Cận cảnh lắp đặt hơn 1.000m cống ‘ôtô chui lọt’ dưới đáy sông Sài Gòn
Phóng viên Tuổi Trẻ theo chân các kỹ sư và công nhân chứng kiến tận mắt việc lắp đặt gần 1.000m (trong tổng số gần 1.025m) cống dưới đáy sông Sài Gòn ở độ sâu 18m thuộc dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM (giai đoạn 2).
Công nhân đang vận hành máy đưa thiết bị xuống giếng kích cống thoát nước xuyên dưới đáy sông Sài Gòn – Ảnh: VĂN BÌNH
Ngày 14-1, trên công trường xây dựng tuyến cống bao thu gom nước thải thuộc dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM (giai đoạn 2), các kỹ sư và công nhân tất bật lắp đặt gần 1.000m (trong tổng số gần 1.025m) cống dưới đáy sông Sài Gòn ở độ sâu 18m.
Mỗi một đoạn cống ôtô chui lọt có kích thước dài 3m, đường kính lòng cống rộng 3,2m, có trọng lượng 33 tấn. Đây là tuyến cống thu gom nước thải có kích thước lớn nhất TP.
Bên trong lòng cống đã được lắp đặt dài gần 1.000m dưới đáy sông Sài Gòn – Ảnh: VĂN BÌNH
Chỉ huy trưởng công trường cho biết mất từ 4 đến 6 giờ để máy kích một đoạn cống dài 3m xuyên qua đáy sông Sài Gòn. Công trường đã bố trí lực lượng công nhân làm việc 3 ca 24/24 giờ để cố gắng phấn đấu tháng 7-2022 hoàn thành hợp đồng gói thầu XL-01 thi công tuyến cống bao.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM (chủ đầu tư dự án), gói thầu XL-01 gồm sản xuất cống, thi công lắp đặt 7,85km tuyến cống bao thoát nước và xây dựng 20 giếng (hố ga có quy mô lớn) trên địa bàn TP. Thủ Đức trị giá 1.882 tỉ đồng, đến nay đã thi công đạt 95% khối lượng.
Công nhân vận hành thiết bị trong lòng đường ống dưới đáy sông Sài Gòn – Ảnh: VĂN BÌNH
Ông Võ Đình Dũng – phó trưởng ban điều hành dự án 5 thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM – cho biết 7,85km cống bao thoát nước đang được xây dựng sẽ kết nối với khoảng 8km chiều dài tuyến cống bao thoát nước của dự án Vệ sinh môi trường giai đoạn 1 (đã hoàn thành năm 2012).
Video đang HOT
Các công nhân vận hành nhiều thiết bị máy từ cửa miệng đường cống thu gom nước thải đưa vào bên trong tuyến cống gần 1.000m dưới đáy sông Sài Gòn – Ảnh: VĂN BÌNH
Toàn bộ nước thải trên địa bàn các quận 1, 3, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận và TP Thủ Đức được thu gom đưa về nhà máy xử lý nước thải có công suất 480.000m 3/ngày đang được triển khai thi công tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức. Thay vì hiện nay nước thải được thu gom ở lưu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được pha loãng và sau đó bơm trở lại sông Sài Gòn.
Theo ông Võ Đình Dũng, dự án sau khi hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết một lượng lớn nước thải đô thị của TP.HCM thành nước sạch. Đồng thời, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và đem lại hiệu quả về môi trường và xã hội to lớn cho người dân TP.
Dự án Vệ sinh môi trường TP giai đoạn 2 có tổng vốn đầu tư 524 triệu USD, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới 450 triệu USD, phần còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách TP. Dự án đã được khởi công vào năm 2017 và dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2024.
Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, hiện TP mới xử lý được 13,2% lượng nước thải thành nước sạch xả ra môi trường. Dự kiến trong vài năm tới, khi các nhà máy xử lý nước thải ở dự án vệ sinh môi trường giai đoạn 2 đưa vào hoạt động và dự án Cải thiện môi trường nước TP giai đoạn 2 đang triển khai xây dựng mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (quận 8) nâng công suất từ 141.000m 3/ngày lên 469.000m 3/ngày sẽ góp phần giải quyết được 80% lượng nước thải thành nước sạch ở TP.HCM.
Mỗi ngày các kỹ sư và công nhân thi công phải leo chiếc thang thẳng đứng dài 18m từ mặt đất xuống tận đáy giếng để bắt đầu công việc dưới đáy sông Sài Gòn – Ảnh: VĂN BÌNH
Từ trên mặt đất nhìn xuống đáy giếng nơi máy kích có lực đẩy hàng ngàn tấn để cống xuyên lòng đất dưới sông Sài Gòn – Ảnh: VĂN BÌNH
Mỗi đoạn cống dài 3m, đường kính lòng cống rộng 3,2m, nặng 33 tấn do nhà thầu nước ngoài đặt sản xuất tại Việt Nam – Ảnh: VĂN BÌNH
Công nhân đang lắp đặt đường ống oxy vào bên trong tuyến cống dưới đáy sông Sài Gòn. Có đến 3 đường ống đưa oxy vào trong lòng tuyến cống đảm bảo sức khỏe cho công nhân thi công- Ảnh: VĂN BÌNH
Công trường lắp đặt đường ống thu gom nước thải đang được thi công ở TP.Thủ Đức – Ảnh: VĂN BÌNH
TP.HCM điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt theo lộ trình
Từ ngày 1.1.2022, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO, thuộc UBND TP.HCM) sẽ tiến hành điều chỉnh đơn giá nước theo lộ trình.
Việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt này thực hiện theo chủ trương từ năm 2019, theo Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND của UBND TP.HCM đã ban hành về giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM, lộ trình 2019 - 2022.
Từ năm 2019 đến nay, giá nước sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM đã được điều chỉnh vào đầu mỗi năm, với mức tăng từ 300 - 400 đồng/lần/m 3. Đây là lần điều chỉnh cuối theo lộ trình 2019 - 2022.
Công nhân ngành nước TP.HCM lắp đặt hệ thống cấp nước sạch trong mùa dịch Covid-19. ảnh VĂN BÍCH
Với lộ trình đã thực hiện, việc điều chỉnh vào đầu năm 2022 như sau:
Nước sinh hoạt có định mức cho mỗi hộ dân sử dụng là 4m 3/người/tháng, sẽ điều chỉnh từ 6.300 đồng thành 6.700 đồng/m 3. Riêng hộ nghèo và cận nghèo là những hộ dân cư trên địa bàn TP.HCM có Giấy chứng nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sẽ điều chỉnh từ 6.000 đồng thành 6.300 đồng/m 3.
Với định mức sử dụng từ 4 m 3 đến 6 m 3/người/tháng sẽ điều chỉnh từ 12.100 đồng thành 12.900 đồng/m 3.
Với định mức sử dụng trên 6 m3/người/tháng sẽ điều chỉnh từ 13.600 đồng thành 14.400 đồng/m 3.
Cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể sẽ điều chỉnh từ 12.300 đồng thành 13.000 đồng/m 3.
Đơn vị sản xuất sẽ điều chỉnh từ 11.400 đồng thành 12.100 đồng/m 3.
Đơn vị kinh doanh, dịch vụ sẽ điều chỉnh từ 20.100 đồng lên 21.300 đồng/m 3.
Ngành nước TP.HCM lắp đặt nhiều trụ nước sạch uống tại vòi miễn phí. Ảnh VĂN BÍCH
Thu hộ dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải
Ngoài ra, ngày 1.6.2021, UBND TP.HCM có Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND về ban hành giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn TP.HCM từ giai đoạn 2022 - 2025.
Theo đó, từ năm 2022, UBND TP.HCM giao Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tổ chức thu tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải thông qua hóa đơn tiền nước. Số tiền thu hộ sẽ căn cứ khối lượng nước sạch tiêu thụ hằng tháng, mức giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải theo quy định.
Về mức giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải, UBND TP.HCM cũng ban hành lộ trình thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tính trên giá nước cấp, bắt đầu từ năm 2022 là 15%, năm 2023 là 20%, năm 2024 là 25% và năm 2025 về sau là 30%.
Như vậy, việc bắt đầu thu hộ dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải cộng với thuế giá trị gia tăng có thể sẽ khiến chi phí nước sinh hoạt tăng ít nhiều từ năm tới.
Nếu xét riêng tiền cấp nước đơn thuần, mức giá nước sinh hoạt dành cho các hộ dân sau điều chỉnh tăng từ 400 đồng mỗi mét khối so với năm 2021, tương ứng 6%. Nếu một hộ dân nhà 4 người sử dụng dưới 15 m 3/tháng, thì số tiền tăng thêm vào khoảng 6.000 đồng mỗi tháng.
Vừa qua, để chia sẻ những khó khăn với bà con TP.HCM trong tình hình dịch bệnh, SAWACO đã miễn 100% tiền nước trong 6 tháng (từ tháng 6 đến hết tháng 12.2021) cho hộ nghèo, cận nghèo và các khu cách ly tập trung phòng dịch, bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.
Cùng với đó, tất cả khách hàng sử dụng nước sinh hoạt được giảm giá 10% trên hóa đơn tiền nước trong 3 tháng 9, 10, 11.2021. Việc giảm giá này cũng áp dụng cho doanh nghiệp theo kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19 tại TP.HCM.
Nhà máy nghìn tỉ được cho thuê chứa đá thải, than Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất được đầu tư 80 triệu USD (gần 1.900 tỉ đồng) sau thời gian dài ngừng hoạt động đang được cho thuê làm nơi chứa đá thải, than từ nhà máy thép Hòa Phát - Dung Quất. Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất hiện đang tạm dừng hoạt...