Cận cảnh máy bay động cơ cánh quạt lớn nhất thế giới
Được thiết kế với chức năng không vận chiến lược cho quân đội Liên Xô, nó có khả năng cất cánh từ các đường băng đất ngắn, không cần chuẩn bị nhờ bốn đôi cánh quạt đúp quay ngược chiều. An-22 đã đạt một số kỷ lục thế giới về tải trọng và tải trọng trên độ cao, nó từng là chiếc máy bay lớn nhất thế giới.
Antonov An-22 (tiếng Nga Antaeus) (tên hiệu NATO “Cock”), từng là chiếc máy bay lớn nhất thế giới, cho tới khi chiếc Lockheed C-5 Galaxy ra đời.
Sử dụng bốn động cơ tuốc bin cánh quạt với cánh đúp ngược chiều, bản thiết kế này hiện vẫn là loại máy bay sử dụng động cơ tuốc bin cánh quạt lớn nhất thế giới.
Nó được giới thiệu lần đầu tiên ở phương Tây tại Triển lãm hàng không Paris năm 1965.
An-22 về cơ bản là kiểu mở rộng của loại Antonov An-12 trước đó ngoại trừ việc nó được trang bị một cánh đuôi kép.
Điều này khiến An-22 tận dụng tốt hơn khả năng động cơ, và giảm các hạn chế độ cao trong nhà chứa. Một điểm đáng chú ý khác là những thiết bị chống vẫy cánh trên đỉnh mỗi đuôi.
Được thiết kế với chức năng không vận chiến lược, nó có khả năng cất cánh từ các đường băng đất ngắn, không cần chuẩn bị.
Khả năng này có được nhờ bốn đôi cánh quạt đúp quay ngược chiều, tương tự như cánh quạt trên chiếc Tupolev Tu-114.
Các động cơ tạo ra lực đẩy rất mạnh, và đẩy ra một luồng khí chạy trên cánh những flap rãnh đúp lớn.
Video đang HOT
Càng hạ cánh to để hoạt động trên những đường băng chất lượng kém, và áp suất lốp có thể được điều chỉnh trong khi bay nhằm đạt hiệu quả tốt nhất khi hạ cánh.
An-22 tuân theo thiết kế chở hàng truyền thống với cánh đặt trên cao tăng không gian chở hàng lên tới 33 m (108 ft) chiều dài và dung tích hữu ích 22.500 639 m (feet khối).
Thân trước được điều áp và có thể chở 5 tới 8 thành viên đội bay và lên tới 28 hành khách, nhưng khoang chở hàng không được điều áp cho phép các cửa chất hàng phía sau có thể mở ra trong khi bay để thả quân dù và thiết bị.
Tương tự An-12, chiếc máy bay này có mặt cắt thân hình tròn. An-22 đã đạt một số kỷ lục thế giới về tải trọng và tải trọng trên độ cao
Chỉ biến thể sản xuất An-22 được chế tạo. Các nguyên mẫu, như chiếc đầu tiên xuất hiện tại Triển lãm hàng không Paris năm 1965 có mũi hoàn toàn bằng kính không được trang bị radar như những kiểu sản xuất.
Sức chở: 29 hành khách; Trọng tải: 80.000 kg (180.000 lb) ;Chiều dài: 57.9 m (190 ft 0 in); Sải cánh: 64.4 m (211 ft 3 in); Chiều cao: 12.53 m (41 ft 1 in).
Theo Lao Động
Toàn cảnh phi đội máy bay vận tải Antonov của Việt Nam
Antonov là cơ sở sản xuất và dịch vụ máy bay có trụ sở tại Ukraine, với chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất máy bay vận tải từ cỡ nhỏ tới siêu lớn.
1. An-2 Colt
Antonov An-2 (Tên mã NATO: Colt) là là loại máy bay 2 tầng cánh, 1 động cơ có độ tin cậy rất cao, cất cánh lần đầu năm 1947 và là máy bay đầu tiên được thiết kế bởi Antonov. Nó được sử dụng với vai trò như một vận tải cơ hạng nhẹ có thể chuyên chở 12 hành khách hoặc lính dù cũng như sử dụng trong hoạt động nông nghiệp.
Khả năng bay rất chậm và cất hạ cánh đường băng ngắn chỉ 200 m của An-2 khiến nó rất thích hợp để hoạt động tại các đường băng dã chiến. Với việc được sản xuất liên tục từ năm 1947 - 1992, An-2 đã đi vào sách Kỷ lục Guinness với tư cách là máy bay được chế tạo trong thời gian lâu nhất (45 năm) với khoảng 18.000 chiếc xuất xưởng.
Thông số cơ bản: Kíp lái 1 - 2 người; dài 12,4 m; sải cánh trên/ dưới 18,2/ 14,2 m; cao 4,1 m; trọng lượng rỗng 3.300 kg, trọng lượng cất cánh 5.500 kg. Máy bay được trang bị 1 động cơ Shvetsov ASh-62R công suất 1.000 mã lực (750 kW) cho tốc độ tối đa 258 km/h, trần bay 4.500 m, tầm bay 845 km.
An-2 cùng với Li-2 và Il-14 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam từ năm 1959, máy bay nằm trong đội hình Trung đoàn Không quân vận tải 919 với nhiệm vụ chủ yếu là vận tải hàng hóa và huấn luyện quân dù. Từ giữa những năm 1960, trước yêu cầu nhiệm vụ mới An-2 được cải tiến lắp thêm 2 cụm 16 ống phóng rocket cỡ 57 mm có máy ngắm cơ học để làm chức năng cường kích.
Đêm 8/3/1966, 2 chiếc An-2 có radar mặt đất chỉ dẫn kết hợp với quan sát bằng mắt của phi công đã phát hiện tàu địch cách bờ biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) 20 - 30 km, biên đội triển khai đội hình tấn công đánh chìm 1 tàu địch. Ngày 13/6/1966, đội hình 3 An-2 phối hợp với Hải quân đã tấn công đánh chìm 1 tàu địch và đánh bị thương 2 tàu khác. Trận đánh nổi tiếng nhất của An-2 diễn ra ngày 12/1/1968, phi đội 4 chiếc An-2 xuất kích từ sân bay Gia Lâm đã tập kích thành công trạm radar dẫn đường của Mỹ trên đất Pa Thí (Lào), phá hủy hoàn toàn trạm radar và tiêu diệt một số quân địch.
Dù đã rất cũ nhưng An-2 vẫn miệt mài phục vụ trong Không quân Việt Nam với vai trò huấn luyện nhảy dù và bay cảnh báo bão cũng như tìm kiếm cứu nạn. Hiện vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy "bà già hai tầng cánh" này sẽ sớm được cho nghỉ hưu.
2. An-24 Coke
Antonov An-24 (Tên mã NATO: Coke) là loại máy bay vận tải - chở khách thân hẹp (khoang chở khách chỉ có 2 hàng ghế và có lối đi ở giữa) được sản xuất tại Liên Xô bởi phòng thiết kế Antonov. An-24 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 4/1960, được chính thức giới thiệu năm 1963 và sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 1963 - 1978 với tổng số 1.367 chiếc (gồm cả bản copy Y-7 của Trung Quốc). Tính đến tháng 8/2006 vẫn còn 448 chiếc An-24 đang hoạt động.
An-24 được thiết kế với mục đích thay thế loại máy bay chở khách Il-14 trên các đường bay ngắn và trung bình. Thiết kế của An-24 chú trọng tới khả năng hoạt động trên các đường băng chất lượng kém, kể cả đường băng chưa được chuẩn bị tại các vùng hẻo lánh.
Thông số cơ bản: Kíp lái 3 - 4 người cùng 52 hành khách; dài 23,53 m; sải cánh 29,2 m; cao 8,32 m; trọng lượng rỗng 13.300 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 21.000 kg. Máy bay được trang bị 2 động cơ cánh quạt Ivchenko AI-24A công suất 2.820 ehp (750 kW) mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 500 km/h, trần bay 6.000 m, tầm bay 2.400 km với tối đa nhiên liệu hoặc 550 km với tối đa trọng tải.
Chiếc An-24 đầu tiên của Việt Nam là do Liên xô viện trợ mang số hiệu VN-1094 (sau đổi thành VN-B234) chính là chiếc máy bay đã chở Chủ tịch Cuba Phidel Castro vào thăm tuyến lửa Quảng Trị tháng 9/1973. Sau đó Cộng hòa Dân chủ Đức đã chuyển giao thêm cho Việt Nam tổng cộng 6 chiếc AN-24 cũ trong giai đoạn 1975 - 1978. Những chiếc An-24 này mang số hiệu VN-B224 (sau đổi thành VN-B235), VN-B226, VN-B228, VN-B230, VN-B232 và VN-1095 (sau đổi thành VN-B244).
Trong quá trình sử dụng, vào tháng 3/1979 chiếc An-24 của Hàng không Việt Nam chở đoàn cố vấn quân sự Liên Xô đã gặp nạn khi hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng, 6 người trên máy bay gồm phi công, các chuyên gia Liên Xô và thiếu tướng không quân Malyn thiệt mạng. Ngoài ra còn có một vụ không tặc bất thành xảy ra trên chuyến bay An-24 số hiệu VN-B226 ngày 7/2/1979 chặng Gia Lâm - Đà Nẵng - Tân Sơn Nhất.
Do quá cũ nên toàn bộ số An-24 của Việt Nam đều đã ngừng hoạt động từ lâu, thay thế vai trò của An-24 trên các chặng bay ngắn là những chiếc ATR-72 hiện đại của châu Âu.
3. An-26 Curl
Antonov An-26 (Tên NATO: Curl) là loại máy bay vận tải hạng nhẹ hai động cơ cánh quạt được phát triển từ Antonov An-24 với những sửa đổi đặc biệt để sử dụng trong quân sự. An-26 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 21/5/1969, chính thức ra mắt cùng năm tại Triển lãm hàng không Paris, được sản xuất loạt trong giai đoạn 1969 - 1986 với tổng số 1.403 chiếc.
So với An-24, An-26 được sửa đổi phần thân phía sau với một thang chất hàng hóa lớn. Máy bay cũng được sản xuất tại Trung Quốc mà không có giấy phép bởi Xian Aircraft Factory, phiên bản của Trung Quốc có tên Y-14, tuy nhiên tên gọi này sau đó thay đổi chuyển cho series Y-7.
Thông số cơ bản: Kíp lái 4 người; dài 23,8 m; sải cánh 29,2 m; cao 8,32 m; trọng lượng rỗng 15.020 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 24.000 kg. Máy bay được trang bị 2 động cơ cánh quạt Progress AI-24VT công suất 2.075 kW và 1 động cơ phản lực RU-19-300 8,8 kW cho tốc độ tối đa 540 km/h, trần bay 7.500 m, tầm bay 2.550 km với tối đa nhiên liệu hoặc 900 km với tối đa trọng tải (5,5 tấn hàng hóa).
An-26 hiện là "ngựa thồ" lớn nhất, khỏe nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam đảm nhiệm vai trò vận tải hàng hóa, binh lính, bay cảnh báo bão, tìm kiếm cứu nạn. Toàn bộ số máy bay An-26 của Việt Nam hiện nay đều do Liên Xô viện trợ từ những năm 1980. Theo một số nguồn tin nước ngoài, giai đoạn 1981 - 1984, Việt Nam nhận tổng cộng 48 chiếc An-26 từ Liên Xô.
Ngoài chức năng vận tải, một số An-26 của Việt Nam (phiên bản An-26RT) được dùng làm máy bay chuyển tiếp chỉ huy trên không. Hiện tại Việt Nam đang lên kế hoạch thay thế An-26/An-26RT bằng máy bay vận tải C-295 và máy bay cảnh báo sớm C-295 AEW của Airbus Military.
Toàn bộ số An-26 hiện đều thuộc biên chế của Lữ đoàn Không quân vận tải 918 đóng tại sân bay Gia Lâm, do đường băng sân bay nằm phía dưới đường đê sông Hồng nên mỗi khi An-26 cất hạ cánh lại tạo ra một cảnh tượng thót tim như trên.
4. An-30 Clank
Antonov An-30 (Tên NATO: Clank) là loại máy bay trinh sát không ảnh và địa hình được thiết kế trên cơ sở 2 loại máy bay gồm An-24 và An-26. An-30 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 21/8/1967, chính thức ra mắt vào tháng 7/1968, được chế tạo hàng loạt trong giai đoạn từ 1971 - 1980 với tổng số 123 chiếc ở tất cả các biến thể.
An-30 được xem là một bước phát triển của An-24T có phần thân phía trước hoàn toàn mới với phần mũi bằng kính và khoang điều khiển máy bay cao hơn thân 41 cm, buồng lái có hình dạng cái bướu tương tự như Boeing 747. Với đặc tính chuyên dụng là đo đạc bản đồ từ trên không, An-30 được trang bị 4 camera trắc địa với nắp sấp cho phép sử dụng laser, ảnh nhiệt, phân tích trọng lượng, từ tính và các dụng cụ trắc địa địa lý khác.
Thông số cơ bản: Kíp lái 7 người; dài 24,26 m; sải cánh 29,2 m; cao 8,32 m; trọng lượng rỗng 15.590 kg; trọng lượng cất cánh 23.000 kg. Máy bay được trang bị 2 động cơ cánh quạt ZMKB Progress AI-24T công suất 2.103 kW (2.803 ehp) mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 540 km/h, tốc độ hành trình 430 km/h, trần bay 8.300 m, tầm bay 2.630 km.
Một số nguồn tin nước ngoài cho biết, Việt Nam đã từng có trong biên chế tất cả 8 chiếc An-30 với cả 2 phiên bản quân sự và dân sự, số An-30 này ban đầu thuộc Không quân nhưng sau đó đã được chuyển qua cho bên dân sự (An-30B - bản quân sự chuyển giao cho Công ty bay dịch vụ hàng không - VASCO còn An-30A - bản dân sự số hiệu VN-B376 (nhận năm 1976) và VN-B378 (nhận 1977) chuyển sang cho Vietnam Airlines).
Hiện tại toàn bộ số An-30 của Việt Nam đều đã ngừng hoạt động do hết hạn sử dụng, trong ảnh là chiếc An-30B bản quân sự đã được nhận sổ hưu.
Theo Trí Thức Trẻ
Nga phát triển phi cơ thần tốc giúp điều quân khắp thế giới trong 7 giờ Đến năm 2024, Nga sẽ sở hữu một đội phi cơ vận tải hạng nặng, bay với tốc độ siêu thanh, đồng thời có thể di chuyển một đơn vị chiến thuật gồm 400 xe tăng Armata tới khắp nơi trên thế giới chỉ trong vòng 7 giờ. Theo RT , Ủy ban Công nghiệp - Quốc phòng Nga ở Mátxcơva đang phát...