Cận cảnh một phần tên lửa S-300 của Iran khiến Mỹ khiếp
Trong cuộc duyệt binh ngày 17/4, Quân đội Iran đã bất ngờ khoe một số thành phần hệ thống tên lửa phòng không S-300 mới nhận từ Nga.
Nhân ngày Quân đội Quốc gia 17/4, Quân đội Iran đã tiến hành cuộc duyệt binh lớn phô diễn hàng loạt khí tài quân sự hiện đại. Đáng lưu ý trong đó có một phần khí tài tổ hợp tên lửa phòng không S-300
hiện đại mà nước này mới nhận từ Nga.
Theo các nhà quan sát, trong cuộc duyệt binh Iran đã giới thiệu hai hệ thống radar cùng một xe chỉ huy và một xe cẩu thuộc thành phần tổ hợp tên lửa phòng không S-300. Tất cả các khí tài này đều đặt trên xe đầu kéo dân sự để duyệt binh thay vì tự chạy. Có khả năng các binh sĩ Iran được đào tạo vận hành S-300 vẫn chưa về nước. Trong ảnh là xe đầu kéo MAZ-543 có thể là dùng để lắp đặt bệ phòng hoặc đài điều khiển tổ hợp S-300.
Bộ khí tài radar của tổ hợp S-300 xuất hiện trong cuộc duyệt binh. Nhìn vào kiểu dáng anten có khả năng đó là đài thám sát 64N6E trang bị cho các phiên bản S-300PMU1/2.
Xe cẩu.
Video đang HOT
Đây có lẽ là cabin điều khiển của đài radar hoặc đài chỉ huy.
Phương tiện được cho là xe chỉ huy của tổ hợp tên lửa S-300.
Theo một số nguồn tin, phía Nga đã chuyển giao cho Iran các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1 có tầm bắn tối đa đến 150km thay vì loại S-300PMU2 như những đồn đoán ban đầu.
Ống bảo quản đạn được cho là của loại S-300.
Phương tiện xe vận tải tổ hợp S-300.
Dù vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Mỹ-Israel và đồng minh thân cận, tuy nhiên Nga vẫn quyết tâm chuyển giao tên lửa phòng không S-300 cho Iran.
Theo TASS, Nga sẽ chuyển giao ít nhất 2 trung đoàn tên lửa S-300 cho Iran có tổng giá trị lên tới 1 tỷ USD.
Theo_Kiến Thức
Cận cảnh trận địa tên lửa phòng không S-400 tại Syria
Tổ hợp tên lửa phòng không S400 ngay khi đặt chân tới Syria đã triển khai vào trận địa bảo vệ căn cứ, máy bay Không quân Nga.
Sáng 27/11, các trang mạng Nga đồng loạt đăng tải hình ảnh, clip cho thấy tổ hợp tên lửa phòng không S-400 đã được triển khai tới căn cứ không quân Nga tại Latakia, Syria. Các thành phần khí tài tổ hợp đã được máy bay vận tải An-124 Ruslan không vận.
Trong ảnh, binh sĩ đặc nhiệm Nga canh gác, bảo đảm an ninh cho đoàn xe khí tài tổ hợp S-400.
Có một điều lạ là, các xe phóng tự hành của tổ hợp S-400 lại sử dụng khung gầm xe vận tải MAZ-543 thay vì BAZ-64022 thường thấy tại Nga. Chính vì vậy, xuất hiện nghi vấn cho rằng đây là các xe phóng của tổ hợp S-300PMU2, không phải là S-400.
Các xe Uaz và Tigr hộ tống đoàn xe phóng tự hành S-400 tới trận địa bí mật đặt quanh căn cứ không quân Nga tham chiến chống IS tại Latakia, Syria.
Các xe phóng đi vào trận địa đã được bố trí xong, góc phải trên cùng là xe anten của tổ hợp radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E (dùng cho cả S-300 và S-400).
Ngay khi vào trận địa, việc triển khai các bệ phóng từ hành quân sang chiến đấu cũng được thực hiện ngay. Ảnh: Chân trống thủy lực "cắm" xuống đất chuẩn bị dựng bệ phóng.
Hệ thống đẩy thủ lực đang từ từ đưa bệ phóng từ phương ngang sang phương thẳng đứng.
Ảnh: Bệ phóng tên lửa S-400 đã ở trong trạng thái sẵn sàng tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu.
Dù là S-400 hay là S-300PMU2 thì với tầm bắn 200-400km thì phạm vi bao phủ hỏa lực bao trọn một phần vùng trời Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo_Kiến Thức
[Infographic] Xe tăng T-54/55 - Người hùng chốn sa trường Nói đến xe tăng không thể không nhắc đến huyền thoại T-54/55. Đây là mẫu xe tăng phổ biến nhất thế giới với số lượng xuất xưởng lên tới 95.000 chiếc, bao gồm cả các biến thể của chúng. Đến nay T-54/55 với các biến thể của nó vẫn là lực lượng nòng cốt của một số nước trên thế giới. Tăng T-54...