Cận cảnh nhà dân cơi nới sát cầu Chương Dương có ‘một không hai’
Dọc hai bên đầu cầu Chương Dương từ phía vòng xay cột đồng hồ thuộc phường Phúc Tân ( quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) kéo dài khoảng hơn 200 mét đi về phía quận Long Biên từ lâu nay xảy ra tình trạng nhà dân cơi nới hàng loạt, bám sát lan can thành cầu, thậm chí nhiều hộ gia đình còn đấu nối thẳng vào cầu.
Theo Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, việc cơi nới của các hộ dân tại đây vi phạm nghiêm trọng giới hạn hành lang an toàn đối với cầu đường bộ.
Nghị định 100/2013/CP quy định rõ giới hạn hành lang an toàn đối với cầu đường bộ được xác định theo chiều dọc và chiều ngang cầu, tùy thuộc vị trí, chiều dài cầu, mà giới hạn hành lang khác nhau.
Giới hạn hành lang an toàn nhằm bảo đảm an toàn cho việc lưu thông và bảo vệ công trình. Cụ thể, Nghị định quy định hành lang an toàn đối với cầu trên đường trong đô thị theo chiều ngang cầu, đối với phần cầu chạy trên cạn kể cả phần cầu chạy trên phần đất không ngập nước thường xuyên và các cầu bắc qua sông, kênh, rạch không có hoạt động vận tải đường thủy được tính từ mép ngoài lan can ngoài cùng của cầu ra mỗi bên 7 m.
Cầu Chương Dương nhìn từ vòng xoay cột đồng hồ thuộc phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm) giống một tuyến phố với hai bên đường là nhà dân.
Biển quảng cáo tấm lớn trên nóc nhà dân ngay sát thành cầu vi phạm các quy định về quảng cáo trong phạm vi hành lang an toàn giao thông.
Vườn cây, sân phơi, nhà vệ sinh… được các hộ dân nơi đây cơi nới trong phạm vi hành lang an toàn đối với cầu đường bộ.
Mái tôn nhà dân đấu nối luôn vào lan can thành cầu Chương Dương.
Một số hộ dân còn giăng hàng rào dây thép gai để chống trộm.
Điều đáng nói, việc các hộ dân cơi nới, tăng thêm diện tích sử dụng bám sát hai bên lan can thành cầu Chương Dương không chỉ vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, mà khiến bộc lộ sự nhếch nhác, lộn xộn trong quản lý, trật tự xây dựng tại cơ sở, gây mất mỹ quan đô thị. Không ít du khách từ các địa phương khác có dịp đi qua cầu Chương Dương, chứng kiến cảnh nhà bám sát cầu có “một không hai” tại Hà Nội, đều “mắt tròn, mắt dẹt” ngạc nhiên.
Phần diện tích cơi nới bê tông hóa của nhà này chỉ cách thành cầu Chương Dương khoảng nửa mét.
Hình ảnh cả dãy nhà bám sát thành cầu như thế này dường như đã quen thuộc với người tham gia giao thông qua cầu Chương Dương.
Cửa ra vào nhà dân phần diện tích cơi nới nhìn ra cầu…
Video đang HOT
Khung thép kiên cố làm giá đỡ bể nước được nhà dân cơi nới trên nóc nhà ngay sát thành cầu Chương Dương.
Hình ảnh phóng viên ghi nhận cho thấy, nhiều hộ dân cơi nới “muôn hình vạn trạng” phần trên không để tăng thêm diện tích sinh hoạt, sử dụng làm nhà bếp, nhà tắm, sân chơi, sân phơi… Từ trên cầu mặt cầu Chương Dương, chỉ cần trèo qua lan can thành cầu là có thể đi vào nhà các hộ dân một cách dễ dàng, thậm chí đi từ nhà này sang nhà khác. Thậm chí, không ít hộ dân còn đan lưới thép gai chống trộm, mặc dù nhà sát ngay thành cầu. Chưa hết, nhiều hộ còn giăng biển quảng cáo cỡ lớn trên nóc nhà, vi phạm các quy định về quảng cáo trong phạm vi hành lang an toàn giao thông…
Phần diện tích cơi nới của nhà dân trong hành lang an toàn giao thông nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.
Nhà dân cơi nới sát luôn thành cầu, bất chấp bị ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi nghiêm trọng.
Chuồng cọp kiên cố, đường ống cấp thoát nước… men theo lan can cầu Chương Dương.
Thậm chí phần mái tôn, tấm lợp của nhà dân này gác thẳng lên lan can cầu Chương Dương.
Đứng từ trên cầu Chương Dương có thể quan sát bên trong phần diện tích cơi nới của nhà dân.
Cả ngôi nhà kiên cố nằm ngay sát đầu cầu Chương Dương…
Cầu Chương Dương là cây cầu huyết mạch nơi cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, kết nối đôi bờ sông Hồng. Trong suốt hơn 3 thập kỷ qua, cây cầu là một chứng nhân lịch sử trong quá trình đổi mới đi lên của đất nước, là một phần lịch sử của Thủ đô.
Nằm ở vị trí đắc địa kết nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên và các vùng lân cận, từ năm 1985 đến nay, cầu Chương Dương đóng vai trò quan trọng đối với giao thông, phát triển kinh tế Thủ đô, góp phần giải quyết cơ bản việc giao lưu kinh tế, xã hội giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố phía Bắc sông Hồng.
Mặc dù TP Hà Nội hiện đã có thêm nhiều cây cầu mới bắc qua sông Hồng, nhưng cầu Chương Dương vẫn mãi song hành cùng sự phát triển của Thủ đô.
Vì vậy, nên chăng các cơ quan chức năng và chính quyền từ thành phố đến quận, phường cần có những phương án xử lý phù hợp để bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường bộ, cũng như mỹ quan đô thị đối với cầu Chương Dương.
Trước đây, từ tháng 4/2020, UBND TP Hà Nội có chủ trương đầu tư dự án “Lắp đặt tấm chống ồn tại phạm vi hai đầu cầu Chương Dương” trước lưu lượng xe hoạt động ngày càng lớn qua cầu (khoảng 100.000 xe/ngày đêm), gây tiếng ồn nghiêm trọng. Dự án dự kiến cải tạo, sửa chữa lan can cầu và lắp đặt tấm chống ồn phạm vi hai đầu cầu với tổng chiều dài dự kiến khoảng 1.000 mét, với mục tiêu giảm ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; bảo đảm mỹ quan đô thị, góp phần giảm thiểu ùn tắc và bảo đảm an toàn giao thông. Tuy nhiên, dự án này đến nay vẫn chưa triển khai được do điều kiện hạn chế giải phóng mặt bằng.
Cấp bách quản lý, bảo tồn biệt thự cổ xuống cấp tại Hà Nội
Ngoại trừ các căn biệt thự được tổ chức, cá nhân thuê làm trụ sở cơ quan Nhà nước, đại sứ quán trên các tuyến phố Phan Đình Phùng, Trần Phú (quận Ba Đình), Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm)... được bảo quản, khai thác nguyên trạng, khang trang, sạch đẹp, còn lại gần 1.200 căn biệt thự khác nằm ở những vị trí "đất vàng" của Hà Nội đang xuống cấp nghiêm trọng do không được duy tu, sửa chữa, bỏ không hoặc chuyển đổi sử dụng sai mục đích, khiến kiến trúc cổ biến dạng. Thực tế này cho thấy, các cơ quan chức năng TP Hà Nội cần sớm rà soát, quản lý, bảo tồn.
Đặc điểm chung của các căn biệt thự cổ đang xuống cấp nghiêm trọng tại các quận nội đô hiện nay là nằm trên những vị trí đắc địa, hầu hết được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nhưng do bỏ hoang lâu ngày, không được duy tu sửa chữa thường xuyên hoặc có quá nhiều hộ dân chia năm xẻ bảy biệt thự thành nhiều căn nhà có diện tích nhỏ, cơi nới để ở từ hàng chục năm nay, nên kiến trúc cổ đa phần bị biến dạng, không còn nguyên trạng.
Hệ thống biệt thự cổ của Hà Nội có bề dày lịch sử, tạo ra quỹ di sản kiến trúc đồ sộ và có giá trị theo thời gian. Tuy nhiên, qua những hình ảnh phóng viên ghi nhận, tình trạng các căn biệt thự do sửa chữa không tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng gắn với bảo tồn nên đã bị biến dạng; hay những căn biệt thự bị "bỏ rơi", bờ tường, khung cửa, hàng rào, mái nhà nứt vỡ, hư hỏng, bong tróc, cỏ cây dại mọc um tùm... đang khá phổ biến. Chưa hết, những năm gần đây, nhiều nhà biệt thự cổ của Hà Nội đã bị chuyển đổi công năng phục vụ các mục đích khác nhau, nhất là việc trở thành địa điểm kinh doanh nhỏ lẻ, sai quy định.
Còn nhớ, sự cố sập biệt thự Pháp cổ tại số 107 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào tháng 9/2015, làm 2 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương nặng, đến thời điểm hiện tại, vụ việc này vẫn là nỗi "ám ảnh" đối với không ít người dân Thủ đô nói chung và các hộ gia đình đang sinh sống tại các biệt thự cổ hiện nay nói riêng.
Các căn biệt thự cổ trên phố Trần Phú là trụ sở cơ quan Nhà nước, đại sứ quán được sử dụng, bảo quản nguyên trạng, khang trang, đẹp đẽ.
Căn biệt thự cổ trên phố Hồ Xuân Hương (quận Hai Bà Trưng) xuống cấp nghiêm trọng, tường trơ cốt gạch, bỏ không, đã được quây tôn chờ dự án trùng tu, phục hồi.
Tình trạng xuống cấp, nhếch nhác, lộn xộn, ngột ngạt... tại biệt thự cổ trên phố Trần Nguyên Hãn (quận Hoàn Kiếm).
Biệt thự cổ số 48 phố Trần Xuân Soạn (quận Hai Bà Trưng) bị chia năm xẻ bảy để kinh doanh.
Biệt thự cổ 2 mặt tiền phố Hồ Xuân Hương - Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Hai Bà Trưng) cũng đang trong tình trạng xuống cấp.
Thực tế, giá trị của biệt thự cổ tại Hà Nội là mảng quan trọng trong quỹ di sản kiến trúc Thủ đô, không phải đô thị nào cũng có, góp phần làm phong phú thêm cảnh quan, diện mạo đô thị và cũng có giá trị lớn về mặt kinh tế khi nhìn nhận dưới góc độ sản phẩm bất động sản. Các căn biệt thự cổ thường được xây dựng trên các tuyến phố chính, thuận lợi về giao thông.
Khi thị trường BĐS hình thành, trong khi TP chưa có cơ chế bảo tồn, khai thác sử dụng hiệu quả, nhiều biệt thự đã bị phá đi để xây dựng cao ốc. Không ít chủ sở hữu biệt thự không nhận thức đầy đủ về giá trị kiến trúc, lịch sử của công trình, chỉ nhìn nhận góc độ giá trị kinh tế BĐS mang lại. Mặt khác, do lịch sử để lại, nhiều biệt thự được phân chia thành nhiều căn hộ, phân bổ cho nhiều gia đình, khi nhân khẩu tăng, mạnh ai nấy cơi nới, không bị quản lý... Đây chính là những lý do không ít biệt thự bị phá bỏ, xây mới, biến dạng kiến trúc hoặc xuống cấp nghiêm trọng.
Thêm một biệt thự cổ 2 mặt tiền phố Liên Trì - Nguyễn Gia Thiều (quận Hai Bà Trưng) được tận dụng để kinh doanh quán cà phê.
Biệt thự cổ số 23 phố Phan Huy Chú (quận Hoàn Kiếm) đã bị các hộ dân sinh sống tại đây cơi nới, sửa chữa, kinh doanh, làm biến dạng.
Có khá nhiều hộ dân sinh sống tại căn biệt thự cổ đã xuống cấp nghiêm trọng ngay tại ngã tư Tông Đản - Hàng Vôi (quận Hoàn Kiếm).
Biệt thự cổ số 11A phố Tông Đản đang được lập dự án xây dựng văn phòng thương mại, bị người dân nơi đây phản đối.
Biệt thự cổ số 16 phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm) cũng đang trong tình trạng xuống cấp, được các hộ dân cơi nới không còn nguyên trạng.
Theo thống kê của TP Hà Nội, Thủ đô hiện có 1.253 biệt thự thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo "Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cổ được xây dựng từ trước năm 1954". Trong đó, có 352 biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước, 100 biệt thự thuộc sở hữu của các tổ chức, 301 biệt thự thuộc sở hữu tư nhân và 500 biệt thự đan xen sở hữu. Các biệt thự cũ tập trung chủ yếu tại 5 quận: Ba Đình (428 biệt thự), Hoàn Kiếm (527 biệt thự), Hai Bà Trưng (270 biệt thự), Tây Hồ (14 biệt thự), Đống Đa (14 biệt thự).
Năm 2021, TP Hà Nội đã có chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, báo cáo thực trạng quỹ nhà biệt thự và công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954, đề xuất giải pháp quản lý, bảo trì, cải tạo, chỉnh trang, bảo tồn giai đoạn 2021 - 2025. Nhiều chuyên gia kiến trúc đô thị cho rằng, số biệt thự cổ hiện có của Hà Nội do Pháp để lại có giá trị văn hóa, kiến trúc hết sức đặc biệt với Thủ đô, nên cần khẩn trương có quy chế quản lý sử dụng. Tuy nhiên, nhiều năm qua, các cấp chính quyền đô thị buông lỏng quản lý, dẫn đến tình trạng nêu trên. Đã đến lúc TP Hà Nội rà soát, xem xét mối quan hệ sở hữu trong các biệt thự cổ; mối quan hệ giữa kiến trúc biệt thự với quy hoạch không gian các tuyến phố; sự tiêu biểu của phong cách kiến trúc cũ mới...
Biệt thự cổ kiểu Pháp tại đất vàng hai mặt tiền số 46 Hàng Bài - 49 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) từ lâu đã để hoang phế, xuống cấp nghiêm trọng và hiện đã được TP lập dự án bảo tồn, sửa chữa, nhưng chưa biết bao giờ triển khai.
Biệt thự cổ số 34 phố Tăng Bạt Hổ (quận Hai Bà Trưng) cũng đang xuống cấp theo thời gian, tường nhà, hàng rào bóng tróc, rêu phong...
Tiếp tục là căn biệt thự cổ in hằn dấu vết thời gian trên phố Quang Trung (quận Hai Bà Trưng).
Biệt thự cổ số 12 phố Lê Phụng Hiểu (quận Hoàn Kiếm) hoang tàn, xuống cấp hiện rõ từ nhiều năm nay.
Trước thực tế trên, TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 1845/QĐ-UBND về danh mục nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 thay thế Quyết định số 7177/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND TP. Quyết định này gồm danh mục 1.216 nhà biệt thự cổ, được chia làm 3 nhóm: Nhóm 1 có 222 biệt thự; nhóm 2 có 356 biệt thự và nhóm 3 có 638 biệt thự, thuộc đối tượng quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cổ; đồng thời nêu rõ, tất cả các nhà biệt thự thuộc danh mục quản lý, bao gồm cả biệt thự thuộc sở hữu của Nhà nước, của các tổ chức, của hộ gia đình, cá nhân... không được tự ý phá dỡ.
Trường hợp biệt thự nhóm 1 và 2 bị hư hỏng nặng, xuống cấp, có nguy cơ sập đổ, đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng và phải được Sở Xây dựng kiểm tra, báo cáo UBND TP và HĐND TP (đối với biệt thự nhóm 1). Đối với biệt thự nhóm 2, cho phép phá dỡ, xây dựng lại theo kiểu dáng kiến trúc, quy hoạch của nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng, số tầng, độ cao). Trường hợp biệt thự nhóm 3 bị hư hỏng nặng, xuống cấp hoặc có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng, Sở Xây dựng, UBND quận kiểm tra, báo cáo UBND TP cho phép mới được phá dỡ. Công trình xây dựng lại trên khuôn viên đất phải là nhà thấp tầng, phù hợp với quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt...
Đáng chú ý, TP Hà Nội không cho phép đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất thuộc các trường hợp: Chia tách thành nhiều thửa đất đối với khuôn viên đất của nhà biệt thự thuộc sở hữu tư nhân; chặt hạ cây xanh cổ thụ, xây thêm công trình mới trên khuôn viên đất trống của nhà biệt thự; chia tách hợp đồng thuê nhà đối với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước. TP giao UBND các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ chịu trách nhiệm trước UBND TP nếu để các tổ chức, cá nhân tự ý cải tạo, phá dỡ nhà biệt thự trên địa bàn khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
6 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Chương Dương, giao thông tắc nghẽn Đầu giờ sáng 24/8, một vụ va chạm liên hoàn xảy ra giữa 6 ô tô trên cầu Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) khiến một ô tô bị lật ngang, ùn tắc cục bộ cả 2 chiều. Theo thông tin từ Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội), vào khoảng 6h sáng 24/8, làn đường dành riêng cho ô...