Cận cảnh nhan sắc những hot girl thiên thần mới của làng game thế giới, chẳng những xinh mà kỹ năng còn cực kỳ pro
Phải chi được chung team với những cô nàng hot girl này thì thắng thua không còn nghĩa lý nữa rồi. Trong bối cảnh mà làng thể thao điện tử thế giới đang phát triển với tốc độ phi mã và đã sớm trở thành nền công nghiệp tỷ đô như thời diểm hiện tại.
Việc những bóng hồng xuất hiện ở các sự kiện, trở thành những bình luận viên, MC hay thậm chí là cả tuyển thủ đã trở thành câu chuyện không còn quá xa lạ với chúng ta. Giờ đây, eSports không chỉ là sân chơi dành riêng cho các đấng mày râu như trước mà ở đó cũng không thiếu những cô nàng xinh đẹp, là hình mẫu crush lý tưởng cho mọi game thủ.
Đầu tiên phải kể tới cô nàng Deer Chann Lộc Nhi, năm nay 22 tuổi và là một nữ game thủ có tiếng tại Hong Kong cũng như Trung Quốc. Cô nàng bắt đầu trở nên nổi tiếng vào năm 2017 sau khi gia nhập vào một đội tuyển thể thao điện tử của bộ môn LMHT. Và đội tuyển mà hot girl này gia nhập cũng sở hữu một cái tên rất dễ thương: Panda CUte.
Chân dung cô nàng hot girl 21 tuổi làm điên đảo giới LMHT Trung Quốc và Hong Kong
Vẻ ngoài xinh đẹp và quyến rũ, cộng thêm khả năng chơi game giỏi, thế nên không lạ khi cô nàng gặt hái được vô số thành công tại đấu trường eSports. Thậm chí, Deer Chan còn là đại diện tham dự diễn đàn eSports chính thức đầu tiên của thế giới nữa. Tuy nhiên, cũng vì bị hâm mộ thái quá và trở thành cô gái trong mơ của nhiều người, bản thân cô nàng cũng đã rơi vào một số tình huống tiêu cực khi từng bị một fan cuồng tấn công khi đang đi đường vào đợt tháng 6 vừa qua và bị sang chấn tâm lý nhé.
Cô nàng game thủ quyến rũ nhất hệ mặt trời
Hình ảnh đời thường gây thương nhớ của Deer Chan
Tiếp đó là cái tên Vivi, cũng là một nữ game thủ không kém phần xinh đẹp ở Trung Quốc. Thậm chí, tên tuổi của cô nàng còn vang khắp châu Á khi sở hữu riêng hai đội tuyển eSports. Tuy dấn thân vào làng eSports từ khá sớm, thế nhưng ít ai biết rằng, cô nàng cũng từng là sinh viên khoa Biểu diễn – học viện Quảng Cáo trường Đại học Liên Hợp Bắc Kinh đấy.
Video đang HOT
Vivi – bà chủ xinh đẹp trong làng eSprts
Có lẽ không nhiều người có thể tưởng tượng rằng, mặc dù trông vô cùng nữ tính và dịu dàng, thế nhưng tựa game mà cô chơi giỏi nhất lại là Đột Kích, và còn là nữ game thủ duy nhất của Trung Quốc từng tham dự giải WCA thế giới nữa. Bên cạnh eSports, cô nàng cũng gặt hái được nhiều thành công trong việc kinh doanh cá nhân của mình. Cộng thêm với xuất thân từ một gia đình giàu có, Vivi chắc chắn là mẫu con gái mà game thủ nào cũng muốn yêu.
Cái tên cuối cùng là Rose Ma, hay còn được biết tới với tên thật là Mã Tuấn Di. Sinh năm 1993, cô nàng hot girl này được nhiều người đánh giá là cực phẩm sắp đẹp trong làng eSports Hong Kong bởi không chỉ quá xinh và hút hồn fan, Rose Ma còn sở hữu một kỹ năng chơi game không thua kém gì các đấng mày râu.
Nhan sắc khó có thể diễn tả bằng lời của cô nàng Rose Ma
Thậm chí, vì quá xinh đẹp mà dù sự nghiệp game thủ có đang thăng hoa rực rỡ, Rose Ma cũng lựa chọn từ bỏ để theo đuổi nghiệp mẫu ảnh sau khi nhận được quá nhiều lời mời gọi từ các nhãn hàng.
Tuy nhiên, cũng vì quá xinh mà cô nàng đã chuyển sang làm người mẫu, khiến sự nghiệp game thủ đứt đoạn
Theo GameK
Dù ghét hay yêu, không thể phủ nhận rằng Epic Games Store chính là nền tảng của tương lai
Sự xuất hiện của Epic Games Store thực sự đã đem lại bước ngoặt lớn cho làng game thế giới.
Epic Games Store đã trở thành chủ đề gây ra nhiều sự chú ý và tranh cãi của cộng đồng game thủ từ khi ra mắt đến tận bây giờ. Đa số đều chỉ trích việc các nhà phát triển game chuyển sang phát hành độc quyền game trên Epic Games Store, một số game thủ còn hung hăng, kiếm cớ gây sự, thậm chí còn có những lời đe dọa những nhà phát triển game hợp tác với Epic Games Store. Đúng là Epic Games Store không tốt như Steam, nhưng đừng có lời kiếm nhã, đe dọa nền tảng phát hành game tham vọng nhất PC này.
Epic Games Store không sự tốt như Steam, nhưng nó đang được cải thiện
Mọi lời chỉ trích từ phía game thủ về Epic Games Store chỉ đơn giản là nền tảng này thiếu sức sống và kém phát triển khi so sánh với Steam. Không thể phủ nhận rằng điều này là đúng, nhưng cần xem xét rằng Steam đã không ngừng cải thiện kể từ khi ra mắt vào năm 2003. Steam đã có khoảng thời gian cực lớn để phát triển thành nền tảng mà chúng ta biết bây giờ.
Epic Games dường như có ý định tạo ra một nền tảng với mục đích thu hút game thủ về phía họ. Là một phần của quá trình đó, họ đã vạch ra một lộ trình như là một phần của sáng kiến để minh bạch về những mục tiêu trong tương lai mà Epic Games Store dự định sẽ đạt được trong tương lai, game thủ có thể thấy bảng kế hoạch của Epic Games Store ở trên đây.
Game độc quyền là một phần của ngành công nghiệp game
Độc quyền game là phần được thảo luận nhiều nhất trong kế hoạch của Epic Games nhằm thu hút game thủ đến với nền tảng của họ. Lần lượt từng game một, dường như không kết thúc số lượng game chuyển sang độc quyền trên Epic Games Store. Anno 1800, Borderlands 3, Dauntless, Fortnite, Ghost Recon Breakpoint, John Wick Hex, Journey, Metro Exodus, Outer Wilds, The Outer Worlds, Rocket League, và Shenmue III là những tựa game nổi tiếng và gây tranh cãi nhất khi công bố thỏa thuận phát hành độc quyền trên Epic Games Store.
Đôi khi tin tức về việc một tựa game nào đó trở thành độc quyền trên Epic Games Store lại được đón nhận sự quan tâm, chú ý từ phía cộng đồng game thủ với những lời kêu gọi tẩy chay các nhà phát triển vì thỏa thuận phát hành độc quyền trên Epic Games Store. Đã từng có những vụ bom đánh giá trên Metacritic và Steam sau khi công bố phát hành độc quyền trên Epic Games Store, nổi tiếng nhất là Metro Exodus.
Tồi tệ hơn nữa là các tựa game từng công bố sẽ phát hành trên Steam tuy nhiên lại chuyển sang phát hành trên Epic Games Store khiến game thủ tỏ ra vô cùng thất vọng và tức giận. Điển hình nhất là The Outer Wilds, Shenmue III và Metro Exodus khiến cộng đồng game thủ xôn xao trong những tháng qua. Tuy nhiên, có một vài điểm thường không được xem xét. Đầu tiên, phản ứng dữ dội thường sẽ phụ thuộc vào cách mà nhà phát triển xử lý tình huống sau khi bị game thủ chỉ trích. Liên quan đến các tựa game nói trên, chỉ Shenmue III có vấn đề kéo dài nhất khi cách xử lý mà nhà phát triển Ys Net xử lý khiến bất kỳ game thủ nào cũng phải phẫn nộ.
Cả The Outer Wilds và Metro Exodus dường như đều rất ổn khi phát hành trên Epic Games Store, vẫn bán chạy và nhận được rất nhiều lời khen của giới phê bình cũng như game thủ. Anno 1800 rõ ràng cũng bán được rất tốt, mặc dù các nhà phát triển không cung cấp con số chính xác.
Thực tế là Epic Games không phải là nền tảng duy nhất đi theo con đường độc quyền các tựa game của mình. Sony, Microsoft và Nintendo đã làm điều này trong nhiều năm và họ tiếp tục làm như vậy. Tuy nhiên trong trường hợp của họ, tính độc quyền bị hạn chế hơn nhiều so với thỏa thuận tương tự giữa Epic Games Store và Steam hoặc GOG. Trong trường hợp đầu tiên, người ta cần một hệ máy console để chơi một tựa game độc quyền, những với game thủ PC, sao họ lại phải chọn game độc quyền trên Epic Games Store? Khi Sony công bố Red Dead Redemption 2 chỉ phát hành trên PS4, làm gì có sự phẫn nộ nào đến từ game thủ PC?
Epic Games đã chỉ ra rằng họ cung cấp hỗ trợ lớn hơn cho các nhà phát triển game độc lập và họ cũng cấp một phần chia doanh thu tốt hơn Steam. Trong một thị trường game đã bão hòa với sự sáng tạo và các tựa game thuộc nhiều thể loại khác nhau, các nhà phát triển độc lập cần phải làm tất cả những gì có thể để tồn tại và Epic Games giống như một cái khiên bảo vệ họ. Glumberland, nhà phát triển của tựa game nông trại Ooblets sắp ra mắt, gần đây đã viết một bài đăng thẳng thắn về lý do tại sao họ chọn thực hiện một thỏa thuận độc quyền của Epic Games Store. Nhà phát triển cho biết họ được hỗ trợ tiếp thị và có sự phân chia doanh thu lớn hơn, Epic cũng cung cấp cho họ một số tiền trả trước và điều này giúp nhà phát triển hoàn thành tựa game theo cách họ hình dung mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Bất kể ghét như thế nào, nhưng đừng chửi rửa, kinh thường và đe dọa Epic Games Store
Bất kể game thủ có thể cảm thấy như thế nào về Epic Games Store, không có lý do gì để trở nên thiếu văn minh về vấn đề này, tuy nhiên một số game thủ không có ý thức vẫn có xu hướng làm như vậy. Khi nhà phát triển Glumberland viết bài giải thích về lý do tại sao họ lại phát hành tựa game của mình độc quyền trên Epic Games Store, kết quả là một loạt các bình luận và tweet chửi rủa, ném đá thậm chí là đe dọa hai nhà phát triển tựa game Ooblets. Tình hình trở nên tồi tệ đến mức một nhà phát triển đã khóc không ngừng trong hai ngày: "Tôi đã khóc không ngừng trong hai ngày qua và cảm giác như thế giới sụp đổ xung quanh mình. Tôi không thể đoán được hậu quả của việc bị ghét trên mạng internet là như thế nào."
Phần kết
Cuối cùng, sự tiếp tục phát triển của Epic Games Store đã mang lại lợi ích cho game thủ, ngay cả khi hầu hết không nhìn thấy nó ngay lập tức. Trước khi Epic xuất hiện, hoạt động kinh doanh của Steam rất ít có sự đổi mới. Giờ đây, Epic đã cung cấp nhiều tựa game miễn phí mỗi tuần cho game thủ sở hữu tài khoản trên nền tảng của mình. Nền tảng đã cam kết thực hiện trong phần còn lại của năm 2019, đồng thời, họ đã giảm giá rất nhiều tựa game so với Steam và Epic Games hứa sẽ tiếp tục làm việc liên tục để cải thiện nền tảng của họ.
Sự cạnh tranh mà Epic Games Store mang đến cho Steam và những nền tảng khác chắc chắn dẫn đến sự lựa chọn của game thủ ngày càng nhiều hơn. Và quan trọng hơn, Epic Games Store buộc các nền tảng khác phải xem xét cách kiếm tiền từ game thủ.
Theo GameK
10 bức ảnh nổi bật nhất làng game trong tuần qua (09/12 15/12) Để bạn đọc dễ nắm bắt cũng như tóm gọn lại thông tin của một tuần, Game4V giới thiệu chuyên mục "Những bức ảnh nổi bật nhất trong tuần qua". Làng game trong nước và quốc tế chuyển động không ngừng nghỉ mỗi ngày. Những thông tin về game, về sự kiện, về nhà phát hành luôn được Game4V cập nhật theo từng...