Cận cảnh lò mổ lớn ở miền Tây dùng dung dịch “lạ” làm sạch lông vịt
Để làm sạch lông vịt trước khi xuất bán, một cơ sở giết mổ quy mô lớn ở Cần Thơ đã sử dụng dung dịch “lạ” màu nâu đen…
Người dân ở ấp Trường Phú, xã Trường Thắng, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ cho biết, họ đã nhiều lần gửi đơn phản ánh đến cơ quan chức năng về việc cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm Trường Thắng sử dụng dung dịch màu nâu đen (nghi là nhựa thông) làm sạch lông trước khi đưa đi tiêu thụ.
Cơ sở giết mổ quy mô lớn ở Cần Thơ đã sử dụng dung dịch “lạ” màu nâu đen làm sạch lông vịt trước khi xuất bán.
Ngoài ra, cơ sở này còn thường xuyên thải ra những mùi hôi vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trong thời gian dài, vụ việc vẫn không được giải quyết thoả đáng.
Theo ghi nhận của phóng viên, cơ sở giết mổ này có quy mô lớn (với hàng chục công nhân làm việc, tham gia giết mổ khoảng 3.000 con vịt/ngày). Xung quanh cơ sở có rất nhiều hộ dân sinh sống.
Bên trong cơ sở rất nhếch nhác, mất vệ sinh. Sau khi cắt tiết, vịt được đưa vào máy đánh lông (vẫn còn lông con), sẽ được đem nhúng vào một dung dịch màu nâu đen rồi nhúng tiếp vào nước lạnh.
Bên trong cơ sở rất nhếch nhác, mất vệ sinh.
Video đang HOT
Chất màu nâu đen này khi gặp nước lạnh, nhanh chóng kết dính và bám chặt vào da vịt. Các công nhân thay nhau lột phần màu nâu đen ra khỏi con vịt. Lúc này, những con vịt với màu da trắng tươi sẽ được chuyển qua khâu khác để mổ lấy nội tạng. Được biết, sau khi được giết mổ xong sẽ được cấp đông và chờ đóng vào container để xuất khẩu đi nước ngoài.
Ông Lê Duy Tâm – Trưởng Trạm thú y Thới Lai – cho biết, chất màu nâu đen của cơ sở giết mổ vịt trên là sáp paraffin cho phép sử dụng trong hoạt động giết mổ. Sáp paraffin ở dạng rắn, khi sử dụng sẽ được nấu lên cho tan ra.
Trái ngược thông tin từ ông Tâm, ông Phan Trung Hiếu – Phó trưởng Phòng TNMT huyện Thới Lai – lại khẳng định, cơ sở giết mổ vịt này có sử dụng nhựa thông để nhổ lông vịt. Tình trạng khói đen có bụi bám vào mái, nền nhà và bay trong không khí là do việc đốt nhựa thông mà có.
Một lãnh đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho biết, sáp paraffin là một loại chế phẩm từ dầu thô dùng trong công nghiệp sản xuất nến, cao su, bôi trơn vỏ máy móc… Một số cơ sở giết mổ gia cầm lén trộn chung sáp paraffin với nhựa thông để nhổ lông gia cầm. Nếu sử dụng riêng từng loại sẽ rất khó sử dụng vì không có độ kết dính cao. Trong khi đó, nhựa thông là chất bị cấm sử dụng trong các hoạt động giết mổ gia cầm.Ông Phan Trung Hiếu – Phó trưởng Phòng TNMT huyện Thới Lai – cho biết, năm 2015, Cảnh sát môi trường TP.Cần Thơ đã kiểm tra và lập biên bản về việc xả thải của cơ sở cơ sở giết mổ vịt trên. Sau đó, UBND TP đã có quyết định xử phạt hành chính trên 152 triệu đồng. Sau khi xử phạt, cơ sở này có xây dựng bể xử lý nước thải nhưng lại thiết kế đường ống xả nằm sâu dưới đáy sông xáng Ô Môn.
Theo Danviet
Người dân đòi miễn phí xe cá nhân qua BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp
Người dân và doanh nghiệp gần BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp yêu cầu được miễn phí 100% đối với xe cá nhân, giảm 50% đối với xe kinh doanh qua trạm thu phí, không như phương án mà Bộ GTVT vừa quyết định.
Bộ GTVT đồng ý giảm giá vé qua trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp (trên QL1, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ), tuy nhiên người dân xung quanh trạm yêu cầu phải được miễn 100%.
Bà Trần Thị Minh Hà (cách BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp khoảng 200m) yêu cầu UBND TP.Cần Thơ, Hậu Giang và nhà đầu tư phải xác định rõ ràng cự ly của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tại hai đầu trạm thu phí để miễn giảm.
Bà Hà rất bức xúc trước việc xe của mình chỉ đi 200m nhưng bị thu toàn tuyến khi đi qua trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp.
"Tôi có 72 xe và cách trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp chỉ 200m, cứ chạy qua chạy lại là mất 70.000 đồng, khiến công việc làm ăn ngày càng khó khăn. Phải xác định rõ ràng đối với cự ly bao nhiêu chúng tôi được miễn phí 100% đối với xe cá nhân và giảm 50% xe của đơn vị kinh doanh. Tôi không yêu cầu miễn 100% nhưng phải có sự miễn và giảm rõ ràng. Tôi đi 200m mà các anh thu 25km là sai rồi", bà Hà bức xúc nói.
Cũng theo bà Hà, phí đường bộ khi đưa xe đăng kiểm đã bị thu, còn phí sửa chữa đường bộ thu qua xăng dầu. "Tôi đề nghị xác định rõ cự ly để chúng tôi yên tâm kinh doanh. Chứ suốt ngày nghĩ mưu này, kế nọ để quậy BOT thì mệt mỏi lắm", bà Hà chia sẻ.
Ông Trần Hoàng Bảo, chủ doanh nghiệp xây dựng cho biết, ông có hơn 20 phương tiện qua lại trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp. Gần 2 năm qua, xe của ông chỉ sử dụng vài trăm mét đường BOT nhưng phải đóng cho toàn tuyến, rất không hợp lý.
Người dân yêu cầu chủ đầu tư, cơ quan chức năng phải xác định lại bán kính các xe được miễn, giảm phí
Ngoài ra, các doanh nghiệp vận tải đều đề nghị, không nên quy định cứng nhắc chỉ phương tiện ở phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) và xã Tân Phú Thạnh (Hậu Giang) mới được miễn giảm.
"Tôi ở phường Lê Bình (quận Cái Răng) cách trạm thu phí chưa được 2km nhưng không được miễn giảm. Đề nghị chủ đầu tư, Sở GTVT nghiên cứu lại theo phương án giảm cho các doanh nghiệp, người dân nằm cách trạm thu phí trong bán kính từ 5-7km", chủ doanh nghiệp vận tải ở phường Lê Bình nói.
Trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp.
Đồng quan điểm, anh Trịnh Hoàng Hải - chủ DN Ngọc Lan (quận Ninh Kiều) kể, anh ký hợp đồng với Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh. Mỗi ngày, doanh nghiệp của anh có 20 xe container chạy qua lại BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp.
"Xe của tôi đi 1 quãng đường rất ngắn nhưng mỗi lượt phương tiện qua lại phải mua vé hết 400.000 đồng", anh Hải bức xúc.
Một chủ doanh nghiệp khác tiếp lời: "Nhiều xe từ Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng lên đến gần trạm thì né trạm khiến đường dân sinh hư hỏng. Các xe đó đi toàn tuyến thì không đóng phí còn chúng tôi chỉ đi vài trăm mét phải đóng phí là không hợp lý, bất công. Ngành chức năng phải có biện pháp xử lý".
Theo đại diện nhà đầu tư BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đối với chủ trương, chính sách mới trong quá trình thực hiện bao giờ cũng có bất cập.
Đại diện chủ đầu tư BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp cho biết sẽ tiếp tục cùng cơ quan chức năng giải quyết những vấn đề mà người dân và doanh nghiệp phản ánh.
"Bất cập thì chúng ta cùng nhau đối thoại, tháo gỡ nhưng tất cả đều theo quy định của Nhà nước và pháp luật. Bà con có nhu cầu thì nhà đầu tư, Sở GTVT TP.Cần Thơ lắng nghe đề xuất lên Bộ GTVT. Bộ GTVT xem xét rồi chỉ đạo các cơ quan ban ngành cùng nhau tháo gỡ", đại diện chủ đầu tư BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp nói và cho biết sẵn sàng phối hợp với Bộ ngành, địa phương đưa ra phương án hợp lý nhất, giải quyết nhưng bất cập của người dân cũng như đảm bảo thu hồi vốn cho chủ đầu tư.
Phó giám đốc Sở GTVT TP.Cần Thơ đồng tình với những vấn đề mà người dân nêu và hứa sẽ tiếp tục có văn bản gửi Tổng cục Đường bộ và Bộ GTVT để giải quyết.
"Sức chịu đựng có giới hạn nhưng chúng tôi đồng ý chờ đến ngày 31.12 để cơ quan chức năng và chủ đầu tư giải quyết những bất cập dân nêu...", bà Hà đại diện cho các doanh nghiệp nêu ý kiến sau khi nghe chủ đầu tư giãi bày.
Ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.Cần Thơ cho biết, rất đồng cảm với các ý kiến của người dân và hứa sẽ phản ánh về Tổng cục Đường bộ, Bộ GTVT để xem xét.
Hôm 6.12, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông có văn bản đồng ý giảm giá dịch vụ cho các loại xe qua trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp. Giá vé mới giảm từ 7 đến 15% so với mức phí hiện nay, cao nhất 180.000 đồng và thấp nhất 30.000 đồng.Đối với vùng lân cận, giảm giá cho chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống; tổ chức, DN có trụ sở chính thuộc phạm vi giảm giá thuộc các xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A, Hậu Giang), phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP.Cần Thơ).Mức giảm giá đối với các vùng này là 100% đối với xe buýt; 30-35% so với mức giá chung sau khi thực hiện giảm giá.
Theo Hoài Thanh (Vietnamnet)
Dân bị "tra tấn" bởi nước thải nhà máy chế biến gỗ 5 ngày qua Dòng nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối "tra tấn" người dân trong suốt nhiều ngày liền. Bên cạnh đó, người dân cho biết chính nguồn nước thải này đã khiến cá trong vùng chết hàng loạt. Đã 5 ngày nay, người dân xóm Bình Minh, xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, đang chịu sự tra tấn bởi mùi hôi...