Cận cảnh Học viện bóng đá 3 triệu USD của bầu Đức
Đầu tư 3 triệu USD để xây dựng Học viện bóng đá HAGL – Asenal – JMG, với kỳ vọng tạo ra một dàn cầu thủ xuất sắc, nhưng do gặp khó khăn về vốn, mới đâybầu Đức đã thế chấp cả học viện này.
Bầu Đức bắt tay hợp tác với CLB Arsenal (Anh Quốc) và JMG (Pháp) thành lậphọc viện bóng đá HAGL – Asenal – JMG vào tháng 3 năm 2007.
Đại bản doanh của học viện đặt tại Trung tâm thể thao Hàm Rồng, cách thành phố Pleiku hơn 11km về phía Nam. Riêng số tiền đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại học viện đã là gần 3 triệu USD, trên diện tích hơn 5 ha. Học viện được xây dựng với với các dãy nhà biệt thự hiện đại mang phong cách châu Âu, không khí trong lành nhờ cây cối xanh tươi.
Học viện bóng đá HAGL – Arsenal – JMG, nơi đào tạo những tài năng bóng đá trẻ của Việt Nam có cơ sở vật chất tại đây được đầu tư bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế. Học viện có 6 sân tập cỏ tự nhiên, 1 sân tập trong nhà với mặt cỏ, kích thước sân và các trang thiết bị tốt nhất.
Học viện được trang bị phòng tập thể lực, phòng vật lý trị liệu và phòng hồi phục sức khỏe, khu vực ăn nghỉ và giải trí – học tập… giúp các cầu thủ nâng cao thể trạng và đạt phong độ tốt nhất cho các giải đấu đồng thời điều trị chóng bình phục nhất cho các cầu thủ bị chấn thương.
Toàn cảnh khuôn viên học viện
Học viện tuyển sinh hai năm một lần. Năm 2007, trong số 7.000 thí sinh chỉ có 16 người trúng tuyển. Năm 2009, từ 9.991 thí sinh chỉ chọn được 10 em đến từ 21 tỉnh thành. Học viên được đào tạo tại đây trong 7 năm, không phải đóng bất kỳ khoản chi phí nào.
Dưới đây là một số hình ảnh về học viện HAGL – Arsenal – JMG:
Sau cái bắt tay giữa 3 bên năm 2007, học viện bóng đá HAGL ra đời
Khu học viện
Video đang HOT
Khu nhà ở của cầu thủ
Bể bơi ngoài trời ở học viện
Một góc học viện
Phân hiệu Đại học TDTT tại học viện
Một phòng học
Phòng ngủ của các học viên
Phòng học vi tính
Sân tập
Đội tuyển U19
Sân bóng trong nhà
Trong giờ tập luyện của các học viên .
Châu Giang
Theo_VietNamNet
Mỹ thêm nỗi đau thời giá dầu giảm
Hàng chục tập đoàn than đá của Mỹ đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong bối cảnh giá nhiên liệu xuống thấp.
Hôm 13/4, tập đoàn khai thác than đá lớn nhất nước Mỹ, Peabody Energy đã buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản mà nguyên nhân chính là nợ nần chồng chất cộng với sức ép cạnh tranh do giá khí đốt tự nhiên tục giảm mạnh.
Hoạt động khai thác than của công ty Peabody Energy. Ảnh: Bloomberg
Trong một tuyên bố, Peabody nêu rõ hãng đã chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản tự nguyện tại Tòa án Phá sản do không thể trả lãi cho khoản nợ 6,3 tỷ USD. Tập đoàn năng lượng có trụ sở tại bang Missouri cũng cho biết đang từng bước tái cơ cấu, dưới sự bảo hộ của tòa án, nhằm "tăng cường khả năng thanh toán bằng tiền mặt cũng như chi trả nợ nần".
Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Peabody, ông Glenn Kellow, nhận định tuyên bố phá sản là một quyết định khó khăn, nhưng đó là "hướng đi đúng đắn" đối với Peabody.
Trong năm 2015, Peabody đã thua lỗ 2,04 tỷ USD, trong khi chỉ thu về 5,6 tỷ USD. Nguyên nhân của tình trạng trên là do giá thành và số lượng than chuyển giao cho khách hàng tại 26 quốc gia đều giảm.
Tuyên bố phá sản được Peabody đưa ra sau khi hãng không bán được các tài sản ở bang New Mexico và Colorado. Trước những khó khăn về tài chính, hãng đã nhận được khoản tín dụng trị giá 800 triệu USD từ một số chủ nợ nhằm giúp tái cơ cấu.
Trước đó, hàng chục tập đoàn khai thác than đá ở Mỹ cũng đã phải nộp đơn bảo hộ phá sản, trong đó có Arch Coal - tập đoàn than đá lớn thứ hai. Tình trạng trên diễn ra trong bối cảnh ngành công nghiệp khai thác than ở Mỹ đang đối mặt với hàng loạt thách thức như giá nhiên liệu thấp, các quy định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt hơn, trong khi ngày càng nhiều nhà máy nhiệt điện chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên thay vì than...
Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp dầu mỏ Mỹ, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi giá dầu lao dốc cũng bị thiệt hại nặng nề. Theo công ty tư vấn IHS, khoảng 1.500 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực dầu khí trên toàn thế giới đã bị hủy trong giai đoạn 2015-2019. Dự kiến, việc cắt giảm đầu tư sẽ khiến sản lượng dầu đá phiến của Mỹ giảm mạnh.
Công ty tư vấn Graves&Co cho biết ngành dầu khí Mỹ đã cắt giảm 300.000 việc làm từ tháng 6/2014 đến nay. Từ đầu năm 2015 đã có ít nhất 48 công ty sản xuất dầu ở Bắc Mỹ nộp đơn xin phá sản, với tổng số nợ không trả được là 17 tỷ USD.
Cơn bão giảm giá dầu kéo dài từ 2014 nhưng tới đầu năm 2015 nước Mỹ mới chứng kiến công ty khai thác dầu đá phiến đầu tiên phá sản: WBH Energy. Nhưng từ đó tới nay, đã có tới hơn 50 tập đoàn khai thác dầu và khí đá phiến tại Bắc Mỹ nộp đơn xin phá sản. Trong đó, riêng trong 3 tháng đầu 2016, đã có tới 9 công ty. Nhưng đang còn không ít các công ty "sống mà như đã chết", không đủ tiền để trả lãi nợ, nhưng không thể khoan thêm giếng dầu mới để thay thế những giếng cũ đã cạn dầu. Nổi bật có thể kể đến như Comstock Resources, Goodrich Petroleum, Samson Resources Corp....
Theo các chuyên gia, giá dầu giảm sâu có thể gây ra nhiều vụ thua lỗ và phá sản trong ngành dầu khí, ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng của Mỹ.
Ngân hàng Well Fargo đã phải dành riêng khoản dự trữ 1,2 tỷ USD để giải quyết các khoản thua lỗ liên quan đến dầu khí, chiếm 10% tổng dự trữ thua lỗ của ngân hàng này, trong khi các khoản vay dầu khí chỉ chiếm 2% tổng số vốn cho vay. Tổng các khoản nợ xấu của ngân hàng này đã lên tới 844 triệu USD vào cuối năm 2015, gấp 10 lần so với một năm trước đó.
Ngân hàng JP Morgan cũng đã bổ sung 500 triệu USD vào quỹ dự phòng rủi ro dầu khí, đưa tổng số vốn của quỹ này lên 1,32 tỷ USD.
Nếu giá dầu giảm xuống 25 USD/thùng và duy trì ở mức đó trong 18 tháng, JP Morgan cho biết sẽ phải tăng quỹ dự phòng lên 1,5 tỷ USD.
Hiện nay JP Morgan đã cho các công ty dầu khí vay 44 tỷ USD, trong số đó 30 tỷ USD là các khoản vay đã cam kết nhưng khách hàng chưa dùng đến. Các ngân hàng Bank of America và Wells Fargo cũng có các khoản vay cam kết cho ngành dầu khí nhưng chưa sử dụng tương ứng là 22,6 tỷ USD và 24,6 tỷ USD.
An Nhiên(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Chi tiêu quân sự thế giới tăng: Chỉ vì mình Trung Quốc Các chuyên gia quân sự đã đưa ra lí giải về việc chi tiêu quân sự thế giới tăng trở lại sau mấy năm liên tiếp trên đà suy giảm. Chi tiêu quân sự thế giới năm 2015 tăng 1% Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa đưa ra bản báo cáo về ngân sách quốc phòng thế giới. Theo...