 phát triển với nhiều biến thể, trong đó Gripen NG có thể được trang bị tên lửa không đối không tầm xa METEOR, AIM-120 AMRAAM. Máy bay thế hệ mới kết hợp các đường truyền dữ liệu, radar tầm xa đa chức năng PS05, cảm biến nhiệt và hệ thống điện tử hàng không mạnh.
F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu đa năng, một động cơ rất mạnh mẽ, đã được chứng minh qua nhiều cuộc chiến. Được thiết kế bởi hãng General Dynamics để thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không trong Không quân Mỹ (USAF), F-16 phát triển thành một máy bay đa chức năng, bằng cách kết hợp công nghệ mới nhất.
Biến thể mới nhất của F-16 là Block 50/52 và Block 60 đã kết hợp công nghệ hiện đại và được nâng cấp dựa trên kinh nghiệm chiến đấu. Các biến thể này được cung cấp hệ thống điện tử tiên tiến, buồng lái phi công thân thiện, dễ điều khiển và nhiều thiết bị hiện đại khác, bao gồm cả các cảm biến và vũ khí.
Theo Tri thức
Báo TQ: Tàu ngầm Kilo Việt Nam tốt hơn của Trung Quốc Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, so với các tàu ngầm Kilo Project 636 của Việt Nam, tàu Kilo Trung Quốc thua kém hơn. Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn Tạp chí Khán Hòa, nhà máy đóng tàu Admiraltly Verfi (Nga) đang đóng cho Việt Nam 6 tàu ngầm phi hạt nhân Kilo Project 636MV (biến thể nâng cấp hiện đại hóa từ...