Cận cảnh: Mátxa tại gia, “A-Z” tận nhà
Giới trẻ và dân chơi ở TPHCM thời gian gần đây rỉ tai nhau về một dịch vụ mới, đó là mátxa tại gia. Nhân viên mátxa sẽ đến tận nơi mà khách yêu cầu phục vụ. Đằng sau dịch vụ này là gì?
Một “kỹ thuật viên” mátxa tại gia từ A-Z và tin nhắn gửi cho khách hàng
Trên một trang mạng Th. quảng cáo: “Em Th. chuyên làm nghề mátxa tại gia, chỉ cần gọi điện theo số: 01295538… em sẽ đến tận nơi để phục vụ theo yêu cầu”. Trong khi đó, trang mạng khác lại đăng nguyên danh sách các kỹ thuật viên (KTV) chuyên mátxa tại gia với đầy đủ các “thông số” chiều cao, tuổi tác, cân nặng, sở thích, tính tình… kèm theo lời kết bạn: “mong làm quen các anh chị em gần xa!” và số điện thoại liên hệ.
Đại thể như: H. K. NV mátxa, cao 1,62m, nặng 48kg, da trắng, vui vẻ, hòa đồng, người Nam, thích du lịch, âm nhạc, mong làm quen với các anh chị lịch sự…, hoặc: D. 21 tuổi, KTV mátxa, ngoại hình đẹp, mong làm quen các anh chị em gần xa.
Thậm chí, để thu hút khách hàng, một số “nhân viên” mátxa còn tung ra các chiêu quảng cáo về các loại mátxa Thái, mátxa Đức, Nhật, mátxa đá nóng…
Trên một trang web, M. tự xưng là KTV mátxa Thái, Nhật, đá nóng, đá lạnh và giới thiệu: ngoại hình đẹp, vui tính, mong gặp trực tiếp các anh chị gần xa để kết bạn, học hỏi. Tương tự, Đ. một nữ KTV cũng cho biết, cô có làn da trắng và chuyên làm nghề mátxa Thái tại gia…
Video đang HOT
Trần Xuân T. người có trong tay danh sách các em mátxa tại gia cho biết: “Đây là loại hình mới. Loại mátxa này có điểm đặc biệt là thực hiện ở không gian riêng tư, yên tĩnh vì thế, các em có thể phục vụ và ở với khách không hạn chế thời gian”.
T. cũng cho biết, giới dân chơi hiện giờ rất khoái dịch vụ này. Khách hàng chủ yếu truyền tai nhau chứ không phải công khai thông tin như những điểm mátxa bình thường. Khi gọi tới, khách thấy không ưng ý thì có thể đổi người.
Dịch vụ “tới bến”
Theo số điện thoại có sẵn, chúng tôi liên lạc với Th., ngay lập tức nhận được những tin nhắn hết sức rõ ràng về giá cả, địa chỉ … “em Thu 20 tuổi, làm mátxa thư giãn 500 nghìn/ giờ”. PV tiếp tục nhắn tin hỏi mátxa như thế nào, thì được số điện thoại trên trả lời: “bé Th. 20 tuổi làm mátxa từ A đến Z”.
Tương tự khi chúng tôi gọi điện cho D. một “nhân viên” mátxa tại gia khác thì D. ra giá: “Nếu mátxa bình thường thì 500 nghìn/giờ còn nếu anh muốn tới Z thì một triệu, muốn qua đêm thì một triệu rưỡi. Anh xem thế nào rồi nhắn lại em hay. Anh ở chỗ nào nói em tới”. Các “nhân viên” mátxa khác khi chúng tôi gọi điện đều ra giá như thế.
Một ngày đầu tháng 3, chúng tôi theo chân Q.M, một dân chơi hay dùng loại hình mátxa này. M. gọi điện cho Đ. một nhân viên mátxa tại gia và được Đ. nhắn 30 phút sẽ có mặt. Đúng hẹn, Đ. xuất hiện. Đó là một cô gái chừng 22 tuổi, dáng người hơi mập. Thấy vậy Q.M. không đồng ý và chìa cho cô gái này 100 nghìn gọi là lì xì tiền xăng.
Sau khi Đ. quay đi, M. tiếp tục gọi điện cho một cô gái khác tên T. Theo vẻ bề ngoài, T. chừng 21 tuổi, ăn mặc gọn gàng. Theo lời kể lại của Q.M thì công đoạn mátxa tại gia thật hấp dẫn: khi vào phòng, sau màn chào hỏi xã giao là đến màn tắm chung rồi đến công đoạn đấm bóp, sau đó là tới… Z. Số tiền M. phải trả cho T. là 700 nghìn đồng.
Đường dẫn đến nghề mátxa tại gia
Theo tâm sự của T., cô quê ở Cần Thơ đã có thâm niên trong nghề được hơn 1 năm. T. nói: người yêu em không còn nữa thế là em quẫn chí rồi lao vào những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng và dần em đã đánh mất bản thân mình lúc nào không hay.
Khác với T, Thanh Tr. (26 tuổi) được giới ăn chơi truyền tai cho nhau thông qua số điện thoại 098551… lại có một con đường khác. Tr. cho biết: lúc trước từng là nhân viên mátxa ở một khách sạn tại Q.5, khách đông thì thu nhập còn cao nhưng càng về sau khách vắng dần, thêm vào đó là số tiền phải đóng cho chủ cơ sở mátxa cao nên Tr. bỏ ra ngoài hành nghề tự do.
Theo Xã luận
Giả mạo email đối tác, tin tặc cuỗm sạch tiền doanh nghiệp Việt Nam
Bộ Công Thương cho biết trong thời gian gần đây, Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận trường hợp doanh nghiệp (DN) Việt Nam bị kẻ gian lừa đảo trong quá trình giao dịch với đối tác tại thị trường sở tại.
Các DN hết sức lưu ý các vấn đề bảo mật thông tin khi làm việc với đối tác nước ngoài. Ảnh minh họa
Cụ thể, kẻ lừa đảo đã biết về giao dịch giữa hai bên và nhiều khả năng đã giả mạo email của DN Thổ Nhĩ Kỳ để yêu cầu DN xuất khẩu Việt Nam chuyển tiền mua hàng vào tài khoản cá nhân. Ngay sau khi DN Việt Nam chuyển tiền, kẻ gian đã tới ngân hàng và rút toàn bộ số tiền kể trên. Hiện Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đang tư vấn cho DN hai bên xử lý và tìm cách thu hồi số tiền bị chiếm đoạt, song đây cũng là bài học cho các DN Việt Nam khác về bảo mật thông tin khi làm việc với đối tác nước ngoài.
Trong vài năm trở lại đây, các thủ đoạn lừa đảo trong giao thương đã trở nên tinh vi hơn nhiều, với nhiều hình thức như sử dụng tin tặc thâm nhập địa chỉ thư điện tử của hai bên DN đang có giao dịch để đánh cắp thông tin, giả mạo nội dung giao dịch nhằm yêu cầu chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của kẻ lừa đảo.
Những kẻ lừa đảo lợi dụng sự bất cẩn của các DN Việt Nam trong giao dịch như không thẩm định các thông tin về DN đối tác, không sử dụng các biện pháp liên lạc trực tiếp khác như điện thoại, fax để xác minh thông tin về tài khoản nhận tiền khi khác với tài khoản ghi trong hợp đồng đã ký, thậm chí tận dụng những khó khăn về ngôn ngữ, thời gian giao dịch, v.v... Cũng phải thẳng thắn thừa nhận các DN cũng mất cảnh giác, không có việc kiểm tra chéo, trao đổi trực tiếp với đối tác, nhất là trong thời gian nghỉ lễ dài ngày.
Để hạn chế những sự việc đáng tiếc tương tự trong tương lai, Bộ Công Thương khuyến cáo các DN Việt Nam trước khi thực hiện giao dịch nên chú ý: Khi giao dịch với đối tác nước ngoài, các DN Việt Nam nên dùng email chính thức của công ty thay vì sử dụng các dịch vụ miễn phí từ gmail, yahoo... để tránh bị giả mạo hay gần giống email thật (thay đổi một vài chữ gần giống nhau).
Nên chủ động yêu cầu đối tác sử dụng email chính thức trong trường hợp đối tác cung cấp email từ các dịch vụ miễn phí kể trên. Trong giao dịch qua email, các DN phải đặc biệt lưu ý địa chỉ người nhận, nhất là các thư gửi những thông tin quan trọng của giao dịch như bản sao bộ chứng từ giao hàng và tài khoản nhận tiền qua điện chuyển tiền.
Bên cạnh liên lạc qua email, DN cũng cần có những liên hệ trực tiếp với đối tác thông qua các đường khác như điện thoại hay fax chính thức. Nhất là khi đối tác yêu cầu thanh toán vào tài khoản khác với tài khoản đã ghi trong hợp đồng ký kết.
DN nên liên hệ với cơ quan đại diện của Việt Nam như Thương vụ tại nước sở tại nhằm xác minh độ tin cậy của đối tác, nhất là các DN không có tiếp xúc trực tiếp hoặc tìm kiếm được qua Internet. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm công tác xuất nhập khẩu, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và phương thức thanh toán quốc tế.
Quang Huy
Theo_PLO
Giả mạo thư điện tử của doanh nghiệp để giao dịch lừa đảo Bộ Công Thương cho biết, thời gian gần đây, Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận trường hợp doanh nghiệp Việt Nam bị kẻ gian lừa đảo trong quá trình giao dịch với đối tác tại thị trưởng sở tại. Theo Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, vài năm trở lại đây, các thủ đoạn lừa đảo...