Cận cảnh loài cá quái dị mắt lồi, mũi phi tiêu
Cá lừu đạn mũi nhám (Roughnose Grenadier) sở hữu đôi mắt lồi khổng lồ, và thân hình kiểu “đầu voi, đuôi chuột” xấu xí.
Loài cá với hình thù quái dị này được gọi là cá lừu đạn mũi nhám (Roughnose Grenadier).
Nó có tên khoa học là Trachyrincus murrayi.
Nó là một trong những loài cá được cho là xấu xí nhất đại dương, với thân hình kiểu “đầu voi, đuôi chuột”.
Video đang HOT
Loài này sở hữu đôi mắt đen củ hành to lớn và sắc nét.
Nó có một chiếc mũi giống như chiếc phi tiêu, có thể tấn công và hạ gục kẻ thù chỉ trong chớp mắt.
Loài cá này sinh sống ở độ sâu 400 – 1630 m dưới đại dương.
Môi trường sống của loài này ở các vùng Đông Bắc Đại Tây Dương, Iceland, phía tây nam Thái Bình Dương, đông New Zealand, Tây Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, loài cá này lại vô hại đối với con người.
Lưu Thoa
Theo Kiến thức
Ngôi đền rắn độc bò ngang nhiên trên đầu du khách
Ngôi đền ở Penang, Malaysia, là điểm du lịch nổi tiếng, độc đáo bởi cảnh tượng loài rắn trong tự nhiên tới trú ngụ, trườn, bò, ngủ, không màng lo sợ trước con người.
Nằm ở thị trấn Bayan Lepas, cách thành phố Georgetown khoảng 12 km, phía tây nam đảo Penang, Malaysia, đền Rắn là một trong những điểm tham quan nổi tiếng. Nơi đây được xây dựng nhằm tôn vinh Chor Soo Kong, một tu sĩ Phật giáo sống trong thời đại nhà Tống (960-1279) ở Phúc Kiến, Trung Quốc. Nhà sư có đức hạnh tuyệt vời, kiến thức y học uyên bác và luôn làm việc thiện suốt cuộc đời.
Truyền thuyết kể rằng nhà sư đã che chở và cứu sống những con rắn. Sau khi nhà sư chết, việc xây dựng ngôi đền được hoàn thành, chúng đã di chuyển đến đây. Những con rắn được các học trò của nhà sư cho phép ở lại. Từ đó, đền trở thành ngôi nhà của một số loài rắn độc như rắn chuông, rắn lục... Ngôi đền được xây dựng vào năm 1850 bởi David Brown, người Scotland.
Chor Soo Kong được cho là người đã chữa lành căn bệnh nan y của David Brown bằng cách sử dụng các vị thuốc dân gian ở địa phương. Lối vào của ngôi đền có một lư hương lớn tỏa khói nghi ngút. Một số người cho rằng khói hương tỏa ra, hoạt động như vị thuốc an thần, khiến những con rắn dường như bất động, buồn ngủ và trở nên ngoan ngoãn hơn. Số còn lại tin rằng chúng là rắn thần.
Ngôi đền có những bức tượng được chạm khắc tinh xảo. Điểm ấn tượng nhất là chiếc chuông lớn tại sảnh chính, được mang về từ Trung Quốc vào năm 1886 trong triều đại Mãn Châu. Ở phía sau của ngôi đền, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy những con rắn đang cuộn quanh cành cây. Việc thống kê số lượng rắn hiện sống trong khuôn viên chùa là điều khó khăn.
Ngày nay, số lượng rắn được cho là đang suy giảm do môi trường sống tự nhiên của chúng bị xáo trộn. Tuy nhiên, trong các lễ hội, bạn vẫn sẽ thấy nhiều con rắn ngang nhiên di chuyển trong đền. Chúng thường cuộn tròn trên bàn thờ, quấn quanh xà, các bức tranh, khung ảnh treo tường.
Dù có mặt khắp nơi, những con rắn chưa từng được báo cáo về hành vi cắn người. Nhiều tấm biển được dựng lên trong đền nhằm cảnh báo du khách không được chạm vào rắn. Tới đây, bạn cũng có thể chiêm ngưỡng triển lãm nhỏ cạnh ngôi đền và tham gia chụp ảnh cùng trăn và rắn hổ mang đã khử nọc độc nhưng vẫn còn nguyên răng nanh.
Theo news.zing.vn
Đập Đồng Cam - báu vật của xứ "hoa vàng trên cỏ xanh" Không chỉ đơn giản là dẫn nước, đập Đồng Cam (huyện Phú Hòa) còn được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, kỹ thuật xây dựng và được xem là báu vật của tỉnh Phú Yên. Đập Đồng Cam là công trình thủy lợi trên sông Ba, do người Pháp xây dựng. Công trình được khởi công vào năm 1924 và đến năm...