Cận cảnh người Nhật bịt kín hố tử thần rộng đến 30m trong 48 giờ
Sau một tuần sảy ra sự cố hố “tử thần” ở Fukuoka, giao thông tại đây đã trở lại bình thường với nỗ lực khắc phục hậu quả nhanh chóng của lực lượng chức năng.
Các công nhân đã làm việc không kể ngày đêm để giải quyết sự cố hố tử thần trong thời gian sớm nhất tại Fukuoka – Ảnh: Asahi Shimbun
Theo báo Guardian, trên thực tế, các công nhân chỉ mất 48 tiếng đồng hồ để bịt kín hố “tử thần” sâu 30 mét bất ngờ xuất hiện tại trung tâm thành phố Fukuoka của Nhật Bản.
Tuy nhiên do công tác kiểm tra về sức khỏe và an toàn liên quan tới công trình nên thời gian đưa giao thông trở lại hoạt động bình thường bị lùi lại thêm mấy ngày là vì vậy.
Đầu ngày hôm qua (15-11), đoạn đường xảy ra sự cố sụt lún bất ngờ đã lưu thông bình thường trở lại sau khi nhà chức trách địa phương khẳng định khu vực được sửa chữa đã an toàn.
Nỗ lực khắc phục sự cố gấp rút trong một tuần bao gồm nhiều phần, từ sửa chữa các đường ống nước tới hệ thống đèn giao thông và các trụ cáp điện thoại đã bị “nuốt chửng” sau khi hố tử thần có kích thước 3027 mét, sâu 30 mét bất ngờ xuất hiện vào lúc khoảng sau 17g (giờ địa phương) ngày 8-11.
Sự cố đã gây mất điện, đứt tín hiệu điện thoại và tạm ngừng việc cung cấp nước và khí đốt. Tuy nhiên may mắn không có ai bị thương trong sự việc.
Hố tử thần (trái) và sau khi được bịt kín (phải) – Ảnh: AP
Video đang HOT
Thị trưởng thành phố Fukuoka, ông Soichiro Takashima, cho biết khu vực xảy ra sự cố hiện tại đã vững chắc hơn 30 lần so với trước đây. Tuy nhiên ông cũng nói thêm, một nhóm chuyên gia sẽ được thành lập để tìm hiểu nguyên nhân sự cố này.
Những người công nhân ở Fukuoka đã bịt kín hố tử thần bằng 6.200 mét khối cát và xi măng trong vỏng 48 tiếng đồng hồ. Họ đã nhận được nhiều khen ngợi trên mạng xã hội. Một người nói: “Tôi tự hào vì con đường đã mở trở lại chỉ trong một tuần!”; Một người khác nói: “Thật ấn tượng. Mọi việc nhanh quá”.
Tốc độ đáng nể của công tác sửa chữa, khắc phục sự cố hố tử thần của các công nhân ở Fukuoka khiến người ta nhớ lại những nỗ lực tái thiết khẩn trương với đầy tinh thần trách nhiệm rất cao để mở lại những tuyến đường từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thảm họa kép động đất, sóng thần vào tháng 3-2011 tại Nhật Bản.
(Theo Tuổi Trẻ)
Ngôi chùa tôn thờ bầu vú mẹ ở Nhật
Người Nhật quan niệm bầu vú đại diện cho sự sinh nở nên thường treo mô hình bầu vú ở chùa Jison-In để cầu xin an thai, dồi dào sữa mẹ.
Chùa Jison-In (Từ Tôn) nằm ở núi Koya (Cao Dã), ngọn núi linh thiêng nhất nước Nhật thuộc tỉnh Wakayama, đảo Honshu - hòn đảo lớn nhất Nhật Bản.
Ngôi chùa mang đậm kiến trúc Phật giáo Nhật Bản. Bên trong có hàng nghìn mô hình bầu ngực phụ nữ với đủ hình dáng và kích thước.
Du khách tới chùa thờ cúng và treo những mô hình này lên ở nhiều góc khác nhau. Có cái làm bằng vải nhồi bông, có cái chỉ là miếng gỗ được đẽo tròn rồi sơn màu.
Theo sư trụ trì Annan, tục lệ này bắt đầu từ nhiều năm trước, khi một bác sĩ đến cầu nguyện cho một bệnh nhân đang điều trị ung thư vú. Bác sĩ hỏi xin nhà sư cho phép đặt bầu ngực phụ nữ trong chùa để cầu phép lành.
Kể từ đó, nhiều người bắt đầu tới đây để cầu nguyện, xin phù hộ cho sức khỏe phụ nữ.
"Bầu vú đại diện cho sinh nở. Vì thế, mọi người thường dùng nó để cầu xin quá trình thai nghén bình an, không mắc các bệnh ung thư, hoặc thậm chí là xin được dồi dào sữa cho con bú", sư thầy Annan, người trụ trì chùa 40 năm nay cho biết.
Jison-In là ngôi chùa duy nhất tại Nhật Bản bán mô hình bầu ngực phụ nữ tại chỗ cho khách tới thăm, ông Annan nói thêm.
Dãy tượng Quan âm trong chùa Jison-In. Người Nhật quan niệm, Quan âm là vị phật bảo vệ trẻ em và người đi xa.
Ngôi chùa là một trong số vài cửa ngõ dẫn tới Kumando Kodo, con đường hành hương của tín đồ Phật giáo gồm 7 tuyến đường mòn lên núi Koya.
Không Hải Đại Sư là người đầu tiên lên núi Koya tu hành năm 819. Ông là người sáng lập Chân Ngôn Tông, một tông phái bí truyền của Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản năm 805.
Ngày nay, mảnh đất trên núi Koya đã trở thành thị trấn với một trường đại học nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo, cùng 100 ngôi chùa, dân số khoảng 3.000 người, là trung tâm truyền giáo của Chân Ngôn Tông trong nước và nước ngoài.
Trong ảnh là con đường mòn Choishi Michi, được tạo thành từ 180 choshi nghĩa là hòn đá đánh dấu, biểu thị sự khởi đầu của tuyến đường hành hương. Con đường mòn dài 24 km, cứ cách 109 mét lại được Không Hải Đại Sư đánh dấu, dẫn tới Đàn Danjo Garan, một trong những ngôi đền thánh trên núi Koya.
Cho tới cuối những năm 1800, phụ nữ Nhật Bản vẫn không được phép lên núi thiêng Koya. Theo truyền thuyết, mẹ đẻ của Không Hải Đại Sư sống ở Jison-In. Mỗi tháng, ông đều đi bộ 24 km từ đỉnh Koya xuống Jison-In thăm mẹ 9 lần.
"Vì thế, thị trấn này còn có tên Kudoyama, nghĩa là ngọn núi chín lần", sư thầy Annan cho biết.
Hồng Hạnh
Theo CNN
Người Nhật sắp được thanh toán điện nước bằng tiền ảo Những người Nhật trả tiền điện bằng bitcoin có thể được giảm giá tới 4-6%. Theo thông tin từ sàn giao dịch bitcoin mang tên Coincheck tại Nhật, họ vừa liên kết với một trong những công ty năng lượng lớn nhất tại Nhật, là Mitsuwa Industry, để triển khai dịch vụ thanh toán mới mang tên Coincheck Denki. Theo đó vào tháng...