Cận cảnh những con đường nguy hiểm nhất hành tinh
Nếu bạn là người yêu thích các chuyến đi phiêu lưu mạo hiểm thì đừng nên bỏ qua những con đường nguy hiểm nhất thế giới dưới đây:
1. Đường cao tốc Dalton, Alaska
Là một trong những con đường bị cô lập nhất thế giới, con đường băng giá này được xây vào năm 1974 để cung cấp cho Hệ thống đường ống xuyên Alaska. Có 3 thị trấn nằm tuyến đường dài 413 dặm (~666 km) này và một trong số đó được đặt tên là Deadhorse. Tuy nhiên hiện nay các đoạn đường lớn đã rơi vào tình trạng hư hỏng.
2. Đường Đại Tây Dương, Na Uy
Đây là một trong những con đường nguy hiểm nhất ở Na Uy. Khi lái xe dọc theo con đường này bạn sẽ có cảm giác như đang đi trên tàu lượn siêu tốc với những khúc cua gấp khúc và ngoằn nghèo. Khi thời tiết xấu, những con sóng và sấm sét thường xuyên ập vào hàng rào chắn của con đường.
3. Đường cao tốc Bắc Yungas, Bolivia
Con đường hẹp nằm cheo leo trên sườn núi Bolivia này từng là tuyến đường chính dẫn vào thủ đô La Paz của đất nước – nơi được vinh danh là thủ đô cao nhất thế giới. Ngày nay, nơi này là một địa điểm đạp xe leo núi nổi tiếng và là một trong những điểm tham quan đáng sợ, nhất là khi có hàng chục đài tưởng niệm tạm thời dành riêng cho những người đã mất mạng ở đây. Con đường đã sụt bớt 12.000 feet và mỗi năm có đến khoảng 200, 300 người bỏ mạng tại đây.
4. Đường hầm Guoliang, Trung Quốc
Video đang HOT
Đường hầm này nằm ở dãy núi Taihang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Được xây dựng vào năm 1977. Có 30 “cửa sổ” được chạm khắc trên đá nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên dừng lại để chụp ảnh tự sướng. Và khi lái xe qua đây sẽ khiến nhiều người có cảm giác ớn lạnh và đáng sợ bởi nhiều lý do trước khi xây đường hầm này.
5. Đèo Zojila, Ấn Độ
Con đường dài 5,6 dặm và cao 11.500 feet so với mực nước biển, đường cao tốc trên dãy Himalaya này nối Ladakh và Kashmir. Con đèo này chỉ thực sự phù hợp cho xe địa hình và đặc biệt hơn là trong những tháng lạnh, gió, tuyết và mưa sẽ khiến con đường này trở nên khó khăn hơn. Đây là một nơi mà có lẽ tốt nhất bạn không nên nhìn xuống bởi sẽ có độ sâu vài nghìn thước giữa bạn và các thung lũng bên dưới.
6. Đường cao tốc Karakoram, giữa Trung Quốc và Pakistan
Đường cao tốc Karakoram nối Trung Quốc và Pakistan ở độ cao 15.400 feet so với mực nước biển, đây là con đường trải nhựa cao nhất thế giới. Có đến 82 công nhân đã chết trong quá trình xây dựng con đường này chủ yếu là do lở đá và là mối nguy hiểm thường trực cho đến tận ngày nay. Hiện tại đang có kế hoạch mở rộng con đường này nhưng điều đó cũng khiến cho các nhà chức trách tin rằng điều này sẽ số lượng xe tăng gấp 3 lần.
7. Tuyến đường Canning Stock, Úc
Con đường này có rất nhiều bụi và hầu như không có biển báo chỉ dẫn. Tuyến đường dài 1.150 dặm ở Tây Úc này được coi là con đường xa xôi nhất thế giới và hiện tại con đường này hiện đang trong tình trạng được sửa chữa.
8. Đường Skippers Canyon, New Zealand
Con đường không trải nhựa này được khoét từ sườn núi ở New Zealand cách đây khoảng 140 năm. Đến ngày nay, nó nguy hiểmlà một con đường khá nguy hiểm. Đừng ngạc nhiên nếu nó trông quen thuộc bởi con đường này đã từng được chọn làm bối cảnh cho phim “Nhiệm vụ bất khả thi: Sụp đổ” và “Chúa tể của những chiếc nhẫn”.
9. Tizi-n-Test, Ma-rốc
Là một con đường hẹp, quanh co nằm bên sườn Dãy núi Atlas của Ma-rốc, Tizi-n-Test đã trở thành con đường hiện đại đầu tiên nối liền Marrakech và đồng bằng Souss. Nên tránh xa những đoạn đường dốc nếu bạn không muốn phải lao theo nó với một tốc độ chóng mặt. Việc thiếu các rào chắn an toàn khiến cho mọi hoạt động chỉ nên được thực hiện vào ban ngày. Và đáng sợ hơn khi mùa đông tới, lở đất, lở tuyết là hầu như ngày nào cũng xảy ra. Mặt khác, bạn cũng sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp dãy núi Atlas, hẻm núi Moulay Brahim và Thung lũng Souss.
Vùng đất bí ẩn ở Afghanistan
Hành lang Wakhan từng là khu vực biệt lập ít người biết đến, nhưng vùng đất này đang phát triển từng ngày nhờ tuyến đường mới kết nối với Trung Quốc.
Hành lang Wakhan là thế giới tách biệt với phần còn lại của đất nước Afghanistan, cả về địa lý và văn hóa. Dải đất dài 350 km nằm ở phía đông bắc Afghanistan, được tạo thành từ sự nối liền của ba dãy núi lớn, bao gồm Hindu Kush, Pamirs và Karakoram. Vì địa hình hiểm trở và giao thông gặp nhiều khó khăn ở hành lang Wakhan nên không nhiều du khách biết đến sự tồn tại của vùng đất bình yên này. Tuy vậy, nhiếp ảnh gia Simon Urwin khẳng định hành lang Wakhan là một trong những nơi xa xôi và đẹp nhất ở châu Á.
Trong nhiều thế kỷ, hành lang Wakhan là một phần của Con đường Tơ lụa nối liền Trung Quốc và Địa Trung Hải. Vào thế kỷ 19, hành lang Wakhan đóng vai trò quan trọng trong "trò chơi vĩ đại" giữa Anh và Nga. Hai quốc gia hùng mạnh này đã tiến hành nhiều cuộc chiến nhằm giành quyền kiểm soát khu vực chiến lược như hành lang Wakhan ở Afghanistan. Ranh giới hiện tại của vùng đất này được thiết lập vào năm 1893 nhằm tạo ra vùng đệm giữa lãnh thổ của Nữ vương Anh và đế quốc Nga của Sa hoàng. Hiện nay, hành lang Wakhan đang nằm trên tuyến đường thương mại trong dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Những ngôi nhà của cư dân bản địa được làm bằng vật liệu đơn giản (đá, bùn, gỗ), nằm rải rác dọc theo hành lang Wakhan và nối với nhau bằng một con đường đất. Cách thức di chuyển phổ biến của dân địa phương là đi bộ hoặc cưỡi lạc đà vì không có nhiều phương tiện công cộng, ôtô ở Wakhan. Thành thị gần nhất với hành lang Wakhan là Dushanbe, thủ đô Tajikistan, cách nơi đây khoảng 3 ngày lái xe. Sự biệt lập khiến hành lang Wakhan giống như một viên nang thời gian. Do vậy, những cư dân bản địa luôn mong cầu tương lai Wakhan có hệ thống điện, con đường trải nhựa và sóng điện thoại di động, giống như Tajikistan.
Hành lang Wakhan là nơi sinh sống của tộc người Wakhi trong hơn 2.500 năm qua. Trong khi phần lớn dân số Afghanistan theo Islam giáo dòng Sunni, thì 12.000 người Wakhi thuộc Ismailis, một nhánh của Islam Shia. Tại đây không có nhà thờ Islam, thay vào đó người Wakhi sẽ hành lễ ở các nhà nguyện jamatkhanas. Người phụ nữ ở Wakhan không bắt buộc mặc Burqa (loại áo dài che mặt người phụ nữ Afghanistan) nên có thể chụp ảnh với nam du khách phương Tây, hành động sẽ gây phản cảm ở những vùng đất khác trên lãnh thổ Afghanistan.
Thu nhập chủ yếu của người Wakhi từ những cánh đồng trồng lúa mì, lúa mạch, đậu Hà Lan, khoai tây, táo... Trong điều kiện khô cằn của hành lang Wakhan, người nông dân nơi đây sử dụng nguồn nước chảy từ các sông băng trên núi để tưới tiêu. Vào tháng 6, các gia đình khá giả sẽ đưa đàn gia súc, bao gồm cừu, dê, lạc đà, ngựa và bò Tây Tạng đến đồng cỏ ở độ cao 4.500 m. Người dân ở Wakhan thường tổ chức lễ hội để kỷ niệm ngày bắt đầu thu hoạch lúa mạch vào đầu tháng 8, gọi là Chinir.
Buzkhasi là một trong những trò chơi truyền thống được yêu thích nhất ở hành lang Wakhan. Trò chơi được gọi là bóng bầu dục trên lưng ngựa và sử dụng một con dê thay thế cho quả bóng. Trong buzkhasi không có quy tắc, không có đội nhóm, cũng không có khái niệm "fair play" vì những người tham gia sẽ dùng mọi cách thức để cướp dê. Ở những vùng đất khác của Afghanistan, buzkhasi thường mang tính chính trị để tầng lớp thượng lưu giành được phiếu bầu, nhưng tại hành lang Wakhan đây chỉ là trò chơi mang tính cộng đồng.
Tuyến cao tốc thuộc dự án Vành đai và Con đường đang được xây dựng nhằm kết nối khu vực biên giới Trung Quốc với hành lang Wakhan. Công trình này giúp người Wakhi mua dê từ Trung Quốc với giá rẻ hơn chợ Ishkhashim, đồng thời cư dân bản địa có thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Tuy vậy, những tuyến cao tốc này khiến nhiều người dân lo lắng sẽ làm nền văn hóa Wakhi độc đáo và lối sống chậm biến mất mãi mãi. Ngoài ra, hệ lụy từ ô nhiễm môi trường giao thông có thể tác động tiêu cực đến sự tĩnh lặng và phong cảnh thiên nhiên ở hành lang Wakhan.
Quan chức Cộng hòa nói Trump vẫn là lãnh đạo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa McDaniel nhận định Trump vẫn giữ vai trò lãnh đạo với lượng người ủng hộ và khoản tiền gây quỹ lớn. "Khi nhìn vào số lượng người tham dự các cuộc tuần hành ủng hộ tổng thống Trump và khoản gây quỹ 102 triệu USD của ông, tôi chắc hẳn cử tri Mỹ cùng...