Cận cảnh nhà cổ 300 tuổi còn nguyên vẹn giữa lòng Hà Nội
Sau chiếc cổng rợp bóng cây tơ hồng là không gian nhà cổ bình lặng, tĩnh mịch như được trở về với làng quê xưa.
Ngôi nhà cổ của ông Hà Nguyên Huyến ở Đường Lâm ( Sơn Tây, Hà Nội) là di tích được xếp hạng nhà cổ dân sinh loại một. Ảnh: Vietlandmark
Ngay lối vào là chiếc cổng được xây dựng theo lối xưa bằng đất đá, bã trấu, bùn để tạo chất kết dính và lối vào rợp bóng bởi cây tơ hồng. Ảnh: VTV
Căn nhà được xây dựng từ năm 1649, chủ yếu bằng gỗ mít và gỗ lim. Ảnh: Vietlandmark
Sau hơn 300 năm, dấu ấn thời gian in hằn trên những cảnh cửa. Ảnh; VTV
Ngôi nhà chính gồm 5 gian 2 chái, thiết kế theo lối nội tự ngoại khách. Ảnh: Vietlandmark
Những nét chạm trổ tinh hoa trên cửa cách đây hàng trăm năm vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: VTV
Ba gian giữa là nơi thờ cúng tổ tiên. Ảnh: VTV
Nhà có khoảng sân rộng xếp đều tăm tắp các vại tương của cha ông để lại bao đời. Ảnh: Cand
Video đang HOT
Nhà làm bằng gỗ lim và gỗ mít lên không khí rất mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Ảnh: Cand
Các vì kèo và khu bàn thờ tổ hoa văn được trạm trổ hoa văn tinh xảo bắt mắt. Ảnh: Chụp màn hình
Video: TP HCM bảo tồn biệt thự cổ. Nguồn: VTV24
Bí quyết đi chợ 1 tuần/lần hết 800k của mẹ đảm Hà Nội cho nhà 3 người lớn
Nếu như gia đình bạn cũng đang muốn tiết kiệm cho việc chi tiêu thì có thể học theo cách được bà nội trợ Hà Nội gợi ý dưới đây.
Mai Hoa hiện đang làm nhân viên văn phòng. Gia đình gồm 3 người lớn, với tổng thu nhập khoảng 25 triệu/tháng.
Các thành viên trong gia đình Mai Hoa có thói quen ăn cơm ở nhà, đầy đủ 3 bữa/ngày. Chính vì thế trước đây, Hoa hay đi chợ theo ngày hoặc ít nhất hai ngày đi chợ một lần.
Thế nhưng việc đi chợ này tốn thời gian và không kiểm soát được tiền. Thấy việc đi chợ theo ngày bất tiện và để giảm chi phí tiền ăn mùa dịch, Mai Hoa quyết định đi chợ đầu mối theo tuần.
Bí quyết đi chợ
- Đi chợ đầu mối cho giá rẻ.
- 1 tuần đi 1 lần tiết kiệm thời gian.
- Mua rau củ theo mùa.
- Các loại tôm, cua, cá, rau củ mua số lượng đủ ăn 1 tuần. Về sơ chế, chia nhỏ thành từng bữa để tủ lạnh ăn dần.
Nghe bạn tư vấn, Mai Hoa chuyển cách đi chợ đầu mối 1 tuần/lần. Mỗi lần, mang theo 1 triệu đồng. Hoa hay đi chợ đầu mối Ngã Tư Sở vào sáng Chủ Nhật.
Đặc biệt, mẹ đảm này không đi chợ quá 8 giờ sáng vì sợ thực phẩm không còn tươi ngon. Nếu muốn mua thêm gì nữa, Hoa sẽ dậy sớm ra chợ dân sinh gần nhà.
Cứ cuối tuần là Mai Hoa đi chợ đầu mối mua các loại tôm, cua, cá, rau củ,... về sơ chế, chia nhỏ thành từng bữa để tủ lạnh ăn dần, rất tiện lợi.
Đi chợ 1 tuần/lần có những ưu điểm
- Có thói quen kiểm tra toàn bộ tủ lạnh mỗi tuần.
- Sắp xếp thực phẩm còn lại gọn gàng.
- Lên thực đơn, lập danh sách đồ cần mua.
- Đi chợ theo ngày mất 250k - 300k cho 3 bữa. Cuối tuần nhỉnh hơn, phải 400.000 đồng/ngày do mua thêm gà vịt, thức ăn tươi cải thiện. Tiền chợ tháng nào của gia đình cũng khoảng 7 triệu đồng. Từ khi đi chợ theo tuần tính ra rẻ hơn chỉ 800k/tuần. 1 tháng thêm cả chi phí phát sinh chỉ khoảng 3 - 3,5 triệu đồng.
- Không cần mỗi ngày xách làn đi chợ, tính toán nên ăn món gì.
- Nhiều hôm có việc bận, sáng chưa kịp thì chiều làm về muộn vẫn không cần cuống lên đi chợ.
Tủ lạnh đi chợ 1 tuần/lần của Mai Hoa.
Trước khi đi chợ Hoa thường kiểm tra một lần xem đồ trong tủ còn lại những gì, sắp xếp các món để chế biến và lên thực đơn.
Nhược điểm
- Phải lập thực đơn cả tuần để biết các đồ ăn cần mua.
- Xách vác nhiều đồ cồng kềnh.
Với cách đi chợ mới này, Mai Hoa phải lập thực đơn theo tuần.
Số thực phẩm mua cũng nhiều hơn.
Cách đi chợ theo tuần của Mai Hoa
Bước 1: Kiểm tra tủ lạnh còn thực phẩm gì và sắp xếp gọn gàng lại.
Bước 2: Lên thực đơn cho cả tuần, có lồng ghép các đồ ăn còn trong tủ lạnh.
Tùy vào lượng thực phẩm còn lại để mua bổ sung sao cho đa dạng nhất các món đạm, vitamin, chất xơ.
Ví dụ nhà còn thịt đỏ (lợn, bò) đủ 2-4 bữa thì sẽ mua thêm thịt trắng (gà, vịt), hải sản như tôm/cá. Sau đó dựa trên các thực phẩm đó để mua rau/quả nếu muốn chế biến cùng....
Bước 3: Đi chợ
Thông thường Mai Hoa sẽ mua 4-5 loại rau lá, 1-2 loại quả, 1-2 loại củ để ăn trong cả tuần.
Khi nấu ăn sẽ từ rau lá trước, quả sau, củ cuối cùng hoặc phối hợp rau lá với củ, quả là đủ cho tới cuối tuần.
Đồ tráng miệng cũng là 1 nhóm thực phẩm cần thiết để bổ sung vitamin sau bữa ăn nên Hoa thường mua từ 2-3 loại, ăn trong 4-5 ngày hoặc 1 tuần.
Tùy số lượng và loại thực phẩm, ưu tiên mùa nào thức đó cho rẻ và đảm bảo an toàn.
Cụ thể trong một lần đi chợ cho cả tuần gần đây nhất của Mai Hoa là mua các loại thực phẩm sau:
500gram thịt bò: 130.000 đồng
500 gram tôm: 140.000 đồng
1kg thịt nạc vai: Giá thịt lợn đã hạ nhiệt, giảm rất nhiều nên chỉ còn 110.000 đồng/kg. 500 gram sẽ nhờ người bán xay sẵn, 500 gram chia thành 2 miếng để kho hoặc rang.
20 quả trứng vịt: 70.000 đồng
1 con gà ta khoảng 1,5kg: 170.000 đồng
2kg cá trôi: 80.000 đồng
Ngoài ra là các loại rau củ: 1kg khoai tây: 15.000 đồng; 1kg su su: 12.000 đồng; 2 bó rau muống, 2 bó rau dền, 2 bó mùng tơi: 30.000 đồng
Hoa quả: 1kg mận: 15.000 đồng; 2kg dưa hấu: 24.000 đồng; 2kg xoài ta: 30.000 đồng.
Tổng cộng: 826k.
Tất nhiên, hàng ngày sẽ có phát sinh nhưng không quá lớn.
Tổng kết
Với số tiền 800k/tuần, Mai Hoa đã mua được khá nhiều thực phẩm với đủ thịt, tôm, cá, rau củ cho 3 người lớn ăn 3 bữa/ngày.
Sau đó, Hoa rửa sạch, sơ chế thành những bữa nhỏ bảo quản trong tủ lạnh. Vậy là những ngày trong tuần đồ ăn lúc nào cũng có sẵn và sẵn sàng để lên bếp chỉ 15-20 phút nên nhẹ tênh hơn nhiều.
Mâm cơm hàng ngày Hoa thường làm rất đơn giản. Chủ yếu là 2 mặn, 1 canh. Cả gia đình đều ăn ít thức ăn và thích ăn rau nên Hoa thường chia phần nhỏ hoặc nấu các món có thể tận dụng được 1 nguyên liệu để làm 2 món.
" Đi chợ là việc không thể lơ là được mà mình vẫn phải tự tay lựa chọn từng miếng thịt, từng cọng rau mới yên tâm. Mình thấy việc đi chợ theo tuần rẻ mà phù hợp với gia đình mình hơn cách đi chợ theo ngày" .
Ảnh: NVCC
Tái chế thùng xốp dùng hơn chục năm, mẹ đảm bội thu vườn rau xanh sân thượng 30m2 giữa phố Chị Mai Hương cho biết tận dụng thùng xốp giúp người thích làm vườn tiết kiệm chi phí, đồng thời giảm rác thải ra môi trường. "Sống xanh" không vĩ mô như nhiều người nghĩ. Sống xanh hay bảo vệ môi trường xuất phát từ những hành động nhỏ trong sinh hoạt đời thường của mỗi chúng ta. Hơn chục năm làm nông...