Cận cảnh “kho” tài sản của anh chàng mê sưu tầm ve chai
Sau những giờ làm việc mệt nhọc tại chợ, anh chàng thợ sọt Lý Thanh Hiệp không về nhà mà tìm đến các điểm thu mua ve chai, chợ đồ cũ để sưu tầm những món đồ cổ. Lâu ngày, căn nhà anh trở thành “kho” đồ cổ với hàng trăm loại. Giá trị của những món đồ này trở thành vô giá.
32 tuổi nhưng anh Hiệp (ngụ xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã có hơn 10 năm hành nghề sửa sọt tại chợ đầu mối nông sản Hóc Môn. Kiếm những đồng tiền vất vả từ nghề sửa sọt, chắt chiu cho cuộc sống cơm áo gạo tiền nuôi vợ con, anh Hiệp còn dành một khoản tiền để thỏa niềm đam mê sưu tầm đồ cũ. Sau thời gian làm việc ở chợ, anh không về nhà mà tìm đến các điểm thu mua ve chai, phế liệu, chợ đồ cũ để thỏa niềm đam mê. Nhiều người hàng xóm cho rằng anh có thu vui “dở hơi” khi mua về nhà những món đồ cũ, không dùng được để đầy nhà.
Hết giờ làm ở chợ, anh Hiệp không về nhà mà tìm đến các vựa phế liệu, ve chai và các chợ đồ cũ để tìm mua những món đồ cổ nhằm thỏa mãn niềm đam mê của mình. Dần dần trong nhà anh Hiệp có hàng trăm loại đồ cổ, trở thành “kho” tài sản vô giá của anh.
Những món đồ anh mua là những vật dụng của người Việt Nam, của Nhật, Mỹ, Pháp, Anh có hàng chục, hàng trăm năm tuổi. Đó là các lư hương xông trầm, bộ cồng chiên mua từ Tây Nguyên hay những bộ chén, bác gốm sứ hay bộ đồ thờ có từ thời Vua Tự Đức. Hay những vật dụng mua từ chợ đồ cũ như đèn mang xông, quạt gió, bàn ủi, những bộ chén sứ của những gia đình quý tộc xưa.
Chiếc tủ kính to được anh đặt ngay ngắn trong góc nhà bày la liệt các loại cổ vật có niên đại từ thời Trần, Lê thuộc vào loại cổ vật đắt giá hiện nay như chân đèn bằng đồng thời Trần hoặc chiếc dao đồng từ thời kỳ văn hoá Đông Sơn và những sản phẩm gốm Chu Đậu. Giá trị của mỗi món đồ anh mua về trưng bày trong nhà là “vô giá”. Bởi theo anh Hiệp mỗi món đồ anh sưu tầm được nó ngoài giá trị về vật chất, giá trị văn hóa của nó rất cao. Anh chỉ sưu tầm để thỏa niềm đam mê của mình chứ không bán nên “vô giá”.
Kết thúc một ngày làm việc, anh Hiệp thợ sọt lại thả hồn mình vào niềm đam mê trong căn nhà nhỏ bé với nhiều món đồ “vô giá” anh đã cất công sưu tầm. Nó như một liều thuốc tinh thần giúp anh có niềm vui sau ngày làm việc vất vả.
Chiếc xe máy hiệu Suzuki được sản xuất từ những năm 60 được anh mua lại từ vựa ve chai sau đó đem về tân trang. Đây cũng là chiếc xe giúp anh bén duyên với niềm đam mê sưu tầm đồ cũ.
Chiếc lư hương xông trầm bằng đồng có niên đại cả trăm năm được nhiều người đam mê đồ cổ trả giá cao nhưng anh Hiệp không bán, chỉ để chiêm ngưỡng
Những vật dụng bằng đồng có niên đại vài chục năm về trước cũng được anh Hiệp sưu tầm trong “kho” tài sản của mình.
Bộ bình cắm bông bằng đồng có niên đại cả chục năm
Video đang HOT
Chiếc chuông bằng đồng và trang sức. Theo chủ nhân của nó, những cổ vật này có xuất xứ từ văn hóa dân tộc Chăm Pa
Chiếc bình sứ với họa tiết tinh xảo được được anh mua của một gia đình cách đây hơn 1 năm. Để sở hữu chiếc bình này, anh Hiệp phải tốn thời gian hơn 1 tuần thuyết phục chủ nhân của nó.
Chiếc rìu đá có niên đại cả ngàn năm
Và chiếc búa mi ni bằng đồng cũng có niên đại gần trăm năm
Mỗi món đồ anh mua về ngoài giá trị về vật chất, giá trị văn hóa của rất cao. Theo thời gian, dần dần trong căn nhà nhỏ của anh có hàng trăm món đồ cổ vật với niên đại khác nhau. Mọi ngỏ ngách, góc tường đều được làm nơi để cổ vật.
Bộ sưu tập muỗng mạ vàng, muỗng bằng bạc của anh Hiệp sửa sọt
Hay những chiếc đèn của những gia đình quý tộc thời xưa
Giá trị của mỗi món đồ anh mua về trưng bày trong nhà là “vô giá”. Bởi theo anh Hiệp mỗi món đồ anh sưu tầm được nó ngoài giá trị về vật chất, giá trị văn hóa của nó rất cao. Anh chỉ sưu tầm để thỏa niềm đam mê của mình chứ không bán nên “vô giá”.
Theo Dương Thanh (Khám phá)
"Kho" tài sản vô giá của anh chàng mê sưu tầm ve chai
Những thứ người ta vứt đi, hoặc bán phế liệu anh Hiệp lại tìm kiếm, thu mua để thỏa mãn niềm đam mê sưu tầm "ve chai". Theo thời gian, trong nhà anh trở thành "vựa" ve chai mà giá trị của những món đồ có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng. Có những món vô giá.
Căn nhà nhỏ của anh Lý Thanh Hiệp (32 tuổi) nằm trên đường Dương Công Khi, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM chỉ rộng khoảng 50m2 nhưng được trưng bày nhiều đồ cổ, từ những chiếc vòng, chiếc nhẫn bằng đá, đến những chén có niên đại cả trăm năm hay những chiếc nồi đồng, trống đồng, lư hương bằng sứ có niên đại hàng chục năm.
Anh Hiệp sửa sọt tại chợ nông sản
Thú sưu tầm đồ cổ của anh chàng thợ sọt
Đến chợ đầu mối nông sản Hóc Môn nói đến anh Lý Thanh Hiệp bà con tại đây ai cũng biết đến. Bởi anh đã gắn với chợ hơn 10 năm nay với công việc hằng ngày sửa sọt. Tiểu thương trong chợ hay gọi anh tên Tý sửa sọt hay Tý cần xé. Công việc hàng ngày của anh Hiệp bắt đầu từ 5h sáng, anh ghé các quầy rau, củ, quả thu mua những chiếc sọt bị hư rồi sửa chữa, bán lại cho mối thu mua sọt trong chợ. Mỗi ngày anh kiếm được từ 250 nghìn-300. nghìn đồng từ tiền sửa sọt.
Hết làm việc tại chợ, anh Hiệp không về nhà mà chạy xe máy các vựa thu mua phế liệu, chợ đồ cũ để tìm kiếm những món đồ quý mà gia chủ của nó đã vô tình bỏ đi.
Nói về thú sưu tầm đồ cổ, đồ xưa, anh chàng thợ sọt cho biết: " 4 năm trước sau khi mua lại chiếc xe máy cũ sản xuất từ những năm 60 bị bán ve chai tôi về tân trang. Chiếc xe thiếu bộ phận ghi đông nên tôi tìm đến các vựa ve chai, khu đồ cũ để mua. Cũng từ đó thú sưu tầm đồ cũ cũng bén dần trong tôi".
Ngoài tiền để đưa vợ lo cho gia đình anh Hiệp cũng để cho mình một khoản tiền để thỏa mãn thú sưu tầm đồ cũ. Mà theo nhiều người, đây là thú vui dở hơi của anh khi mua những món đồ cũ nát, mang đầy về nhà.
Tuy nhiên, bằng niềm đam mê với thú chơi đồ cũ, và được sự ủng hộ của vợ con, anh Hiệp càng mạnh dạn hơn trong thú vui của mình. "Có những lúc phải lấy tiền vợ để dành để mua cổ vật, vì nếu để lâu sợ người khác mua mất", anh Hiệp nói.
Gia tài "vô giá"
Góp nhặt từ những cái bát, cái chén, cặp chóe... đến nay anh Hiệp đã sở hữu trong tay số đồ cũ lên tới hàng trăm chiếc. Căn nhà của anh đã chật kín đồ cổ đủ các chủng loại với đủ chất liệu. Cổ vật từ nhiều nước có niên đại từ vài chục năm đến hàng trăm năm tuổi.
Căn nhà đã chật kín đồ cổ đủ các chủng loại, với đủ chất liệu
Anh Hiệp tận dụng tối đa diện tích từ phòng khách đến lối đi để trưng bày các loại đồ cổ khác nhau mà giá trị của mỗi món đồ theo anh Hiệp là "vô giá". Bởi theo anh Hiệp mỗi món đồ anh sưu tầm được nó ngoài giá trị về vật chất, giá trị văn hóa của nó rất cao. Anh chỉ sưu tầm để thỏa niềm đam mê của mình chứ không bán nên "vô giá".
Chiếc tủ kính to đặt ngay ngắn trong góc nhà bày la liệt các loại cổ vật có niên đại từ thời Trần, Lê thuộc vào loại cổ vật đắt giá hiện nay như chân đèn bằng đồng thời Trần hoặc chiếc dao đồng từ thời kỳ văn hoá Đông Sơn và những sản phẩm gốm Chu Đậu... Hoặc chiếc đĩa men trắng hoa lam từ thế kỷ 15 mà trước đó từng có chiếc tương tự được chào bán trên mạng giá hơn 1.000 USD.
Trong khối "tài sản" vô giá đó, mỗi cái đều gắn với những kỷ niệm riêng. Anh Hiệp kể về quá trình sưu tầm bộ tủ thờ có niên đại gần 100 năm. Lúc đó, anh vô tình biết được một gia đình đang bán các vật dụng trong nhà để qua nước ngoài định cư nên anh tìm đến mua. Nhưng để mua được cái tủ thờ anh phải ròng rã suốt hơn 1 tuần mới được gia chủ đồng ý và anh may mắn khi mua được bồ đồ thờ bằng đồng có niên đại từ thời Vua Tự Đức.
Hay bộ bình cắm bông màu trắng được khắc tinh xảo có niên đại gần 100 năm. Anh Hiệp cho biết: Để mua cặp bình này, ngoài giờ làm anh phải "ăn dầm nằm dề" nhà chủ của nó suốt gần 1 tháng. Người bán khi biết được tôi mua về để trong nhà chiêm ngưỡng và thấy mình nhiệt tình như vậy nên đồng ý bán. Và bán với giá gần như cho không. Họ bán nhưng qua đó cũng nhờ mình giữ gìn cặp bình này".
"Mỗi khi cảm thấy mệt nhọc, hay buồn phiền chuyện gì thì tôi lại ngồi ngắm chúng và tự nhiên thấy lòng thanh thản hẳn, mọi buồn phiền đều tan biến, có lẽ chỉ có những người có thú chơi lâu mới cảm nhận được điều đó", anh Hiệp nói.
Kết thúc một ngày làm việc, anh Hiệp thợ sọt lại thả hồn mình vào niềm đam mê trong căn nhà nhỏ bé với những món đồ "vô giá".
Chiếc lư xông trầm có niên đại cả trăm năm
Chiếc rìu đá có niên đại rất lâu
Chiếc bình theo anh Hiệp có người trả giá rất cao nhưng anh không bán mà chỉ để thưởng thức
Cặp bình anh Hiệp phải "ăn dầm nằm dề" mới mua được.
Những vật dụng bằng đồng
Chiếc muỗng bằng bạc có hình người trên thân muỗng được anh Hiệp mua cách đây 2 năm
Theo Dương Thanh (Khám phá)
Con đường xuất ngoại của mỡ bẩn Với việc lập lờ thức ăn cho người thành cho động vật, các lô dầu, mỡ của Công ty Đại Hạnh Phúc đã dễ dàng qua mặt các cơ quan chức năng. Đây là công ty liên quan tới vụ bê bối dầu bẩn ở Đài Loan thời gian qua. Việc Công ty TNHH Đại Hạnh Phúc (xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn,...