Cận cảnh lò giết mổ gia cầm “di động” bên đường
Máu, lông gia cầm, nước thải… vương vãi khắp mặt đường gây mùi hôi tanh. Tình trạng mua bán, giết mổ gia cầm diễn ra tấp nập trên các tuyến đường giáp ranh giữa TP.HCM và thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Theo phản ánh của nhiều người dân, tình trạng trên diễn ra thường xuyên vào giờ tan tầm và cuối tuần. Bà Lê Thị L. ngụ tại góc đường Đào Trinh Nhất (P.Linh Tây, Thủ Đức, TP.HCM) giáp với đường Bình Đường 2 (P.An Bình, TX Dĩ An Bình Dương) bức xúc: Những người bán gà, vịt rất “tinh ranh”, họ thường chọn nơi mua bán, giết mổ là địa bàn giáp ranh nên khi có lực lượng bên này kiểm tra họ bỏ chạy qua bên kia, gây khó khăn cho việc xử lý.
Ngày 24/7, PV Bee.net có mặt tại một số tuyến đường thuộc địa bàn P.Linh Xuân, P.Linh Tây (Q.Thủ Đức, T.PHCM) giáp với P.An Bình, P.Dĩ An (TX Dĩ An, Bình Dương)… chứng kiến hàng trăm gà, vịt được bày ra đường để người mua chọn lựa. Nếu người mua có nhu cầu, người bán sẵn sàng giết mổ ngay tại chỗ. Máu, lông, nước thải… vương vãi khắp mặt đường gây mùi hôi tanh, ô nhiễm nghiêm trọng.
Tình trạng này diễn ra đã lâu nhưng theo phản ánh của người dân sinh sống quanh các khu vực này không nhận thấy cơ quan chức năng kiểm tra xử lý.
Cảnh mua bán, giết mổ tại địa bàn KP1 P.Linh Xuân Thủ Đức (TPHCM) giáp ranh với đường Nguyễn An Ninh, KP. Bình Minh 2, P.Dĩ An, TX Dĩ An tỉnh Bình Dương (cách trung tâm hành chính TX Dĩ An khoảng 200m).
Video đang HOT
Tại ranh giới P.Linh Tây Q.Thủ Đức (TPHCM) trên đường Đào Trinh Nhất giáp với đường Bình Đường 2, P. An Bình, TX Dĩ An ( Bình Dương) rất nhiều người bày bán và giết mổ gia cầm.
Cảnh mua bán, giết mổ gia cầm trên QL1K đoạn qua P.Bình An, TX Dĩ An, Bình Dương.
Nhiều điểm bán gia cầm khác trên đường Bình Đường 3, P.An Bình, TX Dĩ An Bình Dương (giáp với P.Tam Phú , Thủ Đức – TP.HCM).
Theo Bee.net.vn
Mất mạng vì một bát tiết canh
Tỷ lệ tử vong của bệnh liên cầu lợn còn cao hơn dịch SARS. Hơn một nửa số lợn lành mang mầm bệnh này, vì thế hãy cảnh giác với món tiết canh, lòng lợn.
Dù bệnh liên cầu lợn chưa xếp vào danh mục các bệnh truyền nhiễm buộc phải báo cáo như cúm A/H1N1, H5N1 nhưng số người mắc bệnh đang gia tăng. Đáng lo ngại, tỷ lệ tử vong của bệnh còn cao hơn cả dịch SARS.
Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm đến nay, bệnh viện tiếp nhận 7 trường hợp mắc liên cầu lợn, trong đó có một ca tử vong. Do không thuộc diện dịch bệnh bắt buộc báo cáo của Bộ Y tế, các ca mắc liên cầu lợn chỉ được ghi nhận khi bệnh nhận được chuyển lên điều trị tại các bệnh viện lớn nên con số mắc thực tế có thể còn lớn hơn nhiều.
Mắc bệnh vì... tiết canh, cháo lòng
Anh T., 34 tuổi, ở Phủ Lý, Hà Nam là người chuyên bán lòng lợn tiết canh. Theo lời kể của gia đình bệnh nhân, ngày 5/5, anh có ăn tai và mũi lợn. Ngay trong ngày, anh bị sốt cao và chỉ một ngày sau rơi vào trạng thái lơ mơ. Bệnh nhân nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng hôn mê sâu, ban hoại tử nổi khắp người, huyết áp tụt và có dấu hiệu suy đa phủ tạng. Đến nay, sau 6 ngày điều trị, bệnh nhân đã qua khỏi cơn nguy kịch nhưng tình trạng hoại tử ở chi vẫn rất trầm trọng và có khả năng phải cắt một phần chi.
Còn anh L., 38 tuổi, ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh mua lòng lợn, tiết lợn về cho cả nhà cùng ăn. Sau đó chỉ mình anh L. bị sốt cao và có hiện tượng nổi ban. Gia đình tưởng bệnh nhân chỉ bị sốt phát ban thông thường mà không ngờ đến căn bệnh liên cầu lợn. Khi đi khám tại Bệnh viện tỉnh Nghệ An, bệnh nhân đã được chuyển ngay lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Sau khi nhập viện được vài giờ, bệnh nhân cũng lịm dần, rơi vào tình trạng hôn mê.
Bệnh nhân liên cầu lợn tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Châu Anh.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu và điều trị tích cực, vi khuẩn có thể gây bệnh liên cầu lợn cho người chỉ qua một tổn thương nhỏ, trầy xước da trong quá trình giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh. Hai thể bệnh lâm sàng hay gặp nhất khi nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn và viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết. Với trường hợp bị viêm màng não, bệnh nhân sẽ bị rối loạn ý thức, phát ban ngoài da, giảm thính lực, liệt thần kinh sọ, suy thận nhẹ... Trường hợp nhiễm khuẩn huyết thì hay bị nổi ban hoại tử toàn thân, tập trung nhiều nhất ở mặt, ngực, chân tay, tụt huyết áp và rơi vào tình trạng hôn mê. Với các trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ tử vong. Bác sĩ Cấp cũng cảnh báo, bệnh liên cầu lợn để lại nhiều di chứng nguy hiểm như: điếc chiếm 25% - 40%; hoại tử chi dẫn đến phải cắt chi, suy thận.
Ruồi nhà có thể là trung gian lây bệnh
Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết điều đáng lo ngại là có đến 50% - 60% lợn lành mang mầm bệnh. Chính vì thế, việc kiểm soát nguồn lây bệnh gặp nhiều khó khăn. Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn có nhiều nhất ở các nơi như khoang mũi, đường sinh dục, tiêu hóa và phân của lợn. Các vi khuẩn này có thể sống 10 phút ở nhiệt độ 60 độ C; 24 giờ ở 25 độ C và 8 ngày trong phân.
"Ruồi nhà cũng có thể là vật trung gian làm lây lan mầm bệnh. Khi ruồi đậu vào phân, thịt lợn có vi khuẩn liên cầu lợn sau đó đậu vào các vết trầy xước trên da người có thể khiến người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khả năng này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng vi khuẩn trong ruồi lớn, trong khi sức đề kháng của người lại yếu", tiến sĩ Hiển cũng cảnh báo.
Do đó, để phòng bệnh, cần phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn dễ dàng bị tiêu diệt bởi các thuốc khử khuẩn như Cloramin B. Người dân phải đeo găng tay khi tham gia giết mổ, chế biến lợn đề phòng lợn nhiễm bệnh mà không biết. Tuyệt đối không ăn hoặc tiếp xúc với lợn đã nhiễm bệnh. Tránh để ruồi bâu vào vết thương. Nếu thấy có các dấu hiệu như sốt cao đột ngột, mệt mỏi, rét run, buồn nôn, chóng mặt... sau khi tiếp xúc với lợn hoặc ăn các thực phẩm chưa nấu chín từ lợn như nem chua, nem chạo, tiết canh, cần nghĩ ngay đến bệnh liên cầu lợn và đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm, tránh để xảy ra biến chứng.
Bệnh liên cầu lợn có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nếu như trước năm 1998, mỗi năm chỉ vài ca mắc thì đến nay đã tăng lên hàng chục ca. Trong năm 2010, riêng miền Bắc có 55 ca mắc liên cầu lợn, trong đó có 7 ca tử vong. Các ca bệnh ghi nhận rải rác ở tất cả các tháng trong năm nhưng có nhiều nhất vào các tháng 4, 5, 6 và 7. Tỷ lệ tử vong cao, xấp xỉ 13%, trong khi ngay cả với dịch SARS, tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 7-8%.
Theo Đất Việt
Lợn tai xanh "tuồn" khỏi vùng dịch Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần tại huyện Yên Thành, Nghệ An dịch tai xanh đã lây lan khá nhanh và diễn biến phức tạp. Toàn huyện đã có hơn 4.000 con lợn mắc bệnh và đã được tiêu hủy. Hàng tấn lợn bệnh đã bị bắt giữ trên đường tuồn đi tiêu thụ. Xã Liên Thành là một trong những địa...