Cận cảnh loài cây nguy hiểm nhất hành tinh: chỉ đứng cạnh cũng chết
Chỉ cần đứng trú mưa dưới cây cũng đủ để bạn đi chào Thần Chết.
Cây có hoa, quả độc có lẽ ai cũng đã từng nghe thấy. Tuy nhiên loài cây có thể giết người mà không cần chạm vào cơ thể chúng ta thì nghe mới thật sự khủng khiếp. Vậy đó là loài gì, ta hãy cùng tìm hiểu về loại cây nguy hiểm nhất hành tinh này.
Mang vẻ ngoài có vẻ hoàn toàn vô hại nhưng cây Manchineel lại có thể vỗ ngực tự xưng là “trái táo của Thần chết” bởi lượng độc chết người và cách truyền độc có 1-0-2 của mình.
Với tên khoa học Hippomane mancinella, cây Manchineel là một loại cây nhiệt đới hiếm, được tìm thấy ở vùng Nam Florida (Mỹ), vùng biển Caribbean hay phía Bắc của Nam Mỹ.
Những sát thủ này đều được đánh dấu bằng các biển cảnh báo lớn yêu cầu không được chạm vào hay thậm chí đứng gần cây.
Biển báo không được chạm vào được dán ngay trên thân cây.
Theo Viện khoa học thực phẩm và nông nghiệp Florida, tất cả các bộ phận của loài cây này đều là cực độc. Trong đó, quả của cây Manchineel sở hữu nọc độc đáng sợ nhất.
Nguyên do là bởi chúng có vị ngọt dễ ăn như táo, nhưng “trái táo của Thần chết” này có thể khiến nạn nhân chịu đau đớn suốt hàng giờ. Thậm chí, có người đã tử vong chỉ sau một lần cắn duy nhất.
Video đang HOT
Kẻ bị đánh lừa bởi vẻ ngoài nhỏ nhắn của quả Manchineel thường sẽ thấy bỏng rát miệng và cổ họng. Chỉ sau vài giờ, nạn nhân sẽ nôn ra máu do tổn thương cổ họng, đi kèm với đó là hiện tượng tiêu chảy không ngừng, gây mất nước nghiêm trọng. Khi tổn thương quá lớn, nạn nhân sẽ được Thần chết chào đón.
Khi đốt loại cây này cũng có độc, có thể gây viêm mắt hoặc mù tạm thời.
Không chỉ dừng lại ở đó, sáp, thân và lá cây đều là những sát thủ đáng gờm. Manchineel mang trong mình một hỗn hợp các loại độc, trong số đó nhiều chất còn chưa được xác định.
Nhưng nguy hiểm hơn cả là việc chỉ cần tiếp xúc hay tiêu hóa bất kì phần nào dù rất nhỏ của Manchineel cũng có thể dẫn đến cái chết.
Đặc biệt, cây sản xuất ra một loại sáp màu trắng đục có sức mạnh kinh khủng như… axit. Theo nhiều nghiên cứu, phản ứng nghiêm trọng nhất được tạo ra bởi phorbol – một hợp chất hữu cơ thuộc họ diterpene có khả năng gây kích ứng da mạnh.
Và do phorbol rất dễ tan trong nước nên mỗi khi trời mưa, Manchineel trở thành “kẻ giết người” hàng loạt cho bất kì du khách kém may mắn nào tìm đến nó để trú mưa. Những giọt mưa pha loãng sáp rơi xuống có thể gây ra tình trạng bỏng nặng và khi chạm vào mắt có thể gây mù.
Cây Manchineel đã trở thành sự ám ảnh của những người châu Âu trong thời kì khám phá “ Thế giới mới” châu Mỹ và được mệnh danh như một “quái thảo” đáng gờm.
Chắc hẳn ai cũng thắc mắc tại sao một loài cây nguy hiểm như vậy nhưng vẫn chưa bị loại bỏ? Bởi ở khía cạnh nào đó, Manchineel lại tương đối… có ích.
Manchineel góp phần bảo vệ hệ sinh thái. Chúng là hệ thống chắn gió và chống xói mòn tự nhiên. Theo các chuyên gia, trong tình trạng nước biển dâng cao và bão biển đe dọa sự sống trên đất liền, Manchineel thực sự là một công cụ rất hữu ích.
Bên cạnh đó chất độc của Manchineel được tận dụng để làm nên những đột phá trong khoa học như tìm ra thuốc trừ sâu an toàn hay thuốc giảm đau.
Là một loại cây bụi khổng lồ, Manchineel có thể phát triển cao đến 15m và thường được khai thác để làm đồ nội thất.
Trong hàng thế kỉ, người dân địa phương đã cẩn thận cắt gỗ và phơi khô chúng dưới ánh Mặt trời để trung hòa chất độc của Manchineel. Một số sản phẩm làm từ vỏ cây cũng được dùng như các vị thuốc dân gian.
Nếu bạn có dịp thăm thú loại cây này, hãy chiêm ngưỡng nó từ xa và đừng dại gì mà nảy ra ý kiến thử độ độc của Manchineel nhé bởi nó sẽ không “khách sáo” đâu!
Theo Kênh 14/ Trí Thức Trẻ
Loài cây biết đi bộ bằng "cà kheo"
Một loài cọ độc đáo được biết đến với cái tên "walking palm" ở châu Mỹ đã từng khiến các nhà khoa học phải bối rối vì có những chiếc "cà kheo" giúp chúng có thể "đi bộ"
Socratea exorrhiza là loại cọ sống trong các khu rừng nhiệt đới ở trung và nam châu Mỹ được đặt biệt danh là "cọ biết đi". Lí do là vì loài cọ này sở hữu một bộ rễ như cà kheo từng khiến các nhà khoa học không giải thích nổi. Bộ rễ của cây phát triển mạnh mẽ một cách kì lạ, nhiều rễ đâm ra ngoài từ gốc cây, một số trồi lên khỏi mặt đất và bén ra xung quanh.
Cận cảnh bộ rễ của "cọ biết đi".
Nhiều người thậm chí còn tin rằng đây chính là những chiếc chân khiến cây có thể "đi bộ". Xung quanh loài cây này tồn tại rất nhiều những câu chuyện hấp dẫn về khả năng đặc biệt của chúng. Người ta kể rằng cây có thể di chuyển từ bóng râm ra ánh sáng mặt trời, bằng cách cắm rễ mới theo hướng mà chúng muốn đi, và các rễ già sẽ từ từ nhấc lên trên và chết. Quá trình này có thể kéo dài vài năm, nhưng cũng có nhà cổ sinh học cho biết cây có thể "đi" được 2 hoặc 3 cm mỗi ngày.
Có rất nhiều câu chuyện hấp dẫn những ngưới hướng dẫn tham quan thường kể cho du khách.
Nhà sinh vật học Gerardo Avalos, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững ở Atenas, Costa Rica, đã dành nhiều năm nghiên cứu trước khi công bố một nghiên cứu chi tiết loài cây này và bộ rễ đặc biệt của chúng vào năm 2005. Ông quan sát thấy cây không hề có khả năng đi bộ vì rễ của chúng không di chuyển. Một vài rễ xung quanh có thể chết đi, nhưng gốc và thân cây của chúng vẫn ở nguyên một chỗ. Ông cho rằng khả năng cây biết đi bộ chỉ là một câu chuyện truyền thuyết mà các hướng dẫn viên nói với khách du lịch khi khám phá các khu rừng nhiệt đới mà thôi. Hai nghiên cứu trên tạp chí "Skeptical Inquirer" năm 2009 cũng có đồng quan điểm với Avalos.
Các nhà khoa học cho rằng chuyện cây biết đi chỉ là truyền thuyết.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn không thực sự chắc chắn về vai trò của bộ rễ độc đáo của loài cọ này. Một số người cho rằng nhiều rễ cây giúp cây có thể đứng vững trong khu vực đầm lầy. Cũng có ý kiến rễ mọc xung quanh gốc sẽ giúp cây mọc cao hơn để lấy ánh sáng mà thân cây không cần phải to ra. Cho đến nay vẫn chưa có giả thiết nào được xác nhận.
Theo Thùy Dương / Trí Thức Trẻ
Kì lạ loài cây sống ở khu đất tách rời nhau vẫn xanh tươi mơn mởn Loài cây đặc biệt được gọi là "cây đời" bất tử vì khả năng sống sót thần kì khi rễ của nó nằm trên 2 mảnh đất cách xa nhau. Nằm trên một vách đá đã bị xói mòn, một phần bị sụt lở trên bãi biển Kalaloch ở công viên quốc gia Olympic, Washington (Mỹ), "cây đời" vẫn kiên cường bám trụ...