Cận cảnh những hot girl trên sân futsal
Cổ vũ hết mình khi đội tuyển thi đấu, các cổ động viên xinh đẹp đã góp thêm sức mạnh giúp tuyển futsal Việt Nam làm nên lịch sử khi lần đầu giành quyền vào tứ kết giải vô địch châu Á.
Trong những ngày qua, các khán đài nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM) luôn được nhuộm đỏ bởi màu áo của CĐV mỗi khi đội tuyển futsal Việt Nam thi đấu. Sự cổ vũ không biết mệt mỏi của họ đã trở thành động lực giúp đội tuyển thi đấu thành công tại giải vô địch futsal châu Á.
Dưới đây là một số hình ảnh cổ động viên Việt Nam trên sân futsal:
Các CĐV luôn cổ vũ nhiệt tình cho đội tuyển futsal Việt Nam
Họ đến sân từ rất sớm
Vẽ mặt để cổ vũ đội nhà
Video đang HOT
Hồi hộp theo dõi từng pha bóng
Vỡ òa trong niềm vui khi tuyển Futsal Việt Nam ghi bàn và giành chiến thắng
Trên khán đài, có cả những CĐV “Tây” cổ vũ cho Việt Nam
Theo VNE
Khi cổ động viên không phải là... khán giả
Trên sân bóng có những người tuy bỏ tiền mua vé vào sân nhưng không để xem bóng đá, thay vào đó họ tham gia một phần của cuộc chơi, họ là những cổ động viên.
Các thành viên của hội cuồng nhiệt cổ vũ đội nhà trong trận thắng Tajikistan với tỉ số 10-4 - Ảnh: N.K.
Tại nhà thi đấu Phú Thọ những ngày qua, khoảng 200 thanh niên nam, nữ đứng phủ đỏ một góc khán đài trong các trận đấu của đội tuyển futsal VN ở VCK Giải futsal châu Á 2014. Họ là những thành viên của "Hội CĐV bóng đá VN - VFS", một hội cổ động bóng đá mới ra đời chưa đầy nửa năm.
Những người đứng sau lưng cầu thủ
Đến sân ủng hộ đội nhà, những cổ động viên này vui sướng hết cỡ khi gà nhà giành chiến thắng, điển hình như trận đại thắng với tỉ số 10-4 của đội tuyển futsal VN trước Tajikistan diễn ra tối 2-5. Nhưng khi được hỏi: "Thích bàn thắng nào nhất trong mười bàn thắng của tuyển VN?",phần lớn cổ động viên này đều cười và trả lời: "Nãy giờ mình bận cổ vũ, có xem được bàn nào đâu!".
Đó là sự thật. Có khoác lên mình tấm áo đỏ, cầm trên tay nào cờ, nào trống, nào băngrôn, biểu ngữ... rồi cùng nhau hò reo, nhảy múa cổ vũ suốt cả trận mới có thể thấy việc tập trung xem bóng đá... khó như thế nào. Những cổ động viên này đến sân hoàn toàn không phải để làm khán giả mà mục đích chính là sắm vai cổ động viên theo đúng tên gọi của hội. Khái niệm này còn khá mới lạ ở VN nhưng là điều quen thuộc ở các sân bóng nước ngoài.
"Ba tiêu chí hoạt động chính của hội đó là đoàn kết, kỷ luật và chuyên nghiệp. Với những tiêu chí này, hội CĐV chúng tôi không chỉ luôn cổ vũ đội nhà mà còn hi vọng đem lại tinh thần fair-play và bầu không khí tươi vui cho bóng đá"
CĐV TRẦN HỮU NGHĨA
Nguyễn Đức, một thành viên điều hành của hội từng du học ở Anh và sinh hoạt trong hội cổ động viênchính thức của CLB Chelsea, cho biết: "Các đội bóng ở Anh, Đức hoặc nhiều giải đấu lớn khác đều có một lực lượng CĐV chuyên nghiệp. Họ sẵn sàng theo chân đội bóng đi mọi nơi với mục đích chính là cổ vũ đội nhà chứ không phải để thưởng thức trận đấu. Đó là mô hình mà hội CĐV chúng tôi muốn hướng đến".
Ông Trần Hữu Nghĩa, người đứng đầu hội, lý giải mục đích của hội: "Đến sân để thưởng thức bóng đá, đội nào đá hay thì khen, đá kém thì chê là cảm xúc bình thường của khán giả. Nhưng các cầu thủ trên sân cũng luôn cần tiếng cổ vũ của CĐV nhà để lấy lại tinh thần thi đấu lúc khó khăn. Chúng tôi tình nguyện đến sân để đảm nhiệm vai trò hỗ trợ tinh thần cho cầu thủ và chỉ xem trận đấu qua những video clip thu lại".
Cũng với mục đích đó, ông Nghĩa cho biết hội CĐV của mình luôn chủ động phủ kín các khu vực khán đài sau khung thành. Đó là những vị trí khó xem trận đấu nhất nhưng lại là nơi mà tầm nhìn của các cầu thủ luôn hướng đến. "Tôi hi vọng các cầu thủ của đội nhà khi thi đấu sẽ lên tinh thần mỗi khi trông thấy hình ảnh màu cờ sắc áo ở phía trước hoặc nghe những âm thanh vang dội từ CĐV nhà" - CĐV nữ Đỗ Hoàng Yến cho biết.
Trao đổi sau trận đấu với Tajikistan, đội trưởng Nguyễn Bảo Quân của đội tuyển futsal VN cho biết: "Sự cổ vũ nhiệt tình và chuyên nghiệp mà các CĐV này luôn dành cho đội suốt cả trận giúp chúng tôi mau lấy lại sự bình tĩnh sau mỗi bàn thua. Không chỉ vậy, họ còn khiến tôi cảm thấy tự hào với những đồng nghiệp nước ngoài nhờ vào cách thức cổ vũ rất văn hóa. Mỗi khi có cầu thủ nằm sân, bất kể của đội nào tôi đều nghe họ hô vang khích lệ".
Như một đội bóng chuyên nghiệp
Cổ động viên thường được ví như cầu thủ thứ 12 của mỗi đội bóng khi thi đấu. Đó là trên sân bóng, còn khi ở bên ngoài, họ thật sự là một phần của đội bóng với cách tổ chức chuyên nghiệp.
Ông Trần Hữu Nghĩa kể về những ngày đầu thành lập hội, đó là khi đội bóng U-19 VN thi đấu ấn tượng ở VCK U-19 Đông Nam Á hồi năm ngoái. Nó khiến một CĐV bóng đá lão làng như ông sống lại tinh thần cuồng nhiệt với bóng đá Việt. Ông Nghĩa cùng với một số bạn trẻ ở TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng một hình thức cổ động thật mới lạ, trong sáng và nhiệt tình với hi vọng vừa làm điểm tựa tinh thần cho đội tuyển nước nhà mỗi khi ra trận, vừa lôi kéo sự cuồng nhiệt trở lại với các sân bóng VN.
Phải tìm kiếm hàng trăm người đam mê bóng đá, có tinh thần cổ vũ đội nhà mà lại sẵn sàng "hi sinh" việc thưởng thức trận đấu để làm CĐV suốt cả trận thật sự không dễ. Nguyễn Ngọc Hoài Ân, chàng lập trình viên trẻ tuổi từng sang Malaysia "truyền hình trực tiếp" các trận đấu của U-19 VN về cho khán giả nhà xem, cho biết: "Ban đầu hội chỉ có hơn mười người. Chúng tôi phải đi đến từng sân bóng đá nhân tạo, liên hệ với các diễn đàn, Facebook của CĐV các giải đấu nước ngoài tại VN, nơi có nhiều bạn trẻ yêu bóng đá để kêu gọi tham gia. Điều thú vị là những fan hâm mộ của Real và Barca, hoặc M.U và Chelsea vốn hiếm khi "ngồi cùng nhau" lại sẵn sàng chung tay gầy dựng hội với mục đích làm sống dậy không khí cuồng nhiệt cho bóng đá nước nhà".
Và "Hội CĐV bóng đá VN - VFS" lớn mạnh từ đó với khoảng 200 thành viên chính thức hiện tại được cấp thẻ của hội. Ở Giải bóng đá U-19 quốc tế 2014, hội huy động gần 800 người. Và suốt cả giải, 800 CĐV này không chỉ nhuộm đỏ một góc khán đài C mà còn làm nao lòng những ai đến sân Thống Nhất với những vũ điệu sôi động trên khán đài. Những "vũ điệu" đó thực chất là 10 động tác cổ vũ cơ bản do các thành viên của hội mô phỏng từ hoạt động cổ vũ của khán giả nước ngoài. Để có được sự chuyên nghiệp, trước thềm giải đấu hội thậm chí còn mượn khán đài sân bóng ở Trung tâm thể thao Hoa Lư để "thao diễn".
Sự chuyên nghiệp, năng động, trẻ trung ấy còn được đem vào trong mọi hoạt động. Trong mỗi trận đấu, hội luôn cắt cử một số thành viên chụp ảnh, quay phim nhằm thu lại tư liệu để cùng "thưởng thức" sau trận. Trước thềm giải đấu, thậm chí các CĐV này còn tham gia công tác truyền thông khi vào sân tập phỏng vấn các HLV, cầu thủ nước ngoài... Không chỉ vậy, nếu truy cập thử vào website chính của hội, người ta sẽ thấy tràn ngập hình ảnh, bài viết quảng bá chẳng khác gì trang web chính thức của một đội bóng thực thụ.
Hướng tới VCK bóng đá nữ châu Á
Ông Trần Hữu Nghĩa cho biết kế hoạch trong năm nay của hội là kêu gọi thật đông khán giả đến sân để cổ vũ cho các cầu thủ nữ thi đấu ở VCK Giải bóng đá nữ châu Á 2014 diễn ra trong tháng 5. Sau đó hội sẽ lên kế hoạch sang Myanmar cổ vũ các cầu thủ U-19 VN thi đấu ở VCK U-19 châu Á 2014 diễn ra vào tháng 10 tới.
Theo VNE
CĐV Liverpool tại Việt Nam: Khí thế ngất trời Liverpool vô địch giải Ngoại hạng Anh đã là định mệnh! Điều ấy có lẽ đã là mặc định, nếu bạn là một Liverpudlian lúc này. Chỉ nhìn vào không khí trên các diễn đàn hoặc trang page của các CĐV 'Quỷ đỏ' đang ngập tràn niềm vui, hạnh phúc và lạc quan là đủ hiểu. Các CĐV Liverpool tại TP.HCM xem trận...