Cận cảnh nét kiến trúc cổ kính của Tháp Đôi Chămpa giữa lòng thành phố Quy Nhơn
Nằm trong khuôn viên được tô điểm với thảm cỏ xanh và những hàng cây rợp mát, Tháp Đôi Quy Nhơn là địa điểm tham quan lý tưởng cho du khách dừng chân thưởng lãm.
Tháp Đôi, hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh (vùng đất Hưng Thạnh nay thuộc phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), là công trình kiến trúc độc đáo gồm hai tháp, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XII-đầu thế kỷ XIII. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Nét đặc sắc trong kết cấu của Tháp Đôi Quy Nhơn là kỹ thuật xây dựng đặc biệt – chỉ xuất hiện trong kiến trúc của người Chămpa cổ: gạch được xếp khít nhau bằng chất kết dính, rồi nung thành một khối vững chắc. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Tháp Đôi Quy Nhơn đã được xếp hạng Di tích Nghệ thuật cấp Quốc gia từ năm 1980. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Kiến trúc của Tháp Đôi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo, gồm hai khối tháp liền kề nhau, tháp lớn cao 20m, tháp nhỏ thấp hơn, cùng nằm trên địa thế tương đối bằng phẳng. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Một trong những nét độc đáo của Tháp Đôi là cả hai ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Chămpa mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Vòm trên của các cửa tháp vút cao lên như hình ảnh của những mũi tên. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Video đang HOT
Họa tiết trang trí ở hai ngôi tháp là các tượng thần, phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với những điệu múa trong truyền thuyết Chămpa, cùng hình tượng các con vật như voi, hươu, khỉ… (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Hình ảnh Chim thần Garuda – biểu tượng của lòng dũng cảm và sức mạnh – bằng đá được trang trí ở các góc tháp. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Tháp Đôi được giới nghiên cứu đánh giá cao vì vừa có mặt bằng kiến trúc đặc trưng của tháp Chămpa mang phong cách Bình Định, vừa mang phong cách nghệ thuật Khmer thời Ancovat-Bayon. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Bước vào bên trong tháp có thờ bộ ngẫu tượng Linga và Yoni: Linga được đặt trên bệ Yoni tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, là nguồn gốc mọi sự sinh sôi nảy nở, thể hiện tín ngưỡng phồn thực phổ biến của người nông dân Chămpa. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Các họa tiết vòng quanh phía dưới Linga được trang trí theo hình ảnh cánh sen cách điệu. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Biểu tượng của Linga và Yoni tôn vinh sự sáng tạo, sinh sôi và năng lượng của vũ trụ. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Hiện nay, cả hai ngôi tháp của Tháp Đôi đều đã bị mất chóp. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Điệu múa Chămpa được biểu diễn để chào đón du khách đến tham quan Tháp Đôi Quy Nhơn, Bình Định. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Múa Chămpa là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Chăm. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Điệu múa dâng thần linh thể hiện nét uyển chuyển, khéo léo, linh hoạt của các nghệ nhân đồng thời phản ánh đời sống tâm linh phong phú của người Chămpa. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Tháp Đôi hiện nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 6.000m2, được tô điểm với thảm cỏ xanh và những hàng cây rợp mát, là địa điểm tham quan lý tưởng cho du khách dừng chân thưởng lãm. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Mê đắm vẻ đẹp Thái Bình Cổ Trấn mùa xuân
Thái Bình Cổ Trấn được mệnh danh 'Tiểu Phượng Hoàng Cổ Trấn' bởi những nét kiến trúc cổ kính, mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống người Hoa.
Thái Bình Cổ Trấn Sùng Tả (Chongzuo Taiping Ancient City) là địa danh còn khá mới lạ với nhiều du khách Việt, nằm trên tuyến du lịch Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc)
Thái Bình Cổ Trấn nằm ở Sùng Tả, thành phố Bằng Tường. Du khách có thể đi qua cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị ở Lạng Sơn. Nếu chỉ tới Bằng Tường thì du khách không cần làm visa Trung Quốc, chỉ cần làm sổ thông hành. Tuy nhiên nếu muốn ở lại đây qua đêm thì phải có người bảo lãnh và giấy phép cư trú tạm thời, hoặc muốn đi sâu hơn vào nội địa Trung Quốc, dù đi tự túc cũng vẫn bắt buộc phải làm visa.
Thái Bình Cổ Trấn được bao bọc bởi sông, núi với vẻ đẹp bình yên, trầm cổ. Đây cũng là thành phố văn hóa nổi tiếng có lịch sử lâu đời, từ thời Thái Bình Hưng Quốc của vua Tống Thái Tông (976 - 997).
Từng bị tàn phá bởi thời gian và chiến tranh, năm 2006, cổ trấn này được phục dựng lại và xây dựng các hoạt động bảo tồn kết hợp với tham quan, du lịch, từ đó thu hút nhiều du khách ghé thăm.
Toàn bộ những kiến trúc cổ, cấu trúc nhà cửa, đường xá, cổng thành, cầu ở đây vẫn được giữ nguyên vẹn. Những con đường đá xám, những ngôi nhà mái ngói bạc màu cùng với những chiếc thuyền gỗ nhỏ thấp thoáng trên sông... tạo nên một cổ trấn mang vẻ đẹp hoang hoải, hoài niệm, gây ấn tượng với du khách.
Du khách có thể thong thả đi bộ dọc theo các con phố cổ, ngắm nhìn những chiếc đèn lồng rực rỡ. Trong dịp đầu năm mới, cổ trấn như bừng sáng hơn bởi sắc đỏ của đèn lồng, của những chiếc bùa cầu phúc, cầu may được treo ở khắp nơi.
Du khách cũng có thể ngồi thuyền đi dạo trên sông để ngắm nhìn toàn cảnh cổ trấn xinh đẹp, hay thuê những bộ trang phục dân tộc được may cầu kì, rực rỡ để chụp ảnh, check-in.
Thái Bình Cổ Trấn có các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi rất đa dạng, phong phú để phục vụ nhu cầu của du khách.
Tại Thái Bình Cổ Trấn, những điều xưa cũ và sự hiện đại dường như giao hòa mềm mại với nhau, để vừa tạo được sự thoải mái cho du khách, vừa khiến những bước chân như được chìm đắm trong dòng chảy trôi của quá khứ và văn hóa xưa.
Thánh đường cổ kính hơn 140 tuổi cách Hà Nội 70km, góc chụp nào cũng như trời Âu Cách Hà Nội khoảng 70 km, Vương cung thánh đường Sở Kiện sẽ khiến du khách cảm thấy choáng ngợp ngay từ giây phút đầu tiên chiêm ngưỡng công trình kiến trúc hơn 140 năm tuổi này. Vương cung thánh đường Sở Kiện còn có tên gọi khác là nhà thờ Kẻ Sở, nằm tại thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh...