Cận cảnh lâu đài đồ sộ hàng nghìn tỷ đồng trên đất ‘vàng’ Phú Thọ
Tòa lâu đài được đánh giá là lớn nhất Phú Thọ hiện đang được Công ty TNHH Hải Linh hoàn thiện, tọa lạc trên khu đất vàng rộng hàng nghìn mét vuông tại đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Việt Trì (Phú Thọ).
Được biết, dự án này khởi công từ năm 2019 với tổng diện tích xây dựng hơn 13.000m2 sàn xây trên khu đất 3.500m2. Lâu đài này gồm 8 tầng (5 tầng chính và 3 tầng chóp). Sau khi được hoàn thành, lâu đài này sẽ là trụ sở, văn phòng kinh doanh của Công ty TNHH Hải Linh.
Với mức đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng, diện tích xây dựng của từng tầng và tum mái được cụ thể hóa như sau: Tầng 1 là 1.898m2; tầng 2 là 2.254m2; tầng 3 là 1.245m2; tầng 4 là 1.326m2; tầng 5 là 1.334m2; tum mái 750m2.
Tòa lâu đài gây chú ý khi được xây dựng theo lối kiến trúc tân cổ điển. Công trình này đang đi vào hoàn thiện nội thất.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Tám là chủ lâu đài này được biết tới là một đại gia có tiếng tại Phú Thọ và sở hữu Công ty TNHH Hải Linh. Công ty này hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan.
Hàng loạt những chi tiết đường nét hoa văn uốn lượn, chi tiết mái vòm, cột tròn đối xứng, các đường chỉ phào, phù điêu, điêu khắc đã tô điểm và làm nổi bật tòa lâu đài.
Độc đáo nghề đắp phù điêu
Trong xây dựng, tranh phù điêu góp phần tô điểm cho không gian, thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp; tạo ấn tượng, sự gần gũi... của ngôi nhà, nhất là mặt tiền, phòng khách, cột của các căn nhà có diện tích lớn, biệt thự, lâu đài cổ điển...
Tranh phù điêu còn được gọi là đắp nổi- một loại hình hội họa được "vẽ" trên một mặt phẳng bằng cách đắp nổi hoặc khoét lỏm mặt phẳng để tạo ra những họa tiết, đường nét, hình thù như mong muốn.
Chất liệu để làm tranh phù điêu rất đa dạng, như: Composite, thạch cao, gỗ hoặc đá..., nhưng được sử dụng nhiều nhất là xi-măng.
Anh Nguyễn Thái Sửu (26 tuổi, ngụ huyện Quảng Ngạn, TP. Huế) cho biết: "Tôi theo nghề làm phù điêu hơn 5 năm. Tôi được truyền nghề từ những người chú, anh trong gia đình, dòng họ. Ở Huế, nghề làm phù điêu được xem là một nghề truyền thống...".
Anh Sửu chia sẻ: "Nắm bắt nhu cầu trang trí nội, ngoại thất của người dân, nhất là ở các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, tôi quyết định "di cư" vào Nam để lập nghiệp và mong muốn bằng đôi tay của mình sẽ góp phần làm đẹp cho đời".
Để tạo ra các bức tranh đẹp đòi hỏi người họa sĩ, nghệ nhân phải sáng tạo trong phát họa tranh và cẩn thận, tỉ mẫn, khéo léo trong từng chi tiết nhỏ khi đắp, khoét... tạo thành 1 bức phù điêu hoàn chỉnh.
Tùy theo sở thích, nhu cầu của gia chủ, những "nghệ nhân" đắp phù điêu sẽ phát thảo những bức tranh bằng viết bút lông lên bề mặt xi-măng phẳng, như: Tranh đồng quê, nhà cổ xưa, chim cò, hoa sen...
Sau đó, "nghệ nhân" pha trộn xi-măng theo tỷ lệ và dùng cây bay đắp phù điêu để tạo hình. Theo anh Sửu, để hoàn thiện 1 bức tranh phù điêu có độ tinh xảo, nghệ thuật cao thì không thể bỏ qua những quy trình nghiêm ngặt (sử dụng chất liệu, pha và phối màu) và đòi hỏi tay nghề cao của nghệ nhân.
Trang trí phù điêu mang lại cho người quan sát cái nhìn thực tế 3D, có chiều sâu, góc cạnh. Do vậy, cảm giác chân thực và có hồn là điều mà ai cũng sẽ cảm nhận được.
Những ý tưởng bắt mắt cho lan can cầu thang Lan can cầu thang là một tính năng với các yêu cầu nghiêm ngặt về quy tắc xây dựng được thiết kế để giữ an toàn trong ngôi nhà. Cho dù bạn có kế hoạch lắp đặt theo phong cách gì thì đó cũng là một quyết định thiết kế quan trọng có thể thiết lập tông màu cho không gian của bạn....