Cận cảnh lũ quét tan tác dòng Nậm Khiên
Một trận lũ quét xảy ra từ sáng sớm tinh mơ khiến một căn nhà nhỏ bên suối bị dòng nước lũ cuốn phăng trong chốc lát, không còn lại một dấu tích. Ba con người trong căn nhà bé xíu ấy bị dòng nước nhấn chìm, hai người mất tích.
Theo thông tin mới nhất từ UBND huyện Tương Dương, sau khi thành lập đoàn công tác và huy động hơn 50 người gồm Công an, Quân sự huyện, cơ động và dân quân xã Lưu Kiền cùng Đồn Biên phòng Nậm Càn tìm kiếm thi thể các nạn nhân, đến trưa ngày 24/6, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể chị Lô Thị Huế trên dòng sông Nậm Mộ (khu vực bản Lở, xã Xá Lượng, Tương Dương) cách nơi nạn nhân bị lũ quét khoảng 10km.
Riêng cháu Hoàng Gia Phúc hiện tại vẫn đang mất tích, UBND huyện Tương Dương đang tiếp tục chỉ đạo các lực lượng tiến hành tìm kiếm. Còn cháu Lô Thị Thương đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa huyện Tương Dương, sức khỏe bắt đầu hồi phục.
Sau khi sự việc xảy ra, chiều ngày 24/6, ông Nguyễn Hồ Cảnh – Chủ tịch UBND huyện Tương Dương đã có mặt tại nơi xảy ra lũ quét để kiểm tra và thăm hỏi người dân. Tại đây, ông Nguyễn Hồ Cảnh đã trao 17 triệu đồng hỗ trợ gia đình nạn nhân (trong đó, Đài PTTH tỉnh Nghệ An hỗ trợ 5 triệu, Ban Cứu trợ huyện Tương Dương 11 triệu đồng, Hội Chữ thập đỏ huyện 1 triệu đồng).
Một ngày sau trận lũ quét vào sáng sớm ngày 23/6 xảy ra chúng tôi trở lại Nậm Khiên và chứng kiến khung cảnh nơi đây hoang tàn bởi cơn lũ quét chưa từng có.
Hai bên bờ Nậm Khiên nát tan, hàng chục cây gỗ lớn từ trên đại ngàn dạt về, con đường liên xã bị cắt đứt, việc đi lại gặp khá nhiều trở ngại. Sau khi nước rút, những khúc gỗ lớn có đường kính khoảng 1m được người dân bản địa đưa cưa ra cắt xẻ.
Một người dân ở đây cho biết: “Chúng tôi chưa từng thấy, chưa từng gặp trận lũ quét như thế này bao giờ. Chúng tôi cảm thấy khủng khiếp quá, bởi có rất nhiều cây gỗ lớn từ trong rừng được đưa về đây nằm ngổn ngang, nếu như ở khu vực này có nhiều hộ gia đình thì chắc nay đã trở thành đại tang mất rồi”.
Còn theo ông Nguyễn Hồ Cảnh – Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, sau cơn lũ quét ở khu vực hạ lưu, dọc dòng Nậm Khiên có khá nhiều thân cây gỗ lớn do bị nước cuốn từ phía rừng sâu ở thượng nguồn Lào đổ về, nhiều cây có đường kính hơn 1m, dài 10m và người dân ở đây đã xẻ lấy gỗ.
Một số hình ảnh dòng Nậm Khiên tan tác sau cơn lũ quét do PV ghi lại:
Dòng suối Nậm Khiên bị xé toang bởi lũ trên rừng đổ xuống.
Video đang HOT
Con đường đã bị cắt đứt sau trận lũ quét.
Một chiếc cầu nhỏ gần đó cũng bị lũ phá hư hỏng.
Phía mố cầu nhỏ có một thân cây lớn mắc vào.
Sau cơn lũ quét, nhiều thân cây lớn ở rừng trôi dạt xuống dòng Nậm Khiên và người dân nơi đây đưa cưa ra cắt xẻ lấy gỗ.
Hàng chục cây gỗ lớn có đường kính hơn 1m, dài gần 10m nằm ngổn ngang trên dòng Nậm Khiên.
Ông Nguyễn Hồ Cảnh – Chủ tịch UBND huyện Tương Dương căn dặn người dân không làm chòi, hay nhà cạnh bờ khe suối và cũng tránh ngủ trên các chòi ở rẫy vì vùng miền núi Tương Dương cũng như Kỳ Sơn thường hay có lũ quét mỗi khi mùa mưa lũ về.
Ông Nguyễn Hồ Cảnh trao quà hỗ trợ đến gia đình người thân hai mẹ con chị Huế bị lũ cuốn trôi rạng sáng 23/6.
Theo Dantri
Cháu bé thoát chết bàng hoàng nhớ lại cơn lũ dữ
"Cháu bảo mẹ vào bản thôi, sợ lắm; nhưng mẹ cháu bảo chẳng sao đâu. Thấy nước về rất nhanh, cháu hét lên nước lũ mẹ ơi ta tránh đi... thì cả cái quán nhỏ nhà cháu rung chuyển và sau đó cháu không còn biết gì nữa", cháu Thương bàng hoàng kể lại.
Y sĩ Đinh Thị Duyên, BVĐK Tương Dương đang kiểm tra sức khỏe cháu Thương - người sống sót sau trận lũ quét.
Tìm thấy thi thể người mẹ cách điểm lũ quét 10km
Vào hồi 9h30 phút ngày 24/6, lực lượng tìm kiếm, cứu nạn huyện Tương Dương đã tìm thấy thi thể chị Lô Thị Huế bị lũ quét cuốn trôi vào rạng sáng ngày 23/6 tại bản Huồi Nhao, xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn.
Chiều ngày 24/6, ông Vi Tân Hợi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương - xác nhận, vị trí tìm thấy thi thể chị Huế cách bản Huồi Nhao khoảng hơn 10km. Sau khi tìm thấy thi thể nạn nhân, lực lượng chức năng đã được đưa về mai táng tại nghĩa trang bản Xóng Con, xã Lưu Kiền (huyện Tương Dương).
Ông Hợi cho biết: "Chúng tôi đã đưa thi thể chị Huế về làm thủ tục mai táng theo phong tục địa phương. Hiện các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của huyện Tương Dương vẫn tiếp tục tìm thi thể của cháu Hoàng Gia Phúc".
Như Dân trí đã đưa tin, trước đó vào khoảng 5h15 sáng ngày 23/6, tại khu vực khe Nậm Càn, xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), chị Lô Thị Huế (40 tuổi) cùng 2 con nhỏ là Lô Thị Thương (con gái, 13 tuổi) và Hoàng Gia Phúc (con trai, 3 tuổi) đang ở trong căn nhà kiêm quán nước nhỏ thì bất ngờ bị lũ quét.
Cơn lũ quét ập đến lúc sáng sớm đã cuốn chị Huế và cháu Phúc mất tích. Riêng cháu Lô Thị Thương thoát chết sau khi bị nước cuốn trôi, đã được đưa về nhà bà ngoại ở xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương (cách nơi 3 mẹ con gặp nạn 15km) chăm sóc. Tuy nhiên, do bị thương nên cháu Thương được đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Tương Dương cứu chữa. Hiện em Thương đã qua cơn nguy kịch.
"Vào bản thôi mẹ, con sợ lắm"
"Ngay sau đó, chúng tôi đưa cháu Thương đến bệnh viện và thông báo tình trạng của cháu cho các y bác sĩ biết. Đồng thời bảo cháu Thương là mẹ và em đã mất, lúc này cháu đang ở trong tình trạng hoảng loạn, toàn bộ gia sản của gia đình đã bị lũ cuốn trôi, trong đó ó cả thẻ BHYT. Tôi đề nghị các y bác sĩ hãy chăm sóc cho cháu Thương một cách tốt nhất", ông Vi Tân Hợi - PCT UBND huyện Tương Dương chia sẻ.
Sau khi được các bác sĩ chăm sóc, cháu Thương đã khỏe hơn, khá hơn. Tâm sự cùng chúng tôi, cháu Lô Thị Thương kể lại: "Đêm trước (23/6) mưa to lắm chú à, cả nhà không ai ngủ được, em trai cháu là Hoàng Gia Phúc cứ khóc suốt đêm vì nó sợ. Cháu bảo mẹ vào bản thôi, sợ lắm. Nhưng mẹ cháu bảo chẳng sao đâu. Sáng sớm tinh mơ thấy nước về rất nhanh, cháu hét lên nước lũ mẹ ơi ta tránh đi. Nhưng mẹ cháu cứ bảo chẳng sao. Cháu ôm lấy em và bảo nó nín đừng khóc, cùng lúc lũ đổ về ầm ầm, cả cái quán nhỏ nhà cháu rung chuyển và sau đó cháu không còn biết gì nữa". Nói đoạn cháu Thương đã khóc nức nở.
Anh Lô Văn Quỳnh - Chủ tịch UBND xã Lưu Kiền cho biết: "Cả 3 mẹ con cháu Ánh bị mắc vào cây cầu khỉ bắc qua khe Nậm Khiên cùng với rác và cành cây, gần một giờ đồng hồ sau cháu được các bác người dân tộc Mông ở bản Huồi Nhao (xã Nậm Càn) vớt lên, họ ra sức cứu chị Huế và cháu Phúc nhưng vì nước lũ mạnh quá nên không thể cứu được, thật đau xót quá".
Em Lô Thị Ánh con gái đầu của chị Lô Thị Huế (lấy chồng về ở Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn) kể: "Gia đình cháu nghèo lắm, cả nhà có 3 chị em gái, cháu là con đầu, hai em cháu là Lô Thị May và Lô Thị Thương, bố cháu bị bệnh, rồi mất năm 2009 (khi đó cháu mới 12 tuổi) và mẹ đi lấy bố dượng là Hoàng Văn Đoài và sinh ra em Hoàng Gia Phúc. Gia đình khó khăn, mẹ cháu lại hay bị bệnh. Ra tết, bố dượng và em Lô Thị May đi lao động ở nước ngoài. Đầu tháng 4, mẹ cháu gửi em Thương với bà con trong bản để học, còn mẹ và em Phúc thì lên Nậm Càn dựng quán bán nước giải khát. Cháu và anh em trong họ ai cũng khuyên bảo mẹ cháu đừng dựng sát khe quá, sợ lũ về chạy không kịp, nhưng mẹ cháu không nghe. Các bác chính quyền địa phương cũng ra khuyên bảo, nhưng mẹ cháu chỉ cười. Được nghỉ hè, em Lô Thị Thương lên giúp mẹ bán hàng chưa đầy 1 tháng, và tại họa đã ập đến. Bây giờ hoàn cảnh thế này, cháu chẳng biết làm sao, mong sao các bác, các chú sớm tìm được thi thể em cháu".
Cái chết đau thương của mẹ con chị Lô Thị Huế và cháu Hoàng Gia Phúc là bài học cảnh tỉnh cho bà con dân tộc các huyện miền núi chớ có làm nhà ở những nơi có nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, đồng thời cũng nhắc nhở chính quyền địa phương nơi đây là phải kiên quyết hơn trong việc di dời các hộ gia đình ra khỏi nhưng nơi như thế.
Theo Dantri
"Thần đèn" Đỗ Quốc Khánh và những "màn hô biến" thần sầu Không chỉ được mệnh danh là "thần đèn", kỹ sư Đỗ Quốc Khánh còn được mệnh danh là "ông vua" xử lý lún nghiêng và di dời công trình. Ấn tượng hơn, ông từng được báo chí quốc tế vinh danh và ca ngợi như một hiện tượng. Cận cảnh xoay 90 độ tại trụ sở Uỷ ban Dân số kế hoạch hóa...