Cận cảnh hoang tàn của “nghĩa địa” hồ tiêu Tây Nguyên
Những ngày đầu xuân 2018, về tại huyện Chư Pưh và Chư Sê (Gia Lai) – nơi đươc mênh danh la thu phu hô tiêu cua Tây Nguyên, nay đã trở thành “nghia đia” hồ tiêu, cảnh tượng hoang tàn bao trùm. Tiêu chết trắng, người thì chạy nợ, người ở lại thì loay hoay không biết trồng cây gì…
Đê ghi nhân vê đơi sông cua nông dân sau thơi sau thời “vàng đen”, PV Dân trí đa tim vê cac xa Ia Phang, Ia Le, Ia Blư, nơi co diên tich hô tiêu nhiêu nhât huyên Chư Pưh. Đập vào măt chung tôi la những vươn tiêu chêt trắng, khô queo, nha cưa hoang tàn, đóng cửa kín mít.
Môt khung canh am đam hiên ra bên nhưng vươn tiêu chêt khô, không môt bong ngươi.
Cảnh hoang tàn của “nghĩa địa” hồ tiêu tại Gia Lai những ngày đầu năm 2018:
Chỉ hơn 2 năm đã có hơn 1600 trụ tiêu của gia đình ông Nguyễn Đình Nhiên (53 tuổi, xã Ia Blứ, Chư Pưh) chết trắng
Gia đình ông Nhiên lâm vào cảnh nợ nần vì tiêu
Video đang HOT
Hàng ngàn diện tích tiêu chết trắng, Chư Pưh trở thành “nghĩa địa” của hồ tiêu
Các vườn tiêu đều chung biểu hiện chết dần dần rồi khô cả vườn
Hiện giờ người dân vẫn không biết sao tiêu lại chết trắng như vậy
Những vườn cà phê mọc lên để thay thế vườn tiêu chết
Nhiều căn nhà bỏ hoang, dân vỡ nợ nên bỏ xứ mà đi
Các cây ăn quả được người dân lựa chọn, nhưng họ vẫn hy vọng được chính quyền tư vấn để không phải theo “vết xe đổ” như cây tiêu.
(Còn nữa)
Phạm Hoàng
Theo Dantri
Vụ chanh dây toàn lá ở Gia Lai: DN trả lại 279 triệu cho dân
Ngày 3.7, với sự chứng kiến của chính quyền xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh - tinh Gia Lai), đại diện Công ty TNHH Tuấn Đại An và 33 hộ nông dân mua giông chanh dây cua công ty nay đã có buổi họp. Kết quả cuộc họp đã chấm dứt sự việc "một phần diện tích chanh dây trồng theo dạng bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Tuấn Đại An nhưng chất lượng và năng suất không như mong đợi".
Tại buổi họp, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Blứ, ông Lê Quang Vang đã nghe đại diện nông dân trình bày mong muốn về giá cả, chất lượng cây giống chanh dây và phía Công ty Tuấn Đại An nêu các sai sót của nông dân trong kỹ thuật trồng, các vướng mắc trong hợp đồng dân sự giữa hai bên.
UBND xã Ia Blứ cũng thông tin về các sự việc ngoài ý muốn của hai bên như thời tiết, giá cả thị trường không như mong muốn và yêu cầu hai bên có phương án để doanh nghiệp cùng nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Công ty Tuấn Đại An tiếp tục cung cấp giống chanh dây cho nông dân.
Theo đó, đại diện 33 hộ nông dân (Bên B) và Công ty TNHH Tuấn Đại An (Bên A) đã cùng thống nhất phương án: "Xóa toàn bộ số tiền nông dân còn nợ doanh nghiệp, ngoài ra doanh nghiệp sẽ hoàn lại số tiền nông dân đã mua giống trước đó, thời gian thực hiện cam kết của hai bên chậm nhất là 60 ngày. Tổng số tiền doanh nghiệp trả lại cho nông dân là hơn 279 triệu đồng".
Đạt được kết quả này, theo UBND xã Ia Blứ là "hai bên đều hài lòng và là đoạn kết có hậu".
Biên bản hòa giải giữa Công ty Tuấn Đại An và nông dân
Cũng tại buổi họp này, các hô nông dân và doanh nghiệp còn bàn thảo thêm nội dung: "Nếu còn nhu cầu hợp tác thì hai bên cùng thỏa thuận hỗ trợ, hợp tác tiếp, cung cấp giống, kỹ thuật...". Ghi nhận trong các ngày 3 và 4.7, trong số 33 hộ nông dân của xã Ia Blứ thì có 14 hộ thống nhất tiếp tục hợp tác thay giống chanh dây cũ bằng giống chanh dây mới (giống ghép) với tổng số cây giống là 1.400 cây.
Cũng theo thỏa thuận mới này, Công ty TNHH Tuấn Đại An sẽ đưa giống, kỹ thuật về cho bà con thông qua một bên thứ ba (bên C) là đại lý của ông Trần Văn Ninh (thôn Lương Hà, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh). Trong hợp đồng với bên C, hai bên A và B cũng quy định giá cả, định lượng, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của từng bên. Đây cũng là động thái thể hiện uy tín, lòng tin giữa các bên sau nhiều sự số ngoài mong muốn xảy ra trong thời gian qua.
Trước đó, sáng 3.7 (khi chưa có thỏa thuận nói trên), chúng tôi ghi nhận tại Công ty TNHH Tuấn Đại An ở địa chỉ số 38 Lý Nam Đế, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai), bà Bùi Thị Diệu Hiền vẫn liên tục nghe điện thoại và chỉ đạo nhân viên chuyên chở cây chanh dây giống kèm theo từng tờ rơi hướng dẫn kỹ thuật để hỗ trợ nông dân.
Theo hợp đồng do Bên A cung cấp, thì người nông dân (bên B) sẽ được thay đổi giống cây mới trong 4 tháng đầu tiên. Nhưng trên thực tế, đã quá thời hạn trên, doanh nghiệp này vẫn hỗ trợ nông dân thay đổi giống mà theo bà Hiền là để "giữ chữ tín, giữ đạo đức làm ăn dù doanh nghiệp nào cũng phải vay ngân hàng".
Trao đổi sau "cái kết có hậu" giữa doanh nghiệp và nông dân, bà Hiền mong muốn được thông tin khách quan về thỏa thuận của doanh nghiệp với nông dân, giúp doanh nghiệp và nông dân cùng nhau vượt khó.
Theo Danviet
Lừa bán giống chanh dây: Dân đòi tiền, còn bị công ty "ma" doạ Sau khi Dân Việt đăng bài về công ty lừa bán giống chanh dây rồi biến mất ở Gia Lai, chúng tôi nhận được tố cáo của hàng chục nông dân khác, trong đó nhiều hộ đã cắm sổ đỏ, bán tài sản để trả nợ vì chanh dây do Công ty Tuấn Đại An cung cấp không có trái. Đầu tư tiền...