Cận cảnh nhà dân nứt toác, mố cầu Đuống sụt lún nghiêm trọng
Hơn 1 tháng nay, người dân quanh chân cầu Đuống phía Bắc (Hà Nội) nơm nớp lo sợ bởi khu vực này xuất hiện nhiều vết nứt lớn, đe dọa không chỉ tính mạng người dân sinh sống mà cả những người lưu thông qua cầu.
Sau trận mưa to ngày 3.10.2017, mố cầu Đuống đầu phía Bắc bị nứt, lún nghiêm trọng. Cơ quan chức năng đã cắm biển báo nguy hiểm tại đây.
Ghi nhận của PV Dân Việt, mố cầu này có nhiều vết nứt, lún tách ra khỏi trụ cầu ăn sâu vào phần đường của các phương tiện qua cầu Đuống.
Ông Nguyễn Quốc Vượng – Giám đốc Công ty Đường sắt Hà Hải, đơn vị trực tiếp quản lý cầu Đuống (sử dụng chung cho đường bộ và đường sắt) cho hay, các vết nứt bắt đầu xuất hiện cách đây 2 tháng.
Cụ thể, có 4 vết nứt trên vỏ mố cầu, mỗi vết dài khoảng 6 – 7m, hở rộng 8 – 15cm. Ngoài ra, sự cố trên tạo thành một vết nứt chạy dọc theo đê bắc sông Đuống khoảng 40m.
Ông Vượng cho hay, nguyên nhân của các vết nứt bước đầu được đánh giá do lượng nước sông Đuống đổ về khu vực này nhiều trong thời gian qua, cộng với việc kè hai bên bờ sông khiến cho dòng chảy bị thay đổi.
Video đang HOT
Ông Đoàn Duy Hoạch – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam – cho biết, đơn vị này đã chỉ đạo Công ty CP Đường sắt Hà Hải lập sổ tiến hành công tác quan trắc kiểm tra, theo dõi và chuẩn bị một số vật tư dự phòng đến công trình, lắp đặt tấm tôn trên phần mặt đường bộ, đặt mốc theo dõi các vết bị lún sụt.
Tổng công ty Đường sắt đã chỉ đạo Công ty CP Đường sắt Hà Hải theo dõi các vết bị lún sụt; phối hợp với đơn vị tư vấn nghiên cứu chi tiết và đưa ra phương án kỹ thuật xử lý gia cố triệt để, lâu dài, đảm bảo an toàn công trình và nhà dân trong khu vực.
Các vết nứt không chỉ đe dọa đến cầu Đuống mà còn hưởng nghiêm trọng tới hơn 10 hộ dân thuộc tổ dân phố Đuống 2.
Nghiêm trọng nhất thuộc về căn nhà của vợ chồng anh Lê Đình Quân và chị Ngọc Khánh. Ông Nguyễn Xuân Cương – Chủ tịch UBND thị trấn Yên Viên – cho biết, sau khi sự cố diễn ra, chính quyền địa phương đã thông báo và vận động các gia đình di dời đồ đạc, di chuyển đi nơi khác, tạm thời không sinh sống ở đây để đảm bảo tính mạng và khắc phục sự cố.
Tường nhà ông bà Lê Đình Quý – Bùi Thị Dậu bị nứt toác có nguy cơ đổ bất cứ lúc nào…
…không chỉ vậy, các vết nứt chạy dài quanh nhà.
“Ở thế này biết là nguy hiểm, rất lo lắng nhưng ngày bán nước, tối về nhắm mắt ngủ sáng dậy biết thế nào thì ra thế đấy” – bà Dậu nói.
Được biết, để bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình giao thông, tính mạng và tài sản của nhân dân, UBND huyện Gia Lâm đề xuất UBND TP.Hà Nội sớm triển khai thực hiện dự án xử lý cấp bách để đảm bảo an toàn tính mạng của nhân dân trong khu vực và công tác phòng, chống thiên tai của huyện.
Trước mắt, địa phương đã tiến hành hỗ trợ 2 triệu đồng cho hộ dân phải di dời khẩn cấp vừa qua. Nếu tình trạng sụt lún tiếp tục diễn ra, thị trấn sẽ phải đề nghị UBND huyện hỗ trợ.
Theo Danviet
Mố cầu Đuống xuất hiện nhiều vết nứt, nhà dân được di dời
Nhiều vết nứt chằng chịt, kéo dài trên mố cầu Đuống khiến đường giao thông và một số nhà dân gần chân cầu bị lún, nứt.
Từ đầu tháng 10 đến nay, nhiều vết nứt xuất hiện tại cầu Đuống (Hà Nội), vị trí tiếp giáp giữa tứ nón (phần gia cố mố trụ cầu) và tường cánh mố cầu.
Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho hay thời gian qua, nước trên sông Đuống chảy xiết, cuộn xoáy kết hợp với đợt mưa lớn tại các tỉnh miền núi phía Bắc làm nước sông dâng cao, tốc độ dòng chảy rất lớn đã gây sự cố xói lở phá hạ lưu cầu.
Theo khảo sát của Tổng công ty Đường sắt, tại phần thân tứ nón có 4 vết nứt, mỗi vết dài khoảng 6,7 m, hở rộng 8,5 cm. Mặt tứ nón có 3 vết nứt, trong đó vết nứt lớn nhất dài 3,7 m, hở rộng 6 cm. Ngoài ra, vết nứt xuất hiện trên bề mặt tường chắn, có dấu hiệu chuyển vị tại khu vực tiếp giáp giữa đốt số 2 và 3, đá hộc xây gia cố sau lưng tường chắn bị sụt lún.
Vết nứt chạy dài mố cầu Đuống. Ảnh: Trần Quang.
Sự cố trên đã tạo thành một vết nứt chạy dọc theo đê bắc sông Đuống khoảng 40 m. Đường đầu cầu tiếp giáp giữa mặt cầu và tứ nón bị lún sụt 2 m, sâu 18 cm. Đường vào nhà dân và một số công trình lân cận đã bị lún, nứt.
Hộ ông Lê Đình Quý, nhiều vết nứt kéo dài trên nền sân, tường nhà và gia đình đã được chính quyền địa phương di dời.
"Hiện các vết hư hỏng có dấu hiệu phát triển chậm lại song vẫn tiềm ẩn rủi ro, vì vậy cần tiếp tục kiểm tra, theo dõi để xử lý kịp thời tình huống bất lợi", ông Đoàn Duy Hoạch nói.
Khu vực mố cầu nứt được cắm biển theo dõi. Ảnh: Trần Quang
Tổng công ty Đường sắt đã chỉ đạo Công ty CP đường sắt Hà Hải theo dõi các vết bị lún sụt; phối hợp với đơn vị tư vấn nghiên cứu chi tiết và đưa ra phương án kỹ thuật xử lý gia cố triệt để, lâu dài, đảm bảo an toàn công trình và nhà dân trong khu vực.
Theo kết luận của đơn vị tư vấn, sông Đuống đoạn qua cầu Đuống nước chảy xiết, hình thành các dòng xoáy lớn gây xói sâu cục bộ. Diễn biến này kết hợp với đợt mưa to kéo dài khiến tốc độ dòng chảy lớn, gây ra sự cố xói lở tứ nón phía hạ lưu cầu Đuống.
Đoàn Loan
Theo VNE
Ba ngày lãi 1 tỷ: Buôn đất trúng đậm, nhà nhà đổ tiền đầu cơ Nhiều thông tin trúng lớn từ đất nền dẫn đến người người, nhà nhà a dua theo. Tình trạng thổi giá đất lên cao từ 1-12 triệu đồng/m2 đang xảy ra ở Củ Chi, Cần Giờ (TP.HCM), thậm chí lan sang các tỉnh vệ tinh như Long An, Đồng Nai... Chỉ trong thời gian ngắn, giá đất nền tại nhiều khu vực ở...