Cận cảnh khu chợ 55 tỷ đồng ‘đìu hiu’ như nhà hoang
Sau 9 tháng đưa vào sử dụng, khu chợ Đức Phổ mới Quảng Ngãi có vốn đầu tư 55 tỷ đồng vẫn đìu hiu vắng bóng tiểu thương khách hàng
Sau 9 tháng đưa vào sử dụng, khu chợ Đức Phổ mới Quảng Ngãi có vốn đầu tư 55 tỷ đồng vẫn đìu hiu vắng bóng tiểu thương khách hàng
TIN LIÊN QUAN
Nghịch lý nơi “khát trường, chỗ tiền tỷ bỏ hoang
Xót xa hàng trăm biệt thự bỏ hoang giữa đô thị du lịch biển
Dự án cầu xóm Nhạp bỏ hoang: Cây cầu mà biết nói năng…
Hà Tĩnh: Bến xe hơn 30 tỷ xây xong rồi…bỏ hoang
Khu thương mại – dịch vụ chợ Đức Phổ và khu nhà ở liền kề có vốn đầu tư 174 tỷ đồng. Riêng khu chợ Đức Phổ mới có vốn đầu tư 55 tỷ đồng hoàn thành, đưa vào sử dụng từ tháng 3/2015 nhưng đến nay tiểu thương kinh doanh ở chợ cũ vẫn chưa chịu di dời đến đây kinh doanh.
Chợ được thiết kế hiện đại có đầy đủ hệ thống điện, phòng cháy chữa cháy, xử lý nước thải… đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng cho khoảng 600 tiểu thương buôn bán, kinh doanh. Chủ trương của huyện Đức Phổ là xây chợ mới thay thế chợ cũ vì không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, xử lý nước thải, quá chật hẹp, gần sát với khu dân cư. Khu chợ cũ này không thể nâng cấp thành chợ trung tâm loại 1để đạt tiêu chuẩn khi địa phương trở thành thị xã trực thuộc tỉnh.
Bể chứa nước dự trữ phòng cháy chữa cháy cho chợ mới Đức Phổ.
Video đang HOT
Nhiều gian hàng ở chợ mới vẫn đóng cửa im lìm. Công trình bao gồm các hạng mục với nhà lồng chính 3 tầng rộng 5.000 m2, hai nhà lồng phụ được xây dựng kiên cố, móng cột đổ bê tông cốt thép, mái lợp tôn đảm bảo 600 hộ tiểu thương kinh doanh buôn bán.
Trụ cứu hỏa được đầu tư bài bản. Ông Huỳnh Ngọc Hưng, Giám đốc Công ty CP đầu tư Hà Mỹ Á (chủ đầu tư chợ mới Đức Phổ) cho hay, chợ vắng do người dân chưa thấu hiểu phương án kinh doanh ở chợ mới. “Từ nay đến Tết Nguyên đán, chúng tôi sẽ không thu phí khi bà con tiểu thương chuyển từ chợ cũ đến đây kinh doanh. Từ năm 2017, chúng tôi mới áp dụng mức phí mới theo quy định của nhà nước”, ông Hưng cam kết.
Khu nhà lồng chợ mới Đức Phổ. Đây là nơi kinh doanh mặt hàng tươi sống nhưng vẫn chưa có tiểu thương. Theo nhiều người kinh doanh, thời gian qua họ chưa chịu đến chợ mới buôn bán là do từng tốn quá nhiều chi phí sửa chữa, nâng cấp chợ cũ. Mặc khác, các chị em còn lo ngại việc khách hàng đang quen địa điểm cũ, gần nhà, khi phải đi xa cả người bán lẫn người mua sẽ gặp khó khăn.
Khi nhà lồng chính là nơi buôn bán hàng tạp hóa, quần áo.
Một góc chợ cũ Đức Phổ vẫn đang buôn bán nhộn nhịp.
Theo_Kiến Thức
Lạ Hà Nội: "Chợ xổm" sẵn sàng chạy lúc mờ sáng
Từ lâu ở Hà Nội đã tồn tại nhiều khu chợ chỉ họp lúc sáng sớm. Chợ chỉ họp từ 5 đến 6 giờ sáng, người mua, người bán ngồi xổm trên vỉa hè và luôn trong tâm thế sẵn sàng chạy khi bị đuổi.
Chợ tự phát kiểu này thường họp ở những địa điểm đông người tập thể dục. Hàng hóa có đủ loại, từ quần áo mới, cũ, rau quả đến thực phẩm, đồ cũ,... hướng đến những khách hàng là những người tập thể dục sáng.
Những chợ này thu hút rất đông người dân tiện thể "một công đôi việc" sau những bài tập rèn sức khỏe hàng ngày. Cùng với sự tiện lợi là những hệ lụy về an toàn thực phẩm, an toàn trật tự giao thông, vệ sinh đô thị...
Đường Thanh Niên, nơi lý tưởng để luyện tập sức khỏe của người dân Thủ đô cũng là nơi họp chợ mỗi sáng sớm.
Từ những con trai, ốc đến những đồ dùng cũ, mới đều được bày bán tại khu chợ này.
Quần áo cũ, mới bày tràn lan trên vỉa hè ven Hồ Tây.
Những mặt hàng thời trang với giá rẻ luôn thu hút các bà, các cô.
Thậm chí, thực phẩm được bày bán sơ sài trên tấm vải dứa trên vỉa hè đường Thanh Niên.
Giò, chả... được bày biện trên những chiếc bàn.
Cá được người bán chế biến trên vỉa hè ven Hồ Tây.
Môi trường rèn sức khỏe lý tưởng trên đường Thanh Niên bị thu hẹp do sự đông đúc của khu chợ.
Ngày nào cũng vậy, chợ chỉ họp chừng 1 giờ, đến 6 giờ đội trật tự phường sở tại làm đến nhiệm vụ cũng là lúc chợ tan.
Rác rưởi bên bờ Hồ Tây sau khi "chợ đuổi" tan phiên.
"Chợ đuổi" tại đoạn giao cắt đường Lê Duẩn với Đại Cồ Việt sớm nào cũng họp.
Nằm bên Công viên Thống Nhất, nơi rất đông người dân đi tập thể dục mỗi sáng nên khá đông đúc.
Chợ cũng có đủ loại hàng hóa.
Người mua, kẻ bán tràn ra giữa lòng đường.
Nằm bên bờ Hồ Gươm, khu "chợ đuổi" đầu phố Báo Khánh chủ yếu là hoa quả, trái cây.
Do vỉa hè quá hẹp nên mọi việc mua bán đều diễn ra dưới lòng đường và cũng tan khi có đội trật tự phường sở tại đi đuổi.
Lê Anh Dũng
Theo_VietNamNet
Tiểu thương 'vây' UBND tỉnh: Phó chủ tịch TP.Huế nói 'bà con hiểu nhầm' Sáng nay 29.9, lãnh đạo UBND TP.Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã gặp mặt, đối thoại với đại diện tiểu thương chợ đầu mối Phú Hậu sau khi tiểu thương 'vây' UBND tỉnh phản đối việc di chuyển về chợ mới. Rất đông tiểu thương chợ Phú Hậu bao vây xe chở Phó chủ tịch UBND TP.Huế Ngô Anh Tuấn để xin...