Cận cảnh nhà máy thủy điện bị đất đá vùi trong mưa lũ
Chiều nay 22-7, mưa lũ đang tạm rút nhưng “tàn tích” để lại ngổn ngang trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Hai nhà máy thủy điện bị tê liệt, các dự án khác đang khẩn trương xả lũ, đường sá bị mưa đánh sập như hố bom…
Theo thông báo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, ngày 22-7, mưa lũ đã tạm rút, các điểm sạt lở trên đường quốc lộ đã tạm được khắc phục để thông xe nhưng nhiều nơi vẫn ngổn ngang đất đá sau mưa lũ dữ.
Tuyến đường từ xã Quảng Ngần đi Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên bị lũ cuốn phăng, đến ngày 22-7 vẫn chưa thể vá lại được
Người dân đang phải “bốc” từng chiếc xe máy qua đoạn đường bị sập nát
Cầu qua suối đã bị lũ thổi bay tại xã Quảng Ngần
Nhiều nơi ở Hà Giang, người dân đang rất khổ sở khi đi lại vì đường sá bị mưa lũ tàn phá
Ngoài làm 7 người chết và bị thương, hiện nay tại nhiều khu vực, địa bàn của tỉnh Hà Giang, mưa lũ vẫn để lại cảnh ngổn ngang, đường sá sạt lở, nhà cửa đổ nát.
Video đang HOT
Một hộ dân ở xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên bị nước lũ cuốn đất đá, rác rưởi tràn vào nhà cửa
Đáng chú ý, 2 nhà máy thủy điện gồm: Nhà máy Thủy điện Thuận Hòa ở huyện Vị Xuyên và nhà máy thủy điện Thái An ở huyện Quản Bạ vẫn đang phải dừng hoạt động vì bị đất đá vùi lấp hoàn toàn máy móc khi nước lũ tràn vào.
Nhà máy Thủy điện Thái An vẫn đầy nước lũ tràn qua
Máy móc tê liệt không thể hoạt động
Bên trong ngập ngụa bùn sình do nước lũ đưa vào
Hệ thống truyền tải điện bị tê liệt vì không có điện
Ngổn ngang quanh khu nhà máy điện
Nguyên nhân xảy ra cảnh tượng này là do xuất hiện lũ ống vào ngày 21-7
Rất nhiều đất đá do nước lũ đưa tới
Sau khi xảy ra sự cố hy hữu này, Sở Công thương tỉnh Hà Giang đã kiểm tra tình hình thực hiện quy chế phối hợp cung cấp thông tin vận hành đón, xả lũ tại các nhà máy thủy điện trên sông Miện, sông Lô. Hiện nay, Nhà máy Thủy điện Sông Lô 2 và Sông Lô 4 đang phải mở toàn bộ các cửa xả để đảm bảo an toàn đập.
Sở Công thương tỉnh Hà Giang chỉ đạo các nhà máy thủy điện trên sông Miện và sông Lô thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp cung cấp thông tin vận hành đón, xả lũ tại các nhà máy thủy điện. Khi xả lũ, phải thông báo, cảnh báo đến chính quyền và người dân ở khu vực hạ du của các nhà máy để đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân.
UBND TP Hà Giang đã cảnh báo người dân hạn chế di chuyển (trừ trường hợp cần thiết), để giảm thiểu thiệt hại về người do ngập lụt, di dời tạm thời tài sản đến nơi khô ráo, an toàn. Sau khi nước rút, huy động các lực lượng triển khai các biện pháp khắc phục (khơi thông, rửa dọn nhà và đường phố, khu vực dân cư).
Theo Ban chỉ huy tỉnh Hà Giang, ngoài cày nát nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đi qua địa bàn, tàn phá hàng trăm héc-ta canh tác nông nghiệp, làm chết gia súc – gia cầm, phá vỡ tổ ong, ao cá…, theo thống kê, tại TP Hà Giang có 33 xe ôtô bị ngập và hư hỏng do sập nhà để xe (28 ô tô bị ngập, 2 ô tô bị trôi mất, 3 ô tô hư hỏng nặng do sập nhà để xe); ngập 250 xe máy, xe đạp điện. Mưa lũ làm ngập 10 máy tính, hỏng 1 hệ thống camera, 1 máy bơm, 1 máy lọc nước, 2 bếp ga, 2 tủ lạnh… Ước tổng thiệt hại trên 80 tỷ đồng (chưa tính thiệt hại tại 2 dự án thủy điện và hệ thống điện lưới).
Hà Giang thiệt hại nặng nề do mưa lũ
5 người chết, 2 người bị thương, hơn 500 nhà bị ngập, hoa màu của người dân bị thiệt hại sau mưa lũ. Nhiều đoạn đường trên tỉnh Hà Giang bị sạt lở gây cản trở giao thông nghiêm trọng.
Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa cho biết, theo báo cáo nhanh của tỉnh Hà Giang, tính đến 6h sáng 22/7, mưa lũ đã làm 5 người chết do sạt lở đất và nước lũ cuốn trôi. Mưa lũ cũng khiến 2 người khác bị thương.
Sạt lở gây ách tắc tại km5 QL2 đường Hà Giang - Hà Nội.
Mưa lũ đã làm 2 nhà bị sập, cuốn trôi; 57 nhà bị thiệt hại; 524 nhà bị ngập; 215 ha lúa và hoa màu, 5ha cây lâm nghiệp, 24 ha ao cá, 11 con gia súc và nhiều gia cầm bị thiệt hại. Ngoài ra, 2 nhà máy thủy điện (Thái An, huyện Quản Bạ và Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên) bị dừng hoạt động do đất đá sạt lở, vùi lấp hệ thống máy móc, Kiến thức đưa tin.
Ngay sáng 22/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã cử đoàn công tác do Phó Trưởng ban Trần Quang Hoài làm trưởng đoàn đến Hà Giang chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do mưa, lũ. Trước đó, Văn phòng Thường trực, Ban Chỉ đạo đã cử đoàn công tác tới Hà Giang ngày 21/7.
Các chiến sĩ bộ đội biên phòng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả của mưa lũ.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã cử gần 200 cán bộ, chiến sĩ giúp nhân dân dọn dẹp, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Theo Lao động, khoảng 8h ngày 22/7, từ TP Hà Giang xuống Tuyên Quang, chỉ tính riêng đoạn đường từ TP Hà Giang xuống xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã có hơn 700 xe ôtô bị mắc kẹt - cả hai chiều, không nhúc nhích đường bị lấp bởi đất đá...
Hàng trăm ôtô bị kẹt do sạt lở đường lên Hà Giang.
Các lực lượng chức năng của tỉnh Hà Giang đang tích cực tiến hành thi công, giải toả lòng đường.
Mưa lũ khủng khiếp tại Hà Giang lập kỷ lục trong vòng 60 năm qua Lượng mưa trong 24 giờ tại TP Hà Giang là lớn nhất theo số liệu mà cơ quan khí tượng quan trắc được trong vòng 60 năm qua. Mưa lũ tại Hà Giang gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho người dân. Ảnh HB Hà Giang. Theo ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo...