Cận cảnh ngôi chùa xây bằng gỗ lớn nhất miền Tây
Chùa Thiên Trúc Thị (tọa lạc tại xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) được xây dựng từ hơn 4.000 m3 gỗ nguyên liệu.
Công trình du lịch tâm linh này đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Ngôi chùa gỗ này nằm trong khu đất hơn 66.000 m2, thuộc Khu khu Văn hóa đa năng ngoài công lập Thiên Phước, ấp Khúc Tréo B (xã Tân Phong, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu). Công trình được UBND tỉnh Bạc Liêu cấp phép xây dựng năm 2017. Đến nay, nhiều hạng mục chính của chùa Thiên Trúc đã hoàn thành.
Chánh điện chùa Thiên Trúc rộng 1.200 m2. Giữa chánh điện có tượng Phật Bổn Sư Thích Ca được chế tác từ cây dâu tằm ăn. Theo Trung tâm Văn hóa – Thể thao thị xã Giá Rai, cây dâu tằm ăn dùng để chế tác tượng Bổn Sư Thích Ca có trên 1.000 năm tuổi, được cho là rất quý hiếm.
Gỗ dùng để xây chùa là loại gỗ lim và căm xe, được sưu tầm từ nhiều vùng miền trong nước. Phần nền chùa được lát gạch tàu. Đây hiện là ngôi chùa gỗ lớn nhất khu vực ĐBSCL.
Tượng Phật Bồ Tát bằng gỗ được tạo hình tinh xảo.
Nhiều tượng Phật Bồ Tát hóa thân đặt trong chánh điện. Chùa có tổng số 32 tượng Phật được chế tác hoàn toàn từ gỗ quý.
Nhiều chi tiết hoa văn tượng hình linh vật được chạm trổ tỉ mỉ trên các bức vách.
Video đang HOT
Chùa Thiên Trúc chưa chính thức đi vào hoạt động, tuy nhiên nếu người dân, du khách có nhu cầu tham quan, chiêm bái, ban quản lý chùa sẽ mở cửa phục vụ. Vào các ngày cuối tuần, lượng khách đến chùa Thiên Trúc khá đông.
Ngoài vật liệu chính là gỗ, nhiều hạng mục khác của chùa Thiên Trúc được xây dựng bằng gạch, bê tông, mái lợp ngói, tôn kiên cố.
Theo Trung tâm Văn hóa – Thể thao thị xã Giá Rai, ngoài ý nghĩa tâm linh của Phật tử, chùa còn là nơi giáo dục, hướng thiện của người dân.
Cạnh chùa Thiên Trúc có tượng Phật Bà Quan Âm cao 52 m. Đây là tượng cao nhất so với các tượng Phật Bà Quan Âm trong hệ thống chùa khu vực ĐBSCL.
Chùa Thiên Trúc tọa lạc tại một khu vực đất trống rộng lớn, phía sau là cánh đồng nuôi trồng thủy hải sản của người dân địa phương.
Chùa Thiên Trúc nằm tại địa phận xã Tân Phong, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Google Maps.
H
Ghé thăm chùa Non Nước Ninh Bình: ngôi chùa có nhiều tượng phật nhất Việt Nam
Ninh Bình là nơi có nhiều quần thể khu di tích lịch sử được nhiều người biết đến. Một trong số đó không thể không nhắc đến chùa Non Nước Ninh Bình, một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tâm linh thu hút đông đảo du khách.
1. Chùa Non Nước ở đâu?
Địa chỉ: Lê Đại Hành, Thanh Bình, Ninh Bình
Chùa Non Nước Ninh Bình nằm tọa lạc ngay tại ngọn núi Non Nước, bên cạnh bờ sông Đáy và cửa sông Vân. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy bởi chùa thuộc khu di tích với nhiều địa điểm nổi tiếng tại Ninh Bình. Chùa nằm cách Tràng An Hoa Lư khoảng 9km và cách Hang Múa 7km. Vì thế khi đến tham quan chùa Non Nước bạn cũng có thể kết hợp tham quan nhiều địa điểm nổi tiếng khác. Khi đến đây bạn sẽ được tận hưởng vẻ đẹp bình yên tại Ninh Bình cũng như sự bình an và linh thiêng tại chùa.
2. Lịch sử hình thành chùa Non Nước
Chùa Non Nước Ninh Bình còn có một tên gọi khác là Dục Thúy Sơn. Nơi đây được mệnh danh là một trong những ngọn núi đẹp nhất tại Ninh Bình. Trước kia nơi đây chỉ là một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư. Đây cũng là nơi gắn với lịch sử chuyển giao chế độ quan trọng thời nhà Đinh và nhà Lê.
Trương Hán Siêu, một danh sĩ thời Trần chính là người đầu tiên phát hiện ra vẻ đẹp của núi Non Nước. Ông cũng chính là người đặt cái tên Dục Thúy Sơn cho chùa lúc bấy giờ. Cũng chính tại nơi này, nhiều bài thơ của các danh sĩ được ra đời trước vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên nơi đây.
3. Những địa điểm tham quan tại Chùa Non Nước
Đỉnh núi Non Nước
Để đến với đỉnh Non Nước bạn sẽ cần bằng qua 100 bậc đá. Từ trên ngọn núi cao nhìn xuống là khung cảnh đất trời bình yên tại Ninh Bình. Đây cũng chính là địa điểm được rất nhiều người yêu thích và muốn chinh phục. Đặc biệt, khi leo lên đến đỉnh bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức những bài thơ vịnh của những nghệ nhân nổi tiếng trên các mỏm đá.
Đền thờ Trương Hán Siêu
Đền thờ được xây dựng để tôn vinh Trương Hán Siêu, người đã phát hiện ngọn núi này và cũng là một vị quan có công với tổ quốc. Đền thờ Trương Hán Siêu được thiết kế theo kiểu chữ Đinh. Trên đỉnh đền có hai con rồng chầu mặt nguyệt. Gian Bái Đường ở hai bên cắm bát cửu. Tại gian cuối có chữ Trương Hán Siêu đúc bằng đồng. Đền thờ là nơi rất linh thiêng nên hầu hết du khách đến đây sẽ cầu bình an.
Lầu đón gió Nghinh Phong Các
Lầu Nghinh Phong Các được xây dựng vào thế kỉ XIV và có vị trí nằm ở giữa đỉnh núi Non Nước. Khi lên đến đỉnh núi Non Nước, bạn sẽ thấy Nghinh Phong Các, nơi các nhà văn, thi sĩ xưa thường ngồi đàm đạo thơ văn. Đâu cũng là nơi Trương Hán Siêu thường ngồi ngâm thơ.
Tượng đài anh hùng Lương Văn Tụy
Anh hùng Lương Văn Tụy là một trong những chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi thời khách chiến chống Pháp. Ông là người có công cắm cờ búa liềm trên núi Non Nước nhằm khơi gợi sự phấn khích của người dân. Tượng đài tại đây được xây dựng nhằm tôn thờ vị anh hùng hào kiệt của dân tộc.
4. Một số lưu ý khi tham quan chùa Non Nước
Chùa Non Nước là địa điểm thuộc quần thể du lịch tâm linh nên khi đến đây bạn nên lưu ý một số điều sau:
Không quay phim, chụp ảnh khi chưa có sự cho phép của quản lý ngôi chùa. Nếu có ý định quay phim làm tư liệu thì bạn nên xin phép trước.
Không tùy tiện bẻ cây, hái lá hay đụng chạm vào bất kỳ đồ vật nào ở trong chùa.
Không dẫm đạp lên tượng, cây cối khi tham quan cũng như khi checkin chụp ảnh.
Để gìn giữ cảnh quan trong chùa, tuyệt đối không vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định.
Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến tham quan bạn nên ăn mặc nghiêm túc, chỉnh tề, kín đáo. Đi đứng và nói chuyện nhẹ nhàng, không làm ồn và ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh tại chùa.
Nên đi giày hoặc dép êm, dễ di chuyển để không bị đau chân khi đi bộ trong chùa.
Nếu đi vào hôm trời nắng, bạn nên mang theo ô và bình nước uống để không bị nắng nóng và thiếu nước.
Những ngôi chùa kỳ lạ ở Thái Lan (Kỳ 10): Bí ẩn tượng Phật sư tử và kiệt tác văn học dân gian trên lá cọ Với bức tượng Phật sư tử linh thiêng, chùa Wat Phra Singh là địa điểm tâm linh nổi tiếng được tôn sùng nhất nhì Chiang Mai. Ngôi chùa cũng là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc về vương quốc cổ Lanna, trong đó có truyền thuyết về Khun Chương, người anh hùng được ngợi ca trong nhiều kiệt tác...