Cận cảnh nơi kiểm nghiệm bằng chứng vũ khí hóa học Syria
Khi nhóm thanh sát viên Liên Hợp Quốc rời khỏi khách sạn của họ đi điều tra các tuyên bố về việc sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus vào cuối tháng 8, phần lớn các thành viên trong đoàn không phải là nhân viên của Liên Hợp Quốc.
Thực tế, 9 trong số 12 thanh sát viên này là người của Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW).
OPCW là cơ quan thực thi Công ước Vũ khí hóa học (CWC), một hiệp ước quốc tế cấm sở hữu vũ khí hóa học và đã được 189 nước trên toàn thế giới tham gia ký kết.
Trong lịch sử, các chuyên gia OPCW đã giám sát việc kiểm kê và tiêu hủy vũ khí hóa học ở nhiều nước, từ Mỹ và Nga tới Libya. Họ cũng từng làm việc ở Iraq.
Video đang HOT
“Chúng tôi cố gắng có được nhiều thông tin nhất có thể về những gì chúng tôi đang làm”, Franz Ontal, Giám đốc phụ trách đào tạo thanh sát viên của OPCW nói với phóng viên CNN tại phòng thí nghiệm của tổ chức này ở Hà Lan. “Chúng tôi muốn biết địa điểm mục tiêu trông như thế nào; chúng tôi muốn biết mình đang theo đuổi những gì ở đó. Thông tin chúng tôi có được sẽ là những gì được thông báo cho các thanh sát viên về loại thiết bị bảo vệ mà họ sẽ phải mặc trên người”.
Mỹ và các đồng minh cho rằng chính quyền Syria đã sử dụng khí Sarin một chất độc thần kinh cực độc – trong vụ tấn công ở ngoại ô thủ đô Damascus ngày 21/8. Syria phủ nhận các cáo buộc.
Ngay khi định vị được địa điểm một vụ tấn công hóa học có thể, các thanh sát viên sẽ dùng thiết bị dò điện tử để xem chỉ số loại hóa chất mà họ có thể phải đối mặt, và mật độ của nó. Ngoài các chuyên gia hóa học, nhóm thanh sát còn bao gồm cả các chuyên gia đạn dược. Đó là bởi vì họ có thể gặp phải thiết bị chưa nổ. Bên cạnh đó, chúng có thể chứa dấu vết hóa chất mà các thanh sát viên đang tìm kiếm.
Xác định loại đạn mà thiết bị phân phát cũng có thể giúp ích cho quá trình điều tra vì nó cung cấp manh mối về phe có thể đứng sau vụ tấn công.
Trong tiến tình thu thập mẫu bằng chứng, việc bảo đảm cất giữ là quan trọng vô cùng. Nhóm thanh sát viên không lấy mẫu từ bên thứ 3, vì vậy họ không nhận mẫu từ bác sĩ của phe đối lập đang làm việc tại các bệnh viện dã chiến sau vụ tấn công ngày 21/8. Họ cũng phải chắc chắn họ biết rõ về nguồn gốc mẫu bằng chứng, phải chụp ảnh và ghi chép mọi thông tin liên quan.
Theo OPCW, đó là cách duy nhất để đảm bảo tính độc lập của điều tra.
Các mẫu thu được tại hiện trường được chuyển vào một thùng chứa bằng thép không gỉ đủ sức chịu đựng một vụ tai nạn máy bay. Ngay khi tới phòng thí nghiệm, các nhà khoa học sẽ tháo dỡ cẩn thận và giám sát chúng bằng một máy dò vũ khí hóa học.
Trong hầu hết các trường hợp, các mẫu bằng chứng sẽ được phân tách và gửi tới một số phòng thí nghiệm đối tác của OPCW để phân tích nhằm đảm bảo tính khách quan. Các phòng thí nghiệm đối tác nằm ở khắp toàn cầu, từ Mỹ, Nga, Đức tới Iran. Những mẫu thu thập được từ Syria cũng sẽ tuân theo cùng tiến trình này.
Theo VNN
Hoan nghênh thỏa thuận tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria
Cộng đồng quốc tế đã hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong vấn đề Syria sau khi Mỹ và Nga ngày 14-9 đạt được thỏa thuận khung về việc tiêu hủy vũ khí hóa học của nước này.
Theo thỏa thuận trên, Syria phải cung cấp đầy đủ danh sách các kho vũ khí hóa học trong vòng 1 tuần, cho phép các thanh sát viên LHQ tiếp cận từ tháng 11-2013 và việc tiêu hủy vũ khí hóa học phải được hoàn tất vào giữa năm 2014.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon hy vọng thỏa thuận này sẽ mở đường cho một giải pháp chính trị, tiến tới chấm dứt cuộc xung đột tại Syria. Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng, thỏa thuận này là "một bước tiến vững chắc và quan trọng hướng đến mục tiêu đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế và tiêu hủy chúng". Ông Obama cũng cảnh báo Mỹ sẽ hành động nếu giải pháp ngoại giao thất bại.
LHQ cũng xác nhận Syria đã đáp ứng các quy định bắt buộc để gia nhập Tổ chức cấm vũ khí hóa học và sẽ trở thành thành viên của tổ chức này từ ngày 14-10 tới.
Theo ANTD
Không phận Nga bị máy bay nước ngoài "bủa vây" Các thanh sát viên Canada sẽ tiến hành chuyến bay thanh sát trên lãnh thổ Nga và Belarus từ hôm nay (17/9) theo Hiệp ước Bầu trời Mở quốc tế. Thông tin trên vừa được Bộ Quốc phòng Nga đưa ra hôm qua (16/9). Ông Sergei Ryzhkov - người đứng đầu Trung tâm Cắt giảm Nguy cơ Hạt nhân Quốc gia của Bộ...