Cận cảnh kiến trúc ga tàu điện ngầm sâu nhất thế giới ở thủ đô Kyiv, Ukraine
Ga tàu điện ngầm Arsenalna nằm ở độ sâu hơn 105m dưới lòng đất. Công trình được thiết kế có khả năng chống chịu vụ nổ hạt nhân và đang là nơi trú ẩn an toàn cho người dân Ukraine.
Công trình do Liên Xô thiết kế xây dựng được đưa vào hoạt động vào tháng 11.1960, nhân kỷ niệm 43 năm Cách Mạng Tháng 10 Nga.
Ga Arsenalna do nhóm kiến trúc sư G. Granatkin (1913-1990), S. Krushinsky (1914-1985) và N. Shchukina cùng thiết kế.
Nhà ga Arsenalna thuộc tuyến metro Svyatoshinsko – Brovarska, nằm giữa 2 ga Khreschatyk và Dnipro trong quận Pechersky, trung tâm Kyiv, Ukraine, được thiết kế ở độ sâu hơn 105m so với mặt đất.
Nhà ga này từng được kỷ lục Guiness là “Ga metro sâu nhất thế giới”.
Nhà ga được xây dựng giữa thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô thường xuyên đe dọa hủy diệt lẫn nhau bằng vũ khí hạt nhân, do đó cấu trúc nhà ga cũng rất kiên cố.
Video đang HOT
Khi có báo động hạt nhân, một cánh cửa thép chống nổ sẽ được hạ xuống, đóng kín đường hầm ở cuối thang cuốn, tạo thành hầm trú ẩn hạt nhân an toàn.
Để xuống sân ga, hành khách sẽ phải đi qua 2 tầng thang cuốn với chiều dài thang cuốn lần lượt là 55,8m và 46,6m. Đây cũng là thang cuốn metro được lắp đặt đầu tiên của Ukraine.
Không gian nhà ga được thiết kế nhiều tầng, với các sân ga tách biệt chứ không nằm cùng một hành lang trung tâm như nhiều ga khác thuộc mạng lưới.
Về kiến trúc nhà ga có trần hình mái vòm lát đá cẩm thạch, tường lát gạch men trắng. Tại đây từng có tác phẩm điêu khắc lớn ở khu vực sảnh trước, mô tả sự kiện diễn ra tại nhà máy Arsenalna – một trong những nhà máy lâu đời và nổi tiếng nhất thủ đô Kyiv. Tuy nhiên, tác phẩm này đã bị dỡ bỏ vào khoảng những năm 1990 sau khi Liên Xô tan rã.
Hiện tại, nhà ga sâu nhất thế giới vẫn còn lại bức phù điêu và tượng trang trí do hai nhà điêu khắc nổi tiếng người Ukraine I. Makogon (1907-2001) và A. Nimenko (1925-2006) đồng sáng tác.
Theo hãng tin ABC News, tại thủ đô Kyiv của Ukraine có hàng nghìn cơ sở trú ẩn rải rác ở thành phố và có hướng dẫn người dân đến những nơi trú ẩn an toàn nhất nhờ những vạch sơn đỏ trên tường, trong đó có nhà ga Arsenalna.
Hội đồng thành phố cũng đã công bố một bản đồ các boongke và hầm trú ẩn, hầm ngầm bao gồm cả những quán bar, nhà hàng, cửa hiệu… nằm ở dưới mặt đất. Ước tính tổng cộng khoảng 5.000 cơ sở có thể dùng làm nơi trú ẩn cho người dân trong lúc bom đạn. Và có khoảng 10% trong số những công trình đó được thiết kế đặc biệt dành cho nhân viên cấp cao quan trọng.
Kyiv qua ống kính của du khách nước ngoài
Blogger Kelley Hudson (Mỹ) có chuyến du lịch đến thủ đô Kyiv (Ukraine) cách đây 3 năm.
Là một blogger du lịch kiêm nhiếp ảnh gia, Kelley Hudson đã lưu lại lịch trình những chuyến đi qua từng bức hình. Trong bài đăng trên trang Bored Panda, nữ blogger người Mỹ cho biết đã ghé thăm Ukraine vào mùa thu năm 2019 và có dịp trải nghiệm nhịp sống ở thủ đô đất nước Đông Âu này.
Vì dịch Covid-19, Kelly vẫn chưa có dịp trở lại châu Âu trong 2 năm qua. Chuyến du lịch Ukraine cách đây 2 năm để lại nhiều kỷ niệm cho nữ nhiếp ảnh gia. Không chỉ là chuyến đi thông thường, đó là lần Kelly ghé thăm người bạn thời thơ ấu đã chuyển tới Kyiv.
Ghé thăm thủ đô Ukraine vào đúng dịp đầu thu, Kelly được tận hưởng tiết trời dịu mát, cảnh quan lãng mạn và yên bình. Nữ blogger cho biết chỉ dành 3 ngày ở Kyiv nhưng thành phố này để lại trong cô nhiều ấn tượng.
Trước khi ghé thăm Kyiv, Kelly chỉ mường tượng về thành phố này qua lời kể của bạn. Qua lời chia sẻ trên Bored Panda, Kelly bị thu hút bởi nhiều công trình kiến trúc tại đây. Trong hình là bên ngoài cung điện Mariinskyi. Công trình này nằm bên bờ sông Dnipro, được xây dựng theo phong cách baroque thời Elizabeth. Hiện nơi này là Dinh Tổng thống.
Kelley Hudson cũng ghi lại những khung hình về nhịp sống đời thường ở Kyiv. Đây là khung cảnh bên trong chợ Bessarabska. Khu chợ nằm gần quảng trường Bessarabska, trung tâm thủ đô Kyiv. Chợ được xây dựng vào năm 1910-1912 và thiết kế bởi kiến trúc sư người Ba Lan - Henryk Julian Gay.
Thủ đô Kyiv trong ký ức Kelly Hudson vừa sống động vừa thanh bình, ngập tràn ánh đèn và sở hữu nhiều công trình kiến trúc ấn tượng.
Trong ảnh là nhà thờ Cơ đốc giáo St Andrew được xây năm 1747-1754, do kiến trúc sư Bartolomeo Rastrelli (Italy) thiết kế. Công trình nằm trên một ngọn đồi dốc, nhìn hướng xuống khu phố Podil.
Ghé thăm Pechersk Lavra, Kelly may mắn được chứng kiến một lễ cưới của cặp đôi người địa phương. Tu viện này nằm ở quận Pechersk, cách trung tâm Kyiv khoảng 4 km. Công trình này gần 1.000 tuổi, được xây dựng từ năm 1051. Năm 1990, tu viện được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Chia sẻ cảm nhận về thành phố Kyiv, Kelly nói: "Tôi yêu thành phố này. Kyiv là một điểm du lịch tuyệt đẹp. Mọi ngóc ngách đều yên bình, vừa sống động vừa cũ kỹ, đồ ăn ngon".
Nữ nhiếp ảnh gia cho biết thành phố trải qua nhiều thăng trầm lịch sử. Vết hằn thời gian hiện hữu ở từng góc phố, căn nhà.
Thị trấn sơn màu sặc sỡ như lego để 'hút' người đến ở Một thị trấn ở Ukraine đã khiến nhiều người ấn tượng bởi những ngôi nhà và công trình kiến trúc nhiều màu sắc, trông giống như những khối lego khổng lồ. Theo New York Post, thị trấn tuyệt đẹp ở ngoại ô Kiev của Ukraine đã gây ấn tượng mạnh với bất kể ai đến đây, khi những mảng tường được sơn màu...