Cận cảnh nhà cổ trăm tuổi toàn bằng gỗ quý, đẹp hiếm có ở Nam Định
Căn nhà cổ 3 gian được xây dựng theo lối nhà kẻ truyền Bắc Bộ, trong đó bộ khung nhà toàn bằng gỗ lim nguyên khối, quý hiếm.
Nằm ngay bên cạnh nhà thờ Giáo xứ Đền Thánh Hưng Nghĩa (xã Hải Hưng, Hải Hậu, Nam Định), căn nhà gỗ cổ của gia đình anh Trần Văn Hải nổi bật bởi kiến trúc theo lối cổ truyền Bắc Bộ độc đáo.
Căn nhà được làm bằng gỗ lim nguyên khối, xây dựng từ năm 1940. Trải những qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, căn nhà đã từng được tu sửa vào năm 2015, tuy nhiên toàn bộ khung gỗ vẫn được giữ và bảo tồn gần như nguyên vẹn.
Ngôi nhà trước khi được tu sửa với mái lợp cói, gồm 3 gian theo lối nhà truyền thống Bắc Bộ. Theo anh Hải, mình là đời thứ 4 sinh sống trong căn nhà. Trước đây để xây dựng căn nhà, người ông cố nội của anh Hải đã phải lặn lội vào Thanh Hóa để gom gỗ lim, sau đó mất hàng tháng trời để vận chuyển về Nam Định.
Quá trình thi công căn nhà cũng khá kỳ công mất khoảng gần 2 năm mới hoàn thiện. Hệ thống xương chính của ngôi nhà đều làm bằng gỗ lim được ăn mộng với nhau một cách chắc chắn, không dùng đinh.
Ngoài ra, các cột xà ngôi nhà được chạm khắc hoa văn mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.
Năm 2015, căn nhà được tu sửa lại nhằm đáp ứng nhu cầu sống cho 1 gia đình nhiều thế hệ. Trong đó, bộ khung gỗ lim của căn nhà được giữ nguyên vẹn, chỉ thay thế hệ thống cửa ra vào, cửa sổ và các chi tiết đã bị hư hỏng do mối mọt, thời gian.
Hệ thống cửa ra vào được làm mới từ gỗ sến với các hoa văn, họa tiết được chạm trổ thủ công, tinh tế theo lối văn hóa truyền thống.
Quá trình tu sửa, cải tạo căn nhà cổ mất gần 1 năm. Anh Hải tiết lộ, toàn bộ thợ thi công đều được gia đình tuyển chọn từ các làng nghề mộc nổi tiếng, chuyên dựng nhà cổ.
Video đang HOT
Khung căn nhà với gỗ lim nguyên khối được giữ nguyên vẹn.
Theo anh Hải, dù xung quanh khu vực này rất nhiều gia đình đã tiến hành xây nhà tầng, biệt thự tiện nghi, hiện đại nhưng gia đình anh vẫn quyết tâm giữ lại ngôi nhà cổ cho các thế hệ sau.
Mái của căn nhà được lớp ngói mới, nền nhà từ gạch cũng được nâng cốt và lát đá cho cao ráo, thoáng đãng.
Căn nhà cổ nằm trên diện tích khu đất khoảng 1000m2, vì thế xung quanh nhà, gia đình anh Hải thiết kế thêm sân vườn, ao cá, nhà chòi thưởng trà.
Khu vườn ngập tràn các loài cây cối, hoa lá khoe sắc quanh năm
Theo anh Hải, căn nhà hiện nay chủ yếu được gia đình anh để làm nơi thờ tự. Ngay bên cạnh căn nhà cổ, gia đình tiến hành xây dựng thêm một căn nhà hiện đại đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên.
Vườn cây trái sai trĩu trịt xung quanh nhà
Hệ thống cổng nhà, tường đá được xây dựng lại cho chắc chắn. “Đây là ngôi nhà đã gắn bó, lưu giữ nhiều kỷ niệm và chứng kiến sự trưởng thành của các thành viên trong gia đình. Vì thế gia đình tôi muốn lưu giữ bằng mọi giá, đây cũng là cách để lại cho thế hệ sau biết và hiểu hơn về truyền thống gia đình”, anh Hải nói.
Về Hà Tĩnh ngắm những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi
Trải qua nhiều cuộc thăng trầm, biến cố của lịch sử, nhưng ở một xã thuộc vùng nông thôn Hà Tĩnh vẫn còn gìn giữ, bảo tồn được hàng chục ngôi nhà với tuổi đời hàng trăm năm. Theo thời gian một số ngôi nhà đã bị xuống cấp, song cái cốt của nó vẫn còn trường tồn đến bây giờ.
Bà Lan trong ngôi nhà cổ hơn 200 tuổi.
Theo con đường quanh co, uốn lượn cuối cùng chúng tôi cũng tìm đến được ngôi nhà cổ trên 300 năm tuổi của gia tộc ông Nguyễn Huy Thản (thôn Phượng Sơn, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).
Tiếp chúng tôi, chị Nguyễn Thị Minh (cháu dâu ông Thản) cho biết: "Mọi thứ trong ngôi nhà đều có từ rất xưa, tôi được ông giao cho chăm sóc, bảo vệ nên ngày nào cũng vậy, không kể mưa hay nắng, sáng dậy là sang nhà mở cửa, lau dọn bụi bặm các vật dụng. Do ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm năm nên cách đây 7 năm, ông Thản đã về thay lại mái ngói, tránh mưa dột và ẩm thấp làm hư hỏng nhà và các vật dụng bên trong".
Chị Lê Thị Vân Hương cán bộ văn hóa xã cho biết: "Ông Thản định cư cùng con cháu ở TP. Hồ Chí Minh nhưng vì muốn lưu giữ 'bảo vật' của gia đình, ông đã thuê người cháu dâu nhà ở gần kề hằng ngày trông coi, chăm sóc ngôi nhà".
Ngôi nhà cổ này 3 gian thông nhau, các gian nhà được phân chia bằng các cột. Đồ đạc vật dụng bên trong được bố trí rất ngăn nắp, gọn gàng, các vật dụng gia đình đều rất cổ kính; hệ thống xà, cột, kèo bằng gỗ được khắc chạm rất tinh xảo. Trong nhà treo rất nhiều bức hoành phi khắc bằng chữ Hán Nôm.
Nằm cách đó không xa là ngôi nhà cổ có tuổi thọ trên 200 năm tuổi của gia đình cụ Trần Thị Lan. Là người hầu như gắn bó cả cuộc đời mình với ngôi nhà này, cụ Trần Thị Lan cho biết: "Tôi lấy chồng về đây thì ngôi nhà đã có rất lâu rồi. Đến bây giờ, ít nhất nhà này cũng phải có tuổi thọ trên 200 năm. Nhìn bên ngoài, nhà rất thấp và nhỏ, nhưng được làm bằng gỗ nên rất mát mẻ vào mùa hè và ấm cúng về mùa đông".
Điểm chung của những ngôi nhà cổ ở đây là chất liệu đều được làm bằng gỗ, chủ yếu là gỗ lim - loại gỗ có độ bền, sức chống chịu cao trước những khắc nghiệt của khí hậu, thời gian...
Những ngôi nhà này còn là địa điểm để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, mặt khác đây còn là địa điểm lý tưởng cho các đoàn làm phim về làng quê Việt Nam lấy bối cảnh ghi hình. "Tháng nào cũng có đoàn tham quan hoặc đoàn làm phim đến mượn làm nơi để quay phim, chụp ảnh", chị Nguyễn Thị Minh cho biết thêm.
Qua khảo sát của Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh năm 2016, tại xã Trường Lộc (nay xã đã sáp nhập cùng 2 xã Kim Lộc và Song Lộc thành xã Kim Song Trường) có hàng chục ngôi nhà gỗ được thiết kế theo phong cách cổ xưa; trong đó có 10 ngôi nhà trên 100 năm tuổi. Những ngôi nhà cổ này đều được đưa vào diện cần bảo tồn để phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Một số hình ảnh tại một số ngôi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm tại Hà Tĩnh:
Theo bà Lan, ngôi nhà còn là nơi giữ gìn nét văn hóa, điểm giáo dục cho con cháu.
Căn nhà như nếp sống của gia đình, dòng họ.
Chị Minh là người được chủ nhân ngôi nhà cổ giao trông coi căn nhà cổ.
Đường vào ngôi nhà cổ của ông Thản.
Hệ thống cột bằng gỗ tại ngôi nhà cổ.
Một số ngôi cốt trong nhà đã có dấu hiệu xuống cấp nhưng vẫn được giữ gìn, bảo tồn đến tận hôm nay.
Những bức hoành phi bằng chữ Hán Nôm
Rường cột đều là gỗ lim
Ngôi nhà được làm bằng gỗ lim có tuổi đời hơn 300 năm của gia đình ông Thản.
Anh Đức
Theo giaoducthoidai
Nghìn lẻ một bí quyết giúp tiết kiệm tiền, bảo vệ sức khỏe và môi trường của hội công sở Nhật Bản Cách tiết kiệm của dân công sở Nhật không đơn giản chỉ là việc cắt ra một phần lương tháng để gửi ngân hàng mà họ còn tiết kiệm tối đa trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù là một trong những quốc gia hiện đại và có mức sống cao nhất châu Á với mức lương bình quân đầu...