Cận cảnh Ngọ Môn – Huế sau khi được làm sạch
Trong vòng hơn 15 ngày, các chuyên gia Đức đã làm sạch lớp rêu phong trả lại màu sắc gần như ban đầu của Ngọ Môn – Huế, được xây dựng từ 186 năm trước.
Toàn cảnh Ngọ Môn – Huế sau khi được làm sạch
Những ngày này, di tích Ngọ Môn, cửa chính đi vào Hoàng Cung, Đại nội Huế (Thừa Thiên-Huế) đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng của dự án làm sạch bằng kỹ thuật phun áp lực cao ở chế độ hơi nước nóng (steam cleaning) do Công ty Karcher (Đức) thực hiện.
Hình ảnh Ngọ Môn với lớp rêu phong trải qua 186 năm tồn tại…
… Và Ngọ Môn sau khi được làm sạch
Nhiều du khách đến tham quan cố đô Huế đã không khỏi ngỡ ngàng với công trình Ngọ Môn vừa được “vén màu thời gian”. Có rất nhiều ý kiến cho rằng di tích lịch sử phải để nguyên mới mang dáng vẻ cổ kính, rêu phong. Nhưng không ít du khách khi nhìn thấy Ngọ Môn được làm sạch để lộ ra màu sắc nguyên thủy của lớp gạch đá ban đầu cũng bày tỏ thích thú.
Chị Võ Hoàng Châu, du khách đến từ TP.HCM, bày tỏ: “Hình ảnh Ngọ Môn sau khi làm sạch rất bắt mắt. Tuy được làm sạch nhưng nó chỉ có vẻ mới về màu sắc thôi còn bản chất của Huế, dáng vẻ của di tích vẫn không thay đổi”.
Bà Charline Vonthorn (du khách Pháp) cảm nhận: “Hôm nay tôi đến đây, tôi cảm thấy rất thích. Ở đây rất đẹp sau khi được làm sạch. Trông thật tuyệt”.
Du khách đến tham quan di tích Huế vẫn đông và rất thích chụp hình với Ngọ Môn được làm sạch
Những người thợ đang hoàn tất các khâu cuối cùng của dự án làm sạch Ngọ Môn – Huế
Dự án thuộc chương trình tài trợ văn hóa của tập đoàn Karcher, được thực hiện từ ngày 15.3.2019. Được biết, công nghệ dùng kỹ thuật phun áp lực cao ở chế độ hơi nước nóng (steam cleaning) với hệ thống gia nhiệt hơi nước lên đến 100 độ C (nhiệt độ bình 155 độ C) thông qua một đầu phun đặc biệt để làm sạch bề mặt rêu mốc của công trình, loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn, ô nhiễm sinh học trên bề mặt đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc cư trú sâu hơn bên trong các ngách đá và dưới bề mặt nhờ vào nhiệt độ cao của hơi nước nóng.
Di tích Ngọ Môn – Lầu Ngũ Phụng cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế, được xây dựng năm Minh Mạng 14 (1833), khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành.
Video đang HOT
Các chuyên gia làm sạch bề mặt công trình Ngọ Môn
TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT Thừa Thiên-Huế, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế kiểm tra mảng tường sau khi được làm sạch
Hoa văn phù điêu trang trí đã được làm sạch
Mảng tường đã được làm sạch
Một góc công trình đã được làm sạch
Góc bên phải công trình đang được tiếp tục làm sạch
Tổng thể công trình khi chưa được làm sạch
Công trình Ngọ Môn sau khi đã làm sạch
Theo thanhnien.vn
Mê mẩn ngắm một góc Huế đẹp quá đỗi dịu dàng như một nàng thơ
"Mọi cứ bảo đến Huế buồn, tẻ nhạt, không có gì chơi nhưng sao mình cứ thích cái bình yên, nhẹ nhàng của Huế đến thế. Lần đầu tiên đến đã mong sẽ có dịp quay lại Huế 1 lần nữa vì có lẽ chưa đủ để khám phá hết đất huế này", Linh Linh chia sẻ.
Nhân vật trải nghiệm: Linh Linh
Hiện đang sinh sống tại Vĩnh Yên
Cô nàng Linh Linh có chuyến du lịch đến Huế trong 2 ngày 1 đêm. Homestay được cô gái trẻ lựa chọn là Le Robinet Homestay ở trong Đại nội, giá phòng là 280k/ngày check in 13h30 - Check out 11h trưa hôm sau.
"Cảm thấy ở nhà như thế nào thì ở homestay cũng thế, cực kì thoải mái, phòng ốc trang trí đơn giản mà sạch sẽ nữa. Từ homestay chỉ cần đi bộ khoảng 3 phút là đến Đại nội rồi, rất tiện. Cứ đi bộ thong thả, tận hưởng quang cảnh xung quanh Đại nội từ bên ngoài thấy thích lắm, thấy đời mới thênh thang, nhẹ nhàng làm sao.
Homestay ở phía Bắc nên không gian trầm lắng, không ồn ào nên hợp cho những ai thích yên tĩnh, nhẹ nhàng nhé. Còn mọi người thích sôi động, náo nhiệt thì nên thuê phòng bên phía Nam chứ ko lại bảo Huế buồn chứ Huế không buồn đâu", Linh Linh chia sẻ.
Phương tiện được cô nàng lựa chọn đến Huế là xe ô tô cả đi và về với giá vé là 330k/lượt/người. Xe giường nằm 2 tầng chạy êm, thái độ phục vụ cũng rất tốt.
Vào đến Huế là bọn mình ăn sáng với bún bò luôn. Mình đã hỏi trước và biết đến quán bà Tuyết ở 47 Nguyễn Công Trứ cách điểm xuống xe khoảng 1km. Quán bán buổi sáng thôi. Đúng ra muốn ăn bún đặc biệt mà mình không hỏi kĩ nên gọi mỗi bún bò xong gọi thêm chân giò với chả cùng với nước đậu nành tuyệt vời luôn.
Xong rồi bắt đầu hành trình.Mình book grap đến homestay để gửi đồ vì chưa đến giờ check in, chị chủ cho mượn nón đội xinh xinh này sau đó đi bộ sang Đại Nội. Vé vào tham quan là 150k/vé/người.
Đã đến Huế thì nhất định phải đi Đại Nội nhé. Đại nội đẹp, rất đẹp luôn, sống ảo góc nào cũng đẹp mê. Hôm đó mình đến trời nắng đẹp chụp ảnh nên thơ lắm. Đi hết vòng quanh Đại Nội xong thì đến Duyệt Thị Đường từ lúc nào. Mình đi đến nơi vừa đúng lúc chuẩn bị biểu diễn Nhã nhạc Cung đình Huế nên mua vé vào xem luôn. Giá vé là 200k/người. Có 2 khung giờ biểu diễn ban ngày là 10h - 10h40 và 15h - 15h40. Rất đáng để xem.
Xem mà hiểu hơn về nghệ thuật cung đình của vua chúa ngày xưa, để hiểu phần nào đó về văn hóa dân tộc. Bọn mình chỉ đi Đại Nội thôi không đi các lăng tẩm, nếu mọi người muốn đi hết các di tích thì mua vé theo combo sẽ tiết kiệm được khoảng 80-90k gì đó.
Tham quan Đại Nội xong tầm 11h thì mình về homestay để lấy xe máy (đã nhờ chị chủ thuê hộ) để bắt đầu đi lượn lờ. Giá xe 100k/ngày/xe số, đổ xăng vào và đi thôi.
Trưa hôm đó bọn mình đến quán chay Tịnh Lâm Nhi ở 112 Trường Chinh ăn trưa. Không gian quán thanh tịnh, nhân viên phục vụ rất niềm nở, nhẹ nhàng. Các món chay ở đây cũng đa dạng, mình thấy giá cả rất phải chăng, cơm chay ăn rất ngon, rất vừa miệng.
Bạn nhân viên xinh gái tư vấn cho bọn mình gọi cơm phần 60k/suất 2 người ăn no. Đặc biệt thích món canh rau má ăn ngọt thanh, ngon mà mát lắm.
Đến chiều bọn mình đi chùa Thiên mụ làm lễ, vãn cảnh chùa sau đó đi chợ Tây Lộc, chợ Đông Ba thăm thú. Chủ yếu là tìm đồ ăn thôi. Đồ ăn ở chợ rất đa dạng mà siêu rẻ, hàng nào hàng nấy bày biện rất bắt mắt nhìn là muốn ăn luôn.
Ăn uống no nê lại đèo nhau về home nghỉ lấy sức để tối lại đi dạo tiếp. Nhưng mà có chút buồn nhẹ là tối hôm ấy trời mưa. Cứ tưởng là không đi dạo tối được, mà đến 8h tối thì trời cũng tạnh mưa cho. Bọn mình đi bộ quanh khu chân cầu Tràng Tiền, công nhận khu ẩm thực chân cầu Tràng Tiền phong phú lắm luôn và bọn mình đã ăn được bánh mì bà già chân cầu ngon xuất sắc, nước đậu nành thật sự ngon không tả nổi.
Ngày hôm sau, bọn mình dậy sớm đi phá Tam Giang. Đường đi 2 bên nhiều mộ lắm, xây với kiến trúc khác biệt hẳn dân ngoài Bắc mình. Trời hôm ấy còn âm u, đường đi sáng sớm vẫn còn vắng người nên bọn mình sợ sợ chỉ đi qua bên kia cầu Tam Giang thì quay về đi biển Thuận An.
Biển đẹp, nước trong xanh, sóng vỗ rập rìu luôn. Nhưng thời tiết hôm đó không nắng đẹp như hôm trước đi Đại Nội nên chụp ảnh không được rực rỡ lắm, không có trời biển xanh thật xanh nhưng được ra biển, hòa mình vào biển mà thấy yên bình quá, chỉ muốn ở mãi ngoài biển không muốn về nữa.
Đến tầm 9h bọn mình quay về số 3 Hàn Mặc Tử ăn cơm hến, hến xào, chè bắp, phải nói là đỉnh của đỉnh. Đến đứa không thích ăn hến như mình mà ăn xong cơm hến ở đây cũng bị nghiện luôn.Ăn xong lại qua chợ Đông Ba mua đồ rồi về check out homestay.
Thu xếp đồ đạc xong xuôi, tạm biệt home để out còn được tặng quà kỉ niệm.Nhịp sống Huế cứ thế thong thả lắm, không vội vã cũng chẳng xô bồ nên mình cứ thả hồn theo như vậy rất thoải mái, rất nhẹ nhàng. Con người Huế thì điềm đạm, dịu dàng lại rất nhiệt tình, hiếu khách làm người ở xa đến mà cứ không muốn về.
Theo thegioitre.vn
Con đường bích họa dài một km hút khách ở Huế Bức tường gần đồi Vọng Cảnh có nhiều hình ảnh sinh động do các nghệ sĩ Việt Nam và nước ngoài vẽ. Những ngày qua, con ngõ cuối đường Huyền Trần Công Chúa (phường Thủy Biều, TP Huế) trở thành địa điểm được nhiều người dân và du khách du lịch Huế tìm đến. Theo người dân nơi đây, 7 tháng trước, một...