Cận cảnh khu đất sẽ xây dựng tượng đài Bác Hồ ở Sơn La
Đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại thành phố Sơn La có mức đầu tư khoảng 1.400 tỉ đồng với tổng diện tích sử dụng đất dự kiến khoảng 20ha.
Khu đất xây dựng tượng đài Bác Hồ có tổng diện tích sử dụng đất phục vụ đề án dự kiến khoảng 20ha, gồm các hạng mục công trình chính như: Nhóm tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với lễ đài thuộc quy mô nhóm A2 (tượng Bác Hồ cao từ 5 – 8m), quảng trường có sức chứa 20.000 người, đền thờ Bác Hồ, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, bảo tàng tổng hợp…
Thông tin từ đề án cho biết, địa điểm xây dựng thuộc phường Tô Hiệu, phường Chiềng Cơi, phường Quyết Thắng (thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La). Đây là các vị trí trung tâm của thành phố, gắn với các trục giao thông chính, có điều kiện tự nhiên về địa hình, địa chất, thủy văn tốt, thuận lợi cho công tác xây dựng và cải tạo mặt bằng.
Dự kiến nhân dịp kỷ niệm kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Sơn La (10/10/2015), địa phương này sẽ tổ chức lễ động thổ và công bố khu quy hoạch rộng khoảng 20ha. Như vậy, toàn bộ nhà cửa, tài sản của người dân nằm trên quy hoạch của dự án sẽ bị giải tỏa để phục vụ công trình. Người dân sẽ được nhận đền bù và tái định cư để ổn định cuộc sống mới.
Những hình ảnh nhà cửa trên “đất vàng” sắp được giải tỏa để phục vụ dự án tượng đài do phóng viên ghi nhận:
Công trình tượng đài Bác Hồ sẽ được đặt ở vị trí trung tâm nhất của thành phố Sơn La
Những ngôi nhà mới xây trên phường Tô Hiệu thuộc quy hoạch của đề án.
Tới đây, hàng loạt ngôi nhà mới này sẽ được giải tỏa
Toàn bộ dãy nhà bên trái đường Điện Biên tới đây cũng sẽ được di dời
Căn biệt thự khang trang nằm bên trục đường chính này tới đây sẽ bị phá dỡ để thực hiện quy hoạch dự án
Video đang HOT
Chủ nhà và thợ làm vẫn chưa biết thông tin ngôi nhà của mình thuộc dự án tượng đài của tỉnh Sơn La nên vẫn tiếp tục xây dựng.
Ông Vũ Đức Trọng (75 tuổi) và bà Trần Thị Dần (72 tuổi) thuộc tổ 4 phường Tô Hiệu lo lắng trước thông tin sẽ phải chuyển nhà đi khu khác. Được biết, căn nhà của ông bà mới xây dựng và đi vào sử dụng 4 tháng nay
Toàn bộ cánh đồng này cũng nằm trong hoạch của dự án xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại thành phố Sơn La
Theo Người Đưa Tin
Sơn La: 1.400 tỉ đồng xây dựng tượng đài và cơn lũ ngập lịch sử
Trong hoàn cảnh khốn khổ của người dân tỉnh Sơn La khi vừa trải qua cơn lũ lịch sử, lãnh đạo tỉnh quyết định thông qua dự án xây dựng tượng đài Hồ chủ tịch khiến dư luận không khỏi đặt dấu hỏi cho tính hợp lý của dự án này.
Tỉnh nghèo và con số 1.400 tỷ dựng tượng
HĐND tỉnh Sơn La vừa thông qua dự án xây dựng tượng đài Hồ chủ tịch. Cuộc họp triển khai đề án đã được tổ chức vào ngày 15/7 vừa qua do ông Hoàng Văn Chất - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì.
Một người chết, 26 hộ dân bị sạt lở và nhiều tài sản bị nhấn chìm, cuốn trôi trong cơn lũ vừa qua tại Sơn La.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỉ đồng từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác.
Trong đó, tượng đài Hồ chủ tịch có tượng chính cao từ 5 - 8m, còn quảng trường có sức chứa đến 20.000 người. Hạng mục gồm đền thờ, đài tưởng niệm các chiến binh đã mất, bảo tàng tổng hợp, khu điều hành và đón tiếp... Tổng diện tích sử dụng đất dự kiến khoảng 20ha.
Vị trí quảng trường Tây Bắc nằm ở phường Chiềng Cơi, phường Tô Hiệu, phường Quyết Thắng - TP. Sơn La. Đây là khu vực thuộc quy hoạch lô số 01, 02 khu đô thị mới gắn với dự án thoát lũ suối Nậm La, TP. Sơn La.
Tiến độ thực hiện từ năm 2015 - 2019. Dự kiến ngày 11/10/2015 tiến hành lễ động thổ khởi công xây dựng, nhân kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh.
Kinh phí xây dựng quá lớn đặc biệt gây sự chú ý của dư luận, đặc biệt khi Sơn La là một trong những tỉnh nghèo nhất trên cả nước: tổng số hộ nghèo gần 71.000 hộ, chỉ sau Nghệ An và Thanh Hóa.
Mục đích xây dựng tượng đài khổng lồ này, theo báo Sơn La cho hay, công trình nằm trong kế hoạch hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của thành phố Sơn La, để hoàn thiện các tiêu chí đạt đô thị loại II vào năm 2020. Tuy nhiên, con số ước tính về giá trị du lịch của công trình trên thì UBND tỉnh lại không đưa ra được.
Trên thực tế, các cơ sở hạ tầng như cầu cống, đường giao thông, trường học, trạm y tế... có giá trị cả về mặt xã hội và kinh tế hơn nhiều, so với việc xây tượng đài triển lãm.
Ngoài ra, tính chất thiết thực của công trình cũng là điều đáng bàn, khi trước đó không lâu, ngày 19/5, một tượng đài Hồ chủ tịch khổng lồ khác vừa được UBND Tuyên Quang khánh thành. Theo công bố, chỉ riêng tổng mức đầu tư giai đoạn I của công trình đã là 199,642 tỷ đồng (chưa tính các giai đoạn khác). Tượng được đặt tại quảng trường Nguyễn Tất Thành có tổng diện tích 8,52 ha.
Nhiều người nhìn nhận rằng hai tượng Hồ chủ tịch cùng trong một khu vực Tây Bắc cho thấy việc phê duyệt dự án có vấn đề.
Trước đó, tháng 3/2015, Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam có tổng kinh phí khoảng 410 tỷ đồng được khánh thành sau 7 năm thi công cũng gây nhiều tranh cãi, khi nhiều so sánh đã được đặt ra giữa việc xây dựng tượng đài to lớn đồ sộ với cuộc sống khốn khó của người dân ngay tại xã nghèo Tam Phú - nơi công trình được dựng lên.
Nước xối làm vỡ kè ven sông
Việc xây dựng tượng đài với kinh phí 1.400 tỷ đồng nhất là khi địa khu vừa trải qua cơn lũ kinh hoàng khiến cho nhiều người tự hỏi về trách nhiệm của các quan chức với cuộc sống thống khổ đến cùng cực của người dân.
Tan hoang trong lũ
Khi các quan chức tỉnh Sơn La phê duyệt dự án xây dựng bức tượng khổng lồ này, cũng là lúc người dân trong tỉnh phải hứng chịu đợt mưa lớn gây lũ cấp II trên suối Nậm Pàn và sông Mã, có người đã bị thiệt mạng trong cơn lũ lịch sử này.
Bùn tràn vào nhà, phá hỏng nhiều đồ đạc.
Huyện Quỳnh Nhai bị thiệt hại nặng với 26 hộ dân bị sạt lở; huyện Thuận Châu có 9 hộ bị ngập và sạt lở phải di dời gấp; 1 trường học bị hư hỏng; 130ha ruộng mới cấy tại huyện Thuận Châu và xã Mường Khoa huyện Bắc Yên, cùng nhiều ao cá bị ngập trắng; 7 cầu tạm bị hư hỏng, 1 cầu treo ở huyện Sốp Cộp bị cuốn trôi.
Tuyến QL279 trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai bị sạt lở nghiêm trọng. Đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Chiềng Khoang huyện Quỳnh Nhai, xã Mương Trai và Chiềng Muôn huyện Mường La bị sạt lở, gây tắc đường.
Chiều 2/8, khoảng 250 m3 đất đá sạt lở đã gây tắc đường kéo dài tại Km 258 trên đèo Chiềng Đông, Quốc lộ 6, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu. Khu dân cư số 1 thuộc tổ 10, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La lại tiếp tục sạt lở trong chiều 3/8.
Tính đến hết ngày 3/8, tổng giá trị thiệt hại ước tính 25 tỷ đồng, theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La.
Đáng chú ý là từ trước khi xảy ra mưa lũ, vào đầu tháng 7, tỉnh Sơn La đã phải nhận 1.158 tấn gạo để cứu đói cho người dân. Tính từ đầu năm đến thời điểm trên, tỉnh Sơn La đã nhận tổng cộng 2.652 tấn gạo để cứu đói trong thời gian giáp hạt, theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ.
Nhưng đây không phải lần đầu tiên Sơn La chịu lũ lớn trong năm nay. Cuối tháng 6, chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão Kujira, mưa lớn khiến toàn tỉnh ngập trung bình 219 mm. Tại công trình thủy điện Huội Quảng, huyện Mường La, xuất hiện lũ quét trong đêm.
Khoảng 600 m3 đất đá bị lở rơi xuống QL6 và các tuyến giao thông liên bản
Mưa lớn và lũ làm 7 người chết do lũ cuốn (tại huyện Thuận Châu và huyện Yên Châu), 4 người mất tích (huyện Thuận Châu và huyện Mộc Châu) và 3 người bị thương.
Ngoài ra, 23 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi và hư hỏng, 68 ha lúa, 11 ha ngô bị ngập, trôi, 20 con trâu bò bị chết, cuốn trôi, 1 công trình thủy lợi và 1 công trình nước sinh hoạt bị hư hỏng.
Khoảng 600 m3 đất đá bị lở rơi xuống QL6 và các tuyến giao thông liên bản
Chị Nguyễn Thị Luyến (Bản Giảng, Phường Chiềng Cơi, Thành phố Sơn La) cho biết: "Từ tháng 6 đến nay là 3 lần gia đình tôi phải di chuyển, trong khi có con nhỏ. Có lo lắng chứ sao không lo lắng, con thì phải bế qua nóc nhà sao mà không lo lắng được".
Trong lần mưa lũ này, toàn bộ gạo, muối, vật dụng của gia đình chị Luyến đều chìm trong biển nước. Tài sản hiện là mấy bộ quần áo kịp vơ theo. Nhiều hộ dân khác trong bản cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
"Gia đình tôi coi như là đi ở nhờ đến hôm nay là 2 hôm. Tài sản trong nhà nói chung có ít, coi như là trôi mất tất, không còn cái gì nữa", ông Đào Văn Tân (Bản Giảng, Phường Chiềng Cơi Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La)
Lũ quét tại công trình thủy điện Huội Quảng, huyện Mường La, tháng 6/2015
Cuối tháng 4 vừa qua, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết, từ nay đến hết năm 2030, các địa phương sẽ xây mới thêm khoảng 58 tượng Hồ chủ tịch trên cả nước.
Theo thống kê, tính đến tháng 4/2015, trên cả nước có 134 tượng Hồ chủ tịch các loại. Trong đó, 103 tượng nằm trong khuôn viên trụ sở của các cơ quan, đơn vị trên cả nước, 31 tượng tại quảng trường, trung tâm hành chính, chính trị.
Lũ quét từ thượng nguồn khiến thành phố Sơn La mênh mông trong nước, tháng 6/2015.
Nếu toàn bộ các dự án được thông qua, thì dự kiến từ nay cho đến hết năm 2030, cả nước sẽ có khoảng 192 tượng đài Hồ chủ tịch đã và sẽ được hoàn thành đặt tại các địa phương.
Nguồn kinh phí được tập trung cho kế hoạch xây dựng tượng đài, trong khi đó cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, trạm y tế, trường học, mạng lưới điện nhiều nơi vẫn còn khó khăn và thiếu thốn.
Theo Đại Kỷ Nguyên
Muốn thì tìm cách...? Khi thông tin tỉnh Sơn La sẽ xây công trình gồm tượng đài Bác Hồ, quảng trường, trung tâm hành chính... lên đến 1.400 tỷ vấp phải làn sóng phản ứng quyết liệt từ dư luận, lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Sơn La tìm đủ mọi cách lý giải. Thậm chí, vì không muốn công trình "đình chỉ", họ...