Cận cảnh ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 vào việc xin xăm
Một ngôi chùa nằm khuất trong khu phố vàng bạc nổi tiếng tại quận 5, TP.HCM đang có chiếc máy để cho bá tánh, phật tử, người lễ chùa thập phương xin… xăm. Chiếc máy này lấy xăm hoàn toàn ngẫu nhiên, khiến người nhiều người thích thú trong dịp lễ chùa đầu năm
Chiếc máy xin xăm này được nhà chùa nhập từ Đài Loan về Việt Nam vào giữa năm 2018. Phía trong máy đựng rất nhiều quẻ xăm khác nhau. Người xin xăm chỉ cần bỏ một đồng xu vào thì máy sẽ kích hoạt và cô Tiên được bố trí ở phía trên sẽ bước vào phía trong, qua một cánh cửa lấy xăm cho thí chủ.
Việc xin xăm này hoàn toàn ngẫu nhiên và rất thú vị nên thu hút nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Họ đứng thành hàng dài để xin xăm đầu năm.
Sau đó lấy xăm… và xem kết quả.
Đây là ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ cách mạng 4.0 vào việc xin xăm trong nhà Phật.
Nhiều người tỏ ra thích thú, nhất là các bạn trẻ.
Máy xin xăm nói trên đang đặt tại lối ra vào chùa Vạn Phật, tọa lạc trên đường Nghĩa Thục (phường 5, quận 5, TP.HCM), lọt thỏm trong lòng khu phố vàng bạc nổi tiếng của TP.HCM. Đây cũng là cái nôi của người Hoa đô hội từ xa xưa tới nay.
Video đang HOT
Trẻ nhỏ cũng xin xăm.
Đoàn người xếp hàng dài chờ xin xăm… từ máy.
Bước vào ngôi chùa, nhìn từ đường Nghĩa Thục, nó lọt thỏm trong một con hẻm dài hơn trăm mét. Thế nhưng, vào bên trong ngôi chùa mới thấy được sự đồ sộ và xứng đáng là công trình chạm khắc, xây dựng tinh xảo.
Cổng chùa.
Nhiều họa tiết được xây dựng, điêu khắc, lắp ráp hết sức cầu kỳ và tinh xảo, khiến ai cũng phải trầm trồ.
Ngôi chùa lọt thỏm trong lòng khu phố vàng bạc nổi tiếng của TP.HCM.
Theo lịch sử, ngôi chùa được thành lập vào năm 1959, làm nơi tu học, lễ bái cho tăng ni và Phật tử người Hoa ở TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Bên trong chùa rất bề thế.
Cách đây hơn 10 năm, ngôi chùa đã trải qua một đợt đại trùng tu, kéo dài tới 10 năm (từ 1998 đến tháng 6/2008) mới hoàn thành.
Bá tánh khắp nơi đến lễ chùa dịp đầu năm.
Ngôi chùa có tới 5 tầng, mỗi tầng thờ những vị khác nhau và được đặt với những cái tên như: Điện Địa tạng, điện Dược sư, điện Quán Thế Âm… Trong đó, tráng lệ nhất là Chánh điện, công trình quy mô hơn cả với tượng Phật rất lớn.
Phật nghìn tay.
Xung quang Chánh điện được bố trí hàng ngàn tượng Phật lớn, nhỏ khác nhau, khiến cho những ai đến đây phải ngỡ ngàng.
Chánh điện thờ tượng Phật lớn và hàng ngàn tượng Phật nhỏ xung quanh.
Ngoài ra, đài sen dưới chân Phật lớn cũng có hàng ngàn bức tượng nhỏ, ngồi trong đài sen.
Một tượng phật nhỏ.
Theo nguoiduatin.vn
Hàng nghìn người Sài Gòn đổ về phố người Hoa chơi Tết Nguyên Tiêu
Chiều 19/2 (Tết Nguyên Tiêu), hàng nghìn người đổ về các tuyến đường ở quận 5 để xem đoàn diễu hành truyền thống của cộng đồng người Hoa.
Trong văn hoá phương Đông, rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên rất được coi trọng, theo văn hóa dân gian ngày lễ này còn được quan niệm "Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng".
Chiều 19/2, tại khu vực tập trung nhiều cộng đồng người Hoa sinh sống bậc nhất TP.HCM là quận 5, các hoạt động mừng ngày Tết Nguyên Tiêu diễn ra vô cùng náo nhiệt.
Rước lễ ngày Nguyên Tiêu năm nay có 930 diễn viên biểu diễn nghệ thuật trên các tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông - Châu Văn Liêm - Lão Tử - Lương Nhữ Học - Nguyễn Trãi - Trần Xuân Hòa - Trần Hưng Đạo.
Những diễn viên hóa thân thành nhiều nhân vật như Thần tài, Thổ địa, tiên tử... cùng diễu hành với các nghệ sỹ của những bộ môn nghệ thuật như quan họ, cải lương,...
Tết Nguyên Tiêu là ngày rằm đầu tiên trong năm, ngày mà nhiều gia đình cầu bình an cho cả một năm mới phía trước. Đây là một trong ngày lễ lớn và là nét văn hóa tâm linh đặc sắc của cộng đồng người Hoa nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Đoàn diễu hành mừng tết Nguyên Tiêu còn có những đoàn múa lân sư rồng.
Rất nhiều người dân đã về quận 5 để hòa cùng không khí vui vẻ ngày tết Nguyên Tiêu. Bà Mai Hương (Tân Phú) chia sẻ: "Năm nào tới rằm tháng Giêng là tôi cũng đi chùa với con cháu, xong là đứng xem rước lễ tết Nguyên Tiêu luôn, ở quận 5 năm nào làm cũng lớn, xem rất vui".
Múa lân sư rồng trên đường phố là một trong những hoạt động được rất nhiều người dân mong chờ.
Do đoàn diễu hành khá đông, lượng người đổ về đây cũng rất nhiều nên một số tuyến đường ở quận 5 xảy ra ùn tắc.
Tết Nguyên Tiêu là một trong những lễ lớn đầu năm, được tổ chức long trọng và nhộn nhịp, thế nên mới có câu thành ngữ "Giao thừa ra quận Nhất, Nguyên tiêu về quận Năm".
Theo zing
Không rủ người yêu chơi Tết ở nơi này thì... quá phí! Với những cặp đôi mới nhận lời yêu, Tết này là cơ hội "vàng" để cùng nhau tạo nên những khoảnh khắc lãng mạn, những bộ hình khiến dân tình phát hờn. Đâu sẽ là địa điểm vừa đủ "hot" để bắt kịp "trend" nhưng chi phí lại không quá "sang chảnh", tốn kém? Cách TP.HCM khoảng 3 tiếng ngồi ô tô, Madagui...