Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa
Nhiều ngôi mộ cổ có tuổi đời cả trăm năm của các danh tướng, vị quan, bá hộ… ngày xưa đang tồn tại ngay giữa Sài Gòn có kiến trúc “độc”, lạ nhưng không phải ai cũng biết đến.
Nằm ở hẻm 19 đường Hồ Văn Huê (quận Phú Nhuận, TP.HCM) là khu lăng mộ gió của ông Võ Tánh (?-1801), là một vị tướng theo phò chúa Nguyễn Ánh. Tương truyền với tài trí phi thường, ông Võ Tánh cùng hai người khác được người đời trước truyền nhau là “Gia Định tam hùng”.
Mộ chính của ông ở Bình Định. Vì không đưa được thi thể của Võ Tánh về Gia Định mai tang nên chúa Nguyễn Ánh đã tổ chức an tang ông tại Phú Nhuận dưới hình thức “mộ gió”. Phần mộ có hình chữ nhật.. Phía sau mộ là binh phong vẽ hình hạc, ngụ ý võ tướng công cưỡi hạc về trời.
Ngôi mộ được chúa Nguyễn Ánh xây dựng tại Gia Định năm 1801. Mặt trước bức bình phong tiền vẽ hình con hổ. Mặt sau vẽ hình “Long mã hà đồ” – trên lưng con long mã có cột thanh gươm trên chồng binh thư, quanh mình long mã là những đốm lửa tượng trưng cho người có tài thao lược, nhưng phải tự thiêu để tỏ khí tiết
Khu mộ cổ Gò Quéo gồm 17 ngôi mộ táng hợp chất cổ ô dước, nằm tọa lạc phường Bình Trưng Đông (quận 2, TP.HCM), trong đó có hai ngôi mộ độc đáo của quan lại xưa.
Gò Quéo (Gò Cát) là một gò rộng lớn cao 2,5 m bao quanh bởi rạch Giồng Ông Tố.
Video đang HOT
Quần thể mộ có hai ngôi mộ cổ từ thời vua Gia Long và vua Tự Đức là ngôi mộ ông Triệt thanh hầu Phạm Quang Triệt và mộ ông Phạm Duy Trinh.
Quần thể mộ cổ này có tuổi đời gần 200 năm. Các cơ quan chức năng nhận định khu mộ cổ này nhiều khả năng là nghĩa trang của họ Phạm bị hoang phế.
Nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo đường số 10 (phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức) khu mộ đá của ông Tạ Dương Minh đã gần 130 năm tuổi.
Theo nhiều tài liệu đã ghi chép, ông Tạ Dương Minh là một người minh hương lánh nạn sang Việt Nam đến khu vực này khai khẩn, lập ấp tại vùng Linh Chiểu xưa và lập ngôi chợ đầu tiên mang tên hiệu ông là chợ Thủ Đức. Hiện, ngôi chợ hơn 100 tuổi vẫn giữ được kiến trúc cổ, là nơi buôn bán có tiếng của thành phố.
Trên mộ có ghi mộ ông họ Tạ, tên húy là Huy, tên hiệu là Thủ Đức, là Tiền hiền thôn Linh Chiểu Đông. Chết ngày 19 tháng 6. Hương chức thôn Linh Chiểu Đông lập bia mộ vào ngày tốt tháng 2 năm Canh Dần (1890). Mộ Tiền hiền Tạ Dương Minh do hương chức thôn Linh Chiểu Đông cải táng. Nấm mộ có hình “ngưu miên” – tức trâu nằm ngủ (có người cho là voi phục).
Ngôi mộ nằm cách đường Trương Định (phường Bến Thành, quận 1) khoảng 30m, bên trong khuôn viên công viên Tao Đàn. Theo các tài liệu Sài Gòn xưa, mộ phần là nơi chôn cất của vợ chồng một người Việt gốc Hoa họ Lâm. Đây là ngôi mộ được công nhận di tích cấp thành phố.
Bên trong quần thể này có tiền sảnh, sân thờ và nhà mồ. Trước mộ có bia bằng chữ Hán. Căn cứ từ tấm bia này có thể xác định, người nằm trong mộ kia là ông Lâm Tam Lang (mất năm 1795) và vợ là bà Mai Thị Xã (chưa xác định năm sinh, năm mất). Từ dòng chữ trên bia “Đại Nam” ngôi mộ có thể được xây vào thời Minh Mạng khi quốc hiệu nước ta lúc bấy giờ là Đại Nam.
Ông Lâm Tam Lang được một số tài liệu xác định là ông tổ có hậu duệ đời thứ 4 là cụ Lâm Quang Ky – Phó tướng của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Hậu duệ đời thứ bảy là ông Lâm Đình Phùng lại không theo nghiệp binh đao, là nhạc sĩ Lam Phương, bắt đầu sáng tác nhạc khi mới 13 tuổi
Tọa lạc trong hẻm đường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú là cổ mộ rộng khoảng 100 m2 và được xây từ 110 năm trước của vợ chồng ông Lý Tường Quan (tức bá hộ Xường) – người đứng thứ ba trong bốn người giàu có nhất Sài Gòn xưa.
Bá hộ Xường tên thật là Lý Tường Quan (1842-1896). Do ông còn có tên là Xường, lại rất giàu có nên người ta còn gọi là Bá hộ Xường hay Hộ Xường. Ở thời kỳ đầu Pháp đến chiếm đóng Việt Nam, trong dân gian có câu: Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.
Đây là một trong ba cổ mộ được TP.HCM công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.
Khu nhà mồ nơi an nghỉ của cụ Trương Vĩnh Ký (1837-1898) nằm trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5. Cụ Trương Vĩnh Ký là người Việt được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới.
Trong nhà mộ có 3 mộ phần, gồm 3 bia đá khác màu có chiều rộng khoảng 1m và dài gần 2m được lát băng phẳng. Mộ cụ Trương Vĩnh Ký nằm ở giữa, hai bên là người vợ và con trai cả.
Theo Danviet
Ngôi mộ ở Hải Phòng không phải của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thẩm định hiện vật được đào lên từ ngôi mộ ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), Bộ Văn hóa khẳng định chưa đủ cơ sở khoa học để kết luận nguồn gốc, chủ nhân của hiện vật là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ngày 1/3, ông Tô Kim Pha, người phát ngôn của UBND TP Hải Phòng cho biết, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có công văn trả lời về ngôi mộ nghi của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, được gia đình bà Bùi Thị Hiền đào tại khu vườn nhà xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo.
Bộ Văn hóa khẳng định thông tin có được trong quá trình phát hiện cũng như việc tổ chức bảo vệ, nghiên cứu hiện vật (gồm quách gỗ nhỏ đã bị cạy phá dài hơn một mét, một thẻ tre dài 265 cm, rộng 9,76 mm) cho thấy chưa đủ cơ sở khoa học để kết luận nguồn gốc, chủ nhân của hiện vật là Trạng trình.
Trước đó khoảng tháng 4/2014, gia đinh ba Bui Thi Hiên đao tai khu vươn nha ở xã Cộng Hiền đươc môt sô ngôi mô, bốc lên một chiếc quách gỗ dài 1,26 m, rộng 0,33 m, cao 0,3 m, bên ngoài sơn đỏ, bên trong được cho là chứa hài cốt của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Gần một tháng sau, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã tìm về lấy mẫu gỗ của chiếc quách gửi đến Trung tâm hat nhân TP HCM phân tich niên đai theo phương phap phong xa cac bon, cho kêt qua niên đai gô la năm 1700 ( /- 75 năm).
Bộ Văn hóa có công văn gửi UBND TP Hải Phòng khẳng định chưa đủ cơ sở khoa học kết luận nguồn gốc, chủ nhân của chiếc quách này là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tháng 5/2014, Bảo tàng Hải Phòng đã cư đoan công tac về nghiên cứu thực địa, nhưng hiện trường không còn hiện vật, tất cả đã được mang về Hà Nội. Bà Hiền khi đó thông tin với nhà chức trách rất mập mờ và tung tin đó là mộ cụ Trạng trình. Người đàn bà này tự nhận được cụ Trạng hiện linh báo ứng, cho lộc và có khả năng của nhà ngoại cảm...
Sau nhiêu lân lam viêc, đến ngày 7/12/2016, Bảo tàng Hải Phòng mới tiếp nhận được hiện vật là các tấm quách gỗ đã mục. Ông Nguyên Văn Phương, Giam đôc Bao tang Hai Phong khẳng định, không có tài liệu, vật chứng hay cơ sở khoa học nào chứng minh đó là mộ của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. The tre tim đươc trong tấm quach gô co thât, tuy nhiên trên the không co chư.
Thẩm định các hiện vật được cho là mộ trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội đồng thẩm định (Viện nghiên cứu Hán Nôm) cũng kết luận: Không tìm thấy dấu vết chữ Hán, chữ Nôm trên bề mặt mẫu vật.
Giang Chinh
Theo VNE
Vua Minh Mạng chọn 6 danh tướng thờ tự ở Võ Miếu Những danh tướng được vua Minh Mạng chọn thờ tự tại Võ Miếu là những người có công liệt rõ ràng, trọn vẹn trước sau, xứng đáng làm gương cho thế hệ sau. Muốn mở mang bờ cõi, vua Minh Mạng rất chú trọng việc chiêu hiền đãi sĩ, đặc biệt là các võ tướng. Tháng 9/1835, vua đã bàn với các đại...