Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ
Ngôi miếu này thờ bà Ngô Thị Thanh – người có công dạy dân làng múa hát, chơi trò chơi và làm lễ hội. Chính bởi những trò chơi rất “khác biệt” nên người dân gọi bà là “bà Đụ Đị” cái tên mang ý nghĩa phồn thực, ông Nguyễn Thành Ngữ (70 tuổi) – người trông coi miếu cho hay.
Miếu Trò làng Trám (còn có tên là miếu Đụ Đị), xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây hằng năm cứ vào đêm 11, rạng sáng 12 tháng Giêng, dân làng lại tổ chức vui chơi, thực hiện nghi lễ tái hiện cảnh giao hợp của đàn ông và đàn bà với mong muốn mùa màng tốt tươi, con người sinh sôi nảy nở.
Ông Nguyễn Thành Ngữ (70 tuổi) – người trông coi miếu (còn gọi là cụ từ) cho biết, miếu thờ bà Ngô Thị Thanh – bà là con của quan triều đại Hùng Vương, khi bà về nơi đây là rừng rậm, bà khai hoang lập ấp, chiêu dân, dạy dân làm nghề.
Theo cụ từ, tên miếu Đụ Đị là người ta phiên âm ra như vậy. Nguyên bản của lễ hội xưa cũng như bây giờ, khác một chút là ngày xưa người dân tham gia lễ hội tự sáng tác ra các câu hát, câu văn, thêm vào cho phong phú. Trong miếu gắn bảng có 3 chữ nho được dịch là “tối mật”.
“Năm 1992 có quyết định phục dựng lại của Sở VH-TH Phú Thọ (Vĩnh Phú lúc bấy giờ), đến năm 1993 chúng tôi xây dựng lại, từ năm 1993 chúng tôi thường tổ chức lễ hội”, cụ Ngữ nói.
Ngày trước, người được chọn làm lễ mật phải là trai chưa vợ, gái chưa chồng, con nhà khá giả, gia giáo. Nhưng ngày nay vì thanh niên thẹn thùng nên thường chọn các cặp vợ chồng đã có con cái để làm lễ.
Video đang HOT
Sau lễ mật là lễ tháo khoán. Ngày xưa nơi đây là rừng rậm, khi các cụ hô “tháo khoán” thì các đôi nam nữ được tìm hiểu nhau tự do nhưng bây giờ lễ tháo khoán đã khác xưa rất nhiều.
“Linh vật” nõ (bộ phận sinh dục nam) và nường (bộ phận sinh dục nữ) chỉ đúng 0h ngày 11 tháng Giêng mới được đem xuống. Ngày thường, tuyệt đối không ai được đem xuống.
Theo quan niệm, người nào nhìn được nõ, nường và cảnh “tình phộc” trong lễ hội Linh tinh tình phộc thì cả năm sẽ gặp may mắn.
Cụ Ngữ cho biết, hai linh vật này ngày xưa không còn. Năm 1993 khi phục dựng lại lễ hội, dân làng mới làm lại cái mới bằng gỗ mít, sơn màu cách gián.Trong ảnh, chủ lễ lần lượt lấy hai linh vật, người con trai cầm cái nõ bằng gỗ to như cái dùi…
.người con gái cầm cái nường màu đỏ, to như cái quạt.
Khi đèn tắt đồng thời vang lên khẩu lệnh của cụ chủ lễ “linh tinh tình phộc”. Sau khẩu lệnh, đôi nam nữ “phộc” sinh thực khí bằng gỗ vào nhau 3 lần. Họ tin rằng nếu đôi trai gái đâm trúng cả 3 lần thì năm đó, âm dương hòa hợp, mùa màng bội thu.
Lễ mật xong, cụ chủ lễ hô to “tháo khoán”, lúc này, các đôi trai gái trong làng được “tự do yêu đương”, thỏa sức làm “chuyện trai gái” nếu muốn.
Ngày ngày, ông Ngữ mở cửa từ sáng sớm đến khoảng 9h tối cho dân làng vào thắp hương. Từ ngày phục dựng lại lễ hội đã có 4 cặp vợ chồng tham gia diễn cảnh vợ chồng làm “chuyện ấy”.
“Qua nhiều năm gìn giữ, khôi phục. Năm nay (2017), lễ hội Trò Trám chính thức được chứng nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia khiến chúng tôi hết sức vui mừng. Đây là điều mong muốn của nhiều thế hệ người dân xã Tứ Xã, từ đời cha ông chúng tôi đến nay”, cụ Ngữ hào hứng nói
Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” được tổ chức thường niên vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng hằng năm. Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) – xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đây là lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp, hiện đang được người dân ở đây trân trọng gìn giữ. Các nhà văn hóa cũng đánh giá đây là “lễ hội đáng quý”, mang đậm tính dân tộc, may mắn được khôi phục lại từ năm 1993. Tuy nhiên, nếu là “người ngoài làng” hoặc chưa hiểu rõ về tín ngưỡng dân gian phồn thực… sẽ thấy lễ hội có phần “dung tục”.
Theo Danviet
"Của quý" trong lễ hội táo bạo nhất Việt Nam năm nay ra sao?
Người tham gia phục dựng lễ hội tiết lộ hình dáng của tàng thing - linh vật sinh thực khí trong lễ hội "phồn thực" táo bạo nhất Việt Nam.
Hình ảnh tàng thing gây tranh cãi trong lễ hội Ná Nhèm năm 2016 (ảnh: Triệu Quang)
Được phục dựng vài năm gần đây, lễ hội Ná Nhèm (ngày 15 tháng Giêng, xã Trấn Yên, Bắc Sơn, Lạng Sơn) đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người với lễ rước tàng thinh mặt nguyệt - sinh thực khí nam nữ.
Đặc biệt, trong lễ hội Ná Nhèm 2016, sự xuất hiện của hình ảnh tàng thing - sinh thực khí nam màu hồng, chiều dài khoảng 1m, nặng 80 kg đã gây ra các ý kiến trái chiều. Nhiều ý kiến cho rằng hình ảnh này rất giống với sinh thực khí ở các lễ hội bên Nhật Bản.
Khác với lễ hội phồn thực khác, tàng thinh mặt nguyệt trong lễ hội Ná Nhèm là vật cúng tế, cuối ngày được đem ra đốt. Vì vậy, mỗi năm tàng thinh mặt nguyệt có thể sẽ thay đổi tạo hình.
Sáng 10.2, trao đổi với PV, Ths Bàn Tuấn Năng, Viện văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, người phục dựng lại lễ hội Ná Nhèm cho biết, phần lễ và hội năm nay cơ bản không thay đổi. Tuy nhiên, hình dáng của tàng thing, mặt nguyệt sẽ có chỉnh sửa.
"Tàng thing, mặt nguyệt năm nay hiện đang được đặt ở đình làng Mỏ, phủ kín vải đỏ. Sau khi làm lễ xong, dân làng mới rước đến miếu Xa Vùn. Hình dáng tàng thing, mặt nguyệt vẫn đang được giữ kín, rất ít người được tiếp cận. Nhưng chắc chắn tàng thing sẽ không được sơn màu hồng như năm ngoái", ông Năng nói.
Theo ông Năng, việc hình dáng của tàng thing năm ngoái được cho là giống với lễ hội rước "của quý" của Nhật Bản do góc nhìn, liên tưởng của báo chí. Ông và các cụ bô lão trong làng phục dựng lại và không tham khảo linh vật của Nhật Bản.
"Nhiều người chỉ nhìn thấy hiện tượng chứ không thấy bản chất. Tàng thinh mặt nguyệt là đồ cúng tiến để làm lễ, không phải đồ chơi. Năm nay, tỉnh Lạng Sơn cũng yêu cầu làm khác đi nhưng người dân vẫn cương quyết giữ. Không làm đúng theo ý dân làng, họ sẽ không rước", ông Năng nói.
Nhà nghiên cứu văn hóa cho hay, lễ hội được phục dựng từ năm 2012, mẫu tàng thing cũng được thay đổi chỉnh sửa dần. Tàng thinh 50 năm trở về trước hình que bằng cổ chân, mặt nguyệt làm từ cạp thúng, có lúc từ cái mâm.
"Khi phục dựng, các bộ lão trong làng cũng đã bàn thảo kỹ lưỡng. Các cụ thống nhất rằng ngày xưa lễ hội ít người tham dự, nay có cả vạn người, lễ vật bé không ai nhìn thấy", ông Năng cho hay.
Theo người tham gia phục dựng lễ hội Ná Nhèm, đây không phải lễ hội dân gian thông thường mà lễ hội đặc biệt của hai dòng họ vốn gốc họ Mạc. Bắt nguồn từ lịch sử, khi triều Mạc thất thủ, dòng họ Mạc phải thay tên đổi họ để tránh họa tru di, truy sát của vua Lê, chúa Trịnh.
Họ Hoàng và họ Bế (gốc họ Mạc) rước sinh thực khí nam nữ đi cung tiến cho đức Vua của chính mình. Con cháu gốc họ Mạc mượn tín ngưỡng phồn thực để biểu đạt mong ước đức Vua phù trợ cho dòng họ lớn mạnh.
Trước đó, tháng 11.2016, UBND huyện Bắc Sơn đã tổ chức hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia Lễ hội Ná Nhèm" có 27 tham luận của các nhà nghiên cứu văn hóa uy tín. Hội thảo đã chứng minh khoa học về sự tồn tại của lễ hội Ná Nhèm cách đây 50 trước, bao gồm nhiều nghi lễ độc đáo trong đó có màn rước tàng thinh mặt nguyệt. Theo Ban tổ chức, lễ hội Ná Nhèm 2016 thu hút 2 vạn du khách. Năm 2017 tới, dự kiến lượng khách sẽ đông khoảng gấp năm lần.
"Tình phộc" giữa miếu: "Vợ chồng tôi phải tập trước ở nhà" Anh Chiến cho biết, sau lần đầu thực hiện nghi thức lễ "tình phộc" tại miếu Trò (hay còn gọi là miếu Đụ Đị ở Phú Thọ), kinh tế năm 2016 của gia đình anh đã vững vàng hơn so với năm trước. Anh Chiến và chị Huyền cầm nõ và nường đâm vào nhau "phộc phộc phộc" ba cái trúng phóc khiến...