Cận cảnh những khu chung cư kiểu mới “đeo balo” ở Hà Nội
Tại nhiều khu đô thị mới của Hà Nội, nhà chung cư dù được xây dựng theo kiểu mới nhưng đã phải oằn mình đeo trên vai hàng loạt “balo” lồng sắt, “chuồng cọp” do các hộ dân cơi nới, lấn chiếm.
Tại nhiều khu đô thị mới của Hà Nội, nhà chung cư dù được xây dựng theo kiểu mới dù mới được đưa vào sử dụng nhưng đã xuất hiện tình trạng người dân tự ý cơi nới thêm lồng sắt để làm khu phơi quần áo, nhà kho thậm chí tận dụng làm nơi ở mà không không tính đến sự nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Sự xuất hiện của những chiếc “lồng sắt” này chủ yếu xuất hiện ở các khu chung cư kiểu mới thuộc diện nhà tái định cư ở Hà Nội như Trung Hoà – Nhân Chính, Đền Lừ…
Những chiếc “lồng sắt” cái to, cái nhỏ đủ kích cỡ lô nhô cùng với sự đa dạng của các loại vật liệu mà người ta kiếm được, cái cũ, cái mới, mấp mô xen lẫn nhau làm phá vỡ cảnh quan đô thị, gây mất an toàn.
“Chuồng cọp” tràn lan tại tòa nhà N6A khu chung cư Trung Hòa-Nhân Chính.
Video đang HOT
Những thanh sắt rỉ sét của một chiếc chuồng cọp cũ có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Vết rạn nứt lớn chạy dọc thân toà chung cư N6A khu chung cư Trung Hòa-Nhân Chính.
Tại khu đô thị mới Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội), hiện tượng cơi nới làm “chuồng cọp” rất phổ biến tại các toà nhà chung cư.
Một hộ dân đang thuê người về cơi nới chuồng cọp cho gia đình tại khu chung cư Đền Lừ.
Một hộ dân tại dãy nhà E khu chung cư Đền Lừ còn chôn sắt, đổ bê tông xây tường thành một căn phòng kiên cố.
Một “chuồng cọp” được treo chênh vênh bằng dây thép có thể đổ sập xuống đầu người dân bất cứ lúc nào.
“Chuong cop” đeo bam khap toa nha A4, khu tai đinh cu Đen Lu.
Theo Danviet
Đề xuất lấp một phần hồ Thành Công xây chung cư
Chủ đầu tư cải tạo khu chung cư cũ Thành Công đề xuất lấp một ha hồ để xây nhà tái định cư, phần diện tích bị lấp sẽ được đào hoàn trả trong dự án mới.
Tại hội thảo cải tạo chung cư cũ vừa diễn ra tại Hà Nội, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Vihaijco, đơn vị được thành phố giao cải tạo chung cư cũ Thành Công) đã đưa ra đề xuất nâng tầng chung cư và lấy một phần diện tích hồ Thành Công phục vụ tái định cư tại chỗ.
Doanh nghiệp đề nghị lấy một ha hồ Thành Công để xây chung cư tái định cư. Ảnh: Võ Hải.
Sau gần 8 tháng khảo sát,Vihaijco cho biết đa số người dân nhất trí chủ trương cải tạo toàn khu (91%) và có nhu cầu tái định cư tại chỗ. Với 9% còn lại, Vihaijco nêu phương án giãn dân, một là về Ecopark, hai là về khu nhà ở xã hội Cổ Bi mà doanh nghiệp đang được thành phố giao nhiệm vụ phát triển.
Để giải quyết nhu cầu tái định cư tại chỗ, doanh nghiệp cho rằng nếu có ngay được quỹ đất sạch tại chỗ sẽ giải quyết được 2 việc: một là có mặt bằng làm cuốn chiếu và hai là để người dân nhìn thấy chất lượng nhà tái định cư. Do đó, đại diện Vihaijco "xin điều chỉnh quy hoạch hồ Thành Công khoảng một ha" để lấy đất tái định cư cho người dân.
"Hồ Thành Công có diện tích 10ha, tôi xin điều chỉnh quy hoạch hồ khoảng một ha, sau đó chúng tôi sẽ trả lại diện tích mặt nước trong quy hoạch mới", đại diện nhà đầu tư nói.
"Thực tế, diện tích mặt nước hoàn toàn không thay đổi so với diện tích cũ, đông thơi lai khai thac canh quan hô Thanh Công cho khu vưc đươc hiêu qua hơn rât nhiêu do găn kêt công viên hô vơi công đông dân cư trong đô thi", vị này lý giải thêm với VnExpress.
Đơn vị này cũng đề xuất khối nhà ở tái định cư có chiều cao bình quân 24 tầng và tăng tối đa đến 35 tầng với khối nhà thương mại để "tạo điểm nhấn và giúp tăng lợi ích tài chính cho nhà đầu tư...".
Đánh giá đề xuất của nhà đầu tư là mạnh dạn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng thừa nhận: "Có những đề xuất mà ngay cả thành phố chưa thể quyết được, ví dụ lấy một ha hồ Thành Công làm nhà cho dân. Đề xuất này được cho dân, được cho doanh nghiệp nhưng liệu thành phố có dám xóa bỏ quy hoạch chỗ đó không? Chủ đầu tư nói sẽ đào thêm hồ chỗ khác, chắc gì đã làm được".
Ông Hùng cho rằng, đề xuất này cũng nảy ra cơ chế xác định vị trí tái định cư cho người dân xem trước. Nếu người dân đồng ý sẽ xây ngay nhà tái định cư, sau đó mới phá chung cư cũ và làm tiếp các hạng mục khác. Như vậy người dân có nhà về ở luôn, không phải đi nơi khác.
"Chủ đầu tư đề xuất lấy một ha hồ, nhưng chúng ta sẽ hạn chế không lấy chỗ đó mà sẽ tìm một chỗ để xây nhà tái định cư trước", ông Hùng gợi ý.
Thông tin tại hội thảo, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết trên địa bàn thành phố có gần 1.300 chung cư cũ có quy mô 2-5 tầng. Các khu này đều được xây dựng từ những năm 1960 đến 1990 và đa số đều hết niên hạn sử dụng.
Thành phố đã giao nhiệm vụ cho các nhà đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương điều tra xã hội học, xây dựng nhiệm vụ thiết kế, quy hoạch tại 26 khu chung cư tập trung và 67 nhà chung cư độc lập. Tuy nhiên, nay mới có 14 chung cư cũ được xây dựng mới và đưa vào sử dụng, 5 khu đang phá dỡ, 4 khu nguy hiểm cấp D đang tổ chức di dời nhưng chưa có phương án xây dựng lại.
Võ Hải - Nguyễn Hà
Theo VNE
Quận Hoàn Kiếm đề xuất nâng tầng cho chung cư nội đô Bí thư quận Hoàn Kiếm cho rằng, khi cải tạo chung cư cũ, cần tạo cơ chế cho một số tòa nhà nâng chiều cao lên hơn 9 tầng để kêu gọi nhà đầu tư. Tuy nhiên, ý kiến khác đề nghị tuân thủ quy hoạch. Phát biểu tại Hội nghị ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội ngày 7/4, ông Hoàng...