Cận cảnh lễ diễu binh mừng Quốc khánh Pháp
Lễ diễu binh mừng Ngày Quốc khánh Pháp (14/7) năm nay ở Paris được ví như là lời chào gửi đến Ukraine và các đồng minh Đông Âu của Pháp.
Ban Quân nhạc khai mạc buổi lễ. Ảnh: Reuters
Đáng chú ý, năm nay, các binh sĩ Pháp được điều động đến gần chiến trường Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở đây vào cuối tháng 2 cũng được mời tham gia sự kiện cùng với Tổng thống Emmanuel Macron, các quan chức chính phủ Pháp và các nguyên thủ quốc tế.
Hãng thông tấn AFP dẫn lời một quan chức tại Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết: “”Cuộc duyệt binh diễn ra trong một bối cảnh chiến lược. Ý tưởng chính là làm nổi bật sự đoàn kết chiến lược với các đồng minh của chúng tôi”.
Phi đội máy bay phun khói mở màn sự kiện. Ảnh: Reuters
Cuộc duyệt binh trên Đại lộ Champs-Elysees được mở màn bằng màn trình diễn quốc kỳ của 9 nước đồng minh, phần lớn là láng giềng của Ukraine hoặc Nga, bao gồm: Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Séc, Slovakia, Hungary, Romania và Bulgaria.
Các binh sĩ Pháp đóng quân ở sườn phía Đông của NATO sẽ là thành phần danh dự tiếp theo. Paris đã xúc tiến triển khai 500 binh sĩ tới Romania, quốc gia sát sườn Ukraine, ít hôm sau động thái điều quân của Moskva, đồng thời phát tín hiệu sẵn sàng tăng quân số nếu cần. Lính Pháp cũng tham gia các chiến dịch trên bộ và trên không tại Estonia, cũng như điều máy bay chiến đấu Rafale đến củng cố hệ thống phòng không cho Ba Lan.
Tổng thống Pháp và Phu nhân tham dự sự kiện. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Lời cam kết về việc tăng cường hỗ trợ quân sự của Tổng thống Macron đối với Đông Âu diễn ra trùng thời điểm Paris rút bớt binh sĩ khỏi vùng Sahel ở Nam Phi. Quân đội Pháp sẽ duy trì sự hiện diện của tối đa 2.300 lính tại đó đến cuối mùa Hè này, giảm từ mức trên 5.000 lính một năm trước đó.
Lễ duyệt binh ngày 14/7/2022 tại Paris là dấu mốc kỷ niệm cuộc nổi dậy chiếm nhà ngục Bastille năm 1789 và khởi động cuộc Cách mạng Pháp sau đó.
Đây là sự kiện thường niên nhằm phô diễn các khí tài quân sự hiện đại nhất của Pháp và được hàng ngàn khán giả theo dõi trực tiếp trên Đại lộ Champs-Elysees, hay hàng triệu người xem qua truyền hình.
Ước tính, chương trình duyệt binh năm nay có khoảng 6.300 người tham gia. Buổi lễ còn có sự góp mặt của 64 máy bay chiến đấu, 25 trực thăng, 200 con ngựa và 181 phương tiện cơ giới.
Điểm nổi bật trong lễ duyệt binh chính là màn trình diễn của lực lượng không quân các nước đồng minh châu Âu và phi đội chiến đấu cơ Patrouille de France của Pháp. Máy bay không người lái Reaper, được sử dụng tại Sahel để truy lùng các phần tử thánh chiến, cũng lần đầu tiên tham gia sự kiện này.
Giống như nhiều thành phố khác trên khắp nước Pháp, Paris sẽ tổ chức bắn pháo hoa quy mô lớn vào tối cùng ngày. Tuy nhiên, một số khu vực như Nimes ở Tây Nam nước này phải hủy bắn pháo hoa vì nguy cơ gây hỏa họa trong đợt nóng bức hiện tại.
Các quốc gia châu Âu dỡ bỏ hạn chế phòng dịch COVID-19 dù số ca nhiễm tăng vọt
Trên khắp châu Âu, các hạn chế phòng dịch COVID-19 đã dần được dỡ bỏ bất chấp nhiều quốc gia đang chứng kiến số ca nhiễm tăng kỷ lục.
Biển chỉ dẫn đến một trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở miền đông nước Đức. Ảnh: Getty Images
Theo trang The Guardian (Anh), tại Đức, hầu hết các biện pháp kiểm soát đại dịch đã được dỡ bỏ từ ngày 20/3. Việc đeo khẩu trang bắt buộc sẽ chỉ còn được áp dụng khi sử dụng phương tiện công cộng, tới bệnh viện, trạm dưỡng lão và sẽ không còn hiệu lực khi người dân đến các địa điểm khác như cửa hàng, trường học, nhà hàng.
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh số các ca nhiễm ở Đức đạt kỷ lục gần 300.000 ca/ngày vào hôm 18/3. Đức đã ghi nhận hơn 200 trường hợp tử vong/ngày trong nhiều tuần gần đây. Phần lớn dân số bày tỏ lo ngại động thái nới lỏng này diễn ra quá sớm.
Các trường hợp mắc COVID-19 cũng đang tăng vọt ở Áo, Hà Lan, Thụy Sĩ và Pháp.
Tại Áo, nhà chức trách cho biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc khuyến cáo người dân thực hiện quy định đeo khẩu trang ở các không gian trong nhà khi số ca nhiễm tăng mạnh, với tỷ lệ 3.600ca/100.000 dân trong 7 ngày. Áo đang xem xét giảm thời gian cách ly do tình trạng thiếu nhân viên y tế trầm trọng.
Trung tâm tiêm chủng ở Saint-Denis gần Paris, Pháp. Ảnh: Reuters
Tại Pháp, hầu hết các hạn chế COVID-19 đã được dỡ bỏ từ ngày 14/3, bao gồm quy định đeo khẩu trang trong nhà, ngoại trừ trên phương tiện giao thông công cộng. Người dân phải xuất trình "hộ chiếu vaccine" hoặc chứng minh đã khỏi bệnh khi đến các địa điểm này. Theo các cơ quan y tế, số ca mắc mới ở Pháp đã tăng 1/4 kể từ tuần trước.
Song giới chức cho biết số bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt và tử vong do COVID-19 ở nước này đã suy giảm. Trong bài thuyết trình kéo dài 4 tiếng về chương trình bầu cử, Tổng thống Emmanuel Macron chỉ đề cập rất ít đến đại dịch.
Trong khi đó, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tuyên bố ông không tin rằng virus đã bị đánh bại. Quan điểm này tương tự cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới rằng đại dịch "còn lâu mới kết thúc".
Các quốc gia như Italy và Tây Ban Nha, những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong giai đoạn đầu của COVID-19 hồi năm 2020, lại có cách tiếp cận thận trọng hơn khi nới lỏng quy định phòng dịch.
Ở Tây Ban Nha, người dân vẫn được yêu cầu đeo khẩu trang trong trường học, nhà hàng, trên phương tiện giao thông công cộng và các không gian trong nhà khác. Trong 2 tuần qua, nước này đã ghi nhận trên 211.200 ca mắc COVID-19. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng giường chăm sóc đặc biệt đã giảm xuống dưới 3% so với 6,6% ở hai tuần trước.
Tây Ban Nha có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất ở châu Âu, với 92,3% dân số trên 12 tuổi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, trong khi 51,3% người dân đã tiêm 3 mũi. Chính phủ Tây Ban Nha có ý định sớm loại bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở không gian trong nhà, nhưng cho biết họ vẫn chưa sẵn sàng ấn định ngày chính thức.
"Tình hình hiện tại cho thấy chúng ta đang ngày càng tiến gần hơn đến thời điểm đó.Tuy nhiên đối với chúng tôi, việc dỡ bỏ quy định phòng dịch cũng quan trọng như khi chúng tôi áp đặt điều đó", Bộ trưởng Y tế Carolina Darias cho biết. Tây Ban Nha đã ghi nhận ít nhất 101.000 ca tử vong vì COVID-19 kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Bệnh viện Doce de Octubre ở Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters
Hôm 17/3, Italy đã công bố kế hoạch nới lỏng các biện pháp phòng dịch bất chấp số ca nhiễm tăng mạnh kể từ đầu tháng 3. Sau hai năm bùng phát, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 157.000 người dân nước này. Dự kiến, Italy sẽ dỡ bỏ yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng khi tới các địa điểm công cộng, từ rạp hát đến nhà hàng.
Thủ tướng Italy Mario Draghi cho biết đất nước đã sẵn sàng đối phó với COVID-19 vì gần 84% người Italy đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine.
Trong khi đó, ở một số quốc gia Bắc Âu, nơi hầu như tất cả các hạn chế đã được bãi bỏ, số ca nhiễm đã giảm đáng kể trong nhiều tuần, sau làn sóng lây nhiễm kỷ lục hồi tháng 2. Một số chuyên gia cho rằng xu hướng suy giảm này có thể do tình trạng thiếu xét nghiệm. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Iceland và Phần Lan đều có tỷ lệ tiêm chủng cao, điều đó đã giúp người dân được bảo vệ tốt hơn trước virus.
Tại Đức, vấn đề tiêm chủng vẫn đang gây tranh cãi với tỷ lệ tiêm chủng quá thấp, đặc biệt ở những người lớn tuổi. Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ, chỉ dưới 76%. Tuần trước, trong một sự kiện vận động bầu cử, Thủ tướng Olaf Scholz đã nỗ lực kêu gọi người dân đi tiêm chủng.
Ông Putin tuyên bố quân đội Nga đang làm mọi thứ để cứu mạng dân thường Ukraine Trong một cuộc điện đàm mới nhất với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng trong chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, Lực lượng vũ trang Nga đang làm mọi cách để cứu mạng dân thường, Điện Kremlin cho biết, TASS trích dẫn. Tổng thống Putin tuyên bố quân đội Nga đang làm mọi thứ để cứu...