Cận cảnh hàng trăm “hài cốt” giữa rừng thông Đà Lạt
Thông qua bộ sưu tập xương độc đáo của Bảo tàng Sinh học, du khách sẽ được trải nghiệm một góc nhìn khác lạ về các loài vật, hiểu hơn về sự sống, qua đó tự nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên cho bản thân mình.
Nằm trong một khu rừng thông ở ngoại vi Đà Lạt, Bảo tàng Sinh học là một điểm đến lý thú cho những người thích khám phá thế giới tự nhiên. Bảo tàng này là nơi sở hữu một bộ sưu tập tiêu bản xương động vật lớn bậc nhất Việt Nam.
Bảo tàng có một phòng lớn dùng để trưng bày xương động vật, gồm khoảng 200 bộ xương lớn nhỏ khác nhau, chưa kể số xương được cất giữ, lưu trữ.
Những bộ xương này thuộc về 45 loài động vật có xương sống, đa phần là các loài thú.
Ngoài ra cũng có một số mẫu xương của các loài chim.
Mẫu tiêu bản xương lớn nhất là bộ xương của một con voi, được đặt tại phòng trưng bày trung tâm.
Những khúc xương chân voi tại phòng trưng bày thú móng guốc bộ guốc chẵn nặng cả chục ký mỗi khúc.
Nhiều tiêu bản xương thuộc về những loài đang bị đe dọa, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cu li, gấu chó, báo lửa sơn dương…
Bộ xương cheo cheo – loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới – với hai răng nanh chìa ra khá lạ mắt.
Xương các loài linh trưởng có nhiều điều rất gần gũi với loài người.
Hài cốt một chú khỉ cộc có thể khiến nhiều người giật mình vì trông khá giống một đứa trẻ.
Thông qua bộ sưu tập xương độc đáo của Bảo tàng Sinh học, du khách sẽ được trải nghiệm một góc nhìn khác lạ về các loài vật, hiểu hơn về sự sống, qua đó tự nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên cho bản thân mình.
Một số hình ảnh khác.
Mời quý độc giả xem video: Cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú ở Ninh Bình. Nguồn: VTV.
Hang động với những hình vẽ bí ẩn ở Pháp
Một hang động ở Pháp tiết lộ bí mật về các nghi lễ và truyền thống chôn cất từ rất sớm của con người.
Đó chính là hang Grotte de Cussac nằm ở Dordogne, phía tây nam nước Pháp, nằm giữa thung lũng và dãy núi Pyrenees.
Toàn bộ khu vực này được biết đến với sự phong phú của các bức tranh hang động từ thời tiền sử được tìm thấy chủ yếu ở thung lũng Vézère, bao gồm các bức tranh hang động Lascaux nổi tiếng.
Tuy nhiên, không giống như các hang động được kiểm tra trước đây, hang Grotte de Cussac có hơn 800 hình khắc cách điệu của hình dạng động vật và con người được tạo ra từ 25.000 đến 30.000 năm trước.
Trong một thập kỷ, một nhóm nghiên cứu khảo cổ học đã khám phá hang Grotte de Cussac, thu thập bằng chứng về cuộc sống, phong tục và tín ngưỡng của người dân thời đó.
Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế được dẫn dắt bởi giáo sư Jacques Jaubert của Đại học Bordeaux. Trong báo cáo, giáo sư nói rằng hang động chứa hài cốt của ít nhất sáu người, có cùng thời gian khoảng 25.000 và 30.000 năm trước. Những khám phá cực kỳ hiếm hoi này đại diện là những ví dụ duy nhất được biết về con người được chôn cất rất sâu trong một hang động chứa các tác phẩm nghệ thuật.
Tiến sĩ Eline Schotsmans là thành viên nghiên cứu tại Đại học Wollongong và Đại học Bordeaux nói rằng ngoài những thách thức thông thường liên quan đến việc chắp nối quá khứ cổ xưa từ di tích khảo cổ học, dự án Grotte de Cussac đã trình bày cho các nhà nghiên cứu một số trở ngại khác.
Trong số những thách thức, tất cả các nghiên cứu tại hang phải được tiến hành tại chỗ vì không được phép khai quật, và không có gì có thể được di chuyển, hoặc gỡ bỏ khỏi hang. Để đảm bảo di tích cổ được bảo vệ, Bộ Văn hóa Pháp đã phân loại hang là Di sản Quốc gia và đã hạn chế những tác động vào nó. Hơn nữa, nồng độ carbon dioxide cao được đo bên trong hang vào những thời điểm nhất định trong năm và nó chỉ có thể thực hiện nghiên cứu an toàn, trong ba tháng mỗi năm.
Một trong những hài cốt trong hang Grotte de Cussac.
Tiến sĩ Schotsmans cho biết, đó là việc làm cần thiết để bảo vệ hang động, và các nhà khảo cổ phải mặc quần áo bảo hộ tiệt trùng cùng giày ống bằng cao su để ngăn chặn ngay cả một loại trầm tích từ bên ngoài vào viên nang thời gian cổ đại này.
Đáng sợ hơn cả là bất kỳ vi sinh vật bên ngoài hoặc nấm, được đưa vào môi trường gần như kín có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn hang động, bao gồm cả bề mặt của hang.
Điều cơ bản đang được bảo vệ là hài cốt người đặc biệt quý hiếm được đặt tại ba địa điểm trong hang. Các nhà khảo cổ cho biết các hài cốt này đã cố tình được đặt trong vị trí đó. Thực hành nghi lễ rõ ràng từ 25.000 và 30.000 năm trước chưa từng được ghi nhận trước đây.
Các thi thể đã được sắp xếp ở một cách đặc biệt. Cộng đồng cư ngụ trong hang động đã di chuyển các thi thể sau khi chết và hài cốt của những người khác nhau nằm xen kẽ.
Tiến sĩ Schotsmans cho rằng nghi thức tang lễ của một xã hội và niềm tin và thực hành của nó liên quan đến sự kiện cái chết, mối quan hệ giữa người chết và người sống. Mục tiêu của nhóm nghiên cứu trong thời gian tới là xây dựng lại cách nhìn của người dân cổ đại đối với cái chết bằng cách tập trung vào nghiên cứu bộ xương người được quản lý và thực hiện các nghi lễ như thế nào.
Lạnh sống lưng những bộ xương trắng dã trong nghĩa địa cổ Nghĩa địa cổ Chauchilla ở Peru khiến nhiều người gan dã cũng phải chùn bước khi nơi đây có những bộ xương trắng dã được đặt trong tư thế ngồi. Thậm chí, một số bộ hài cốt khiến du khách ám ảnh với gương mặt giống như đang cười ngoác miệng. Nằm cách thành phố Nazca, Peru 30 km về phía nam, nghĩa...