Cận cảnh: Hàng trăm ha “vàng trắng” gãy đổ hàng loạt sau bão số 12
Cơn bão số 12 càn quét gây thiệt hại nặng nề đối với người trồng cao su tại địa bàn huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên).
Được mệnh danh là vàng trắng, thế nhưng sau cơn bão số 12, nhiều người trồng cây cao su tại huyện Sông Hinh đang lâm vào cảnh dở khóc, dở cười.
Vườn cao su đang lấy mủ bị ngã đổ tại thôn Ea Đin, xã Ea Bar
Cách đây vài hôm, vườn cao su 10 năm tuổi của gia đình bà Dương Thị Đức (thôn Ea Đin, xã Ea Bar), cho thu hoạch mỗi lần cạo mủ không dưới 120kg mủ đông. Với giá bán 12.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi lần cạo bà thu được 1 triệu đồng. Thế nhưng, cơn bão số 12 đổ bộ vườn cao su đã bị quật ngã. Theo ghi nhận, nhiều cây thì bị gãy ngang thân, bật gốc ngã đổ…
“Đổ cả vốn liếng, gia tài để trồng cao su với mong ước thoát nghèo nhưng giờ gặp bão mọi thứ tan tành hết. Sáng ra thăm vườn, tôi hoa mắt đứng không vững, cả nhà trông chờ vào vườn cao su này, bây giờ không biết phải làm sao”, bà Đức chia sẻ.
Cách đó không xa, vườn cao su của anh Nguyễn Văn Vui (thôn Tân An, xã Ea Bar) cũng bị tan hoang bởi bão. Hàng loạt cây cao su đường kính gốc 50 đến 60cm bị gẫy đổ ngang thân.
Anh Vui cho biết: “2 ha cao su này tôi khai thác được 8 năm, đã qua nhiều lần gió bão không hề hấn gì cả. Nhưng hôm nay, cơn bão số 12 gió giật quá mạnh, rất nhiều cây gãy đổ, trốc gốc, bung rễ”.
Video đang HOT
Bão số 12 tấn công, nhiều cây cao su tại huyện Sông Hinh bịị gãy ngang thân
Ông Ksor Hec – Chủ tịch UBND xã Ea Bar cho biết, ngay sau cơn bão đi qua, xã đã chỉ đạo lực lượng công an, dân quân, thanh niên dọn dẹp những cây cao su bị ngã đổ ngang đường, đảm bảo giao thông đi lại cho bà con. Thống kê sơ bộ, trên địa bàn xã có đến 60% diện tích cây cao su bị thiệt hại do cơn bão.
Trong khi đó, ông Lê Thanh Tùng – Chủ tịch UBND xã Sông Hinh (huyện Sông Hinh) cho hay, địa phương này có 227 ha sao su nhưng có tới 140 ha bị ngã đổ do bão. Hiện, UBND xã đang chỉ đạo cán bộ xã kết hợp thôn, buôn thống kê cụ thể diện tích bị thiệt hại, hướng dẫn bà con dọn dẹp vườn, chống đỡ cây, đề phòng mưa lớn sau bão.
Nông dân huyện Sông Huynh đau đớn nhìn cây vàng trắng bị ngã đổ
Trên địa bàn huyện Sông Hinh có 3.600 ha cao su, trong đó có trên 2.000 ha đang khai thác mủ.
Theo ông Nguyễn Khắc Sự – Trưởng Phòng NNPTNT huyện Sông Hinh, thống kê sơ bộ đến 15 giờ ngày 4.11, địa phương này có 1.500 ha cây cao su bị thiệt hại do bão số 12. Đối với những diện tích thiệt hại từ 40% trở lên, vườn cây cao su cho hiệu quả kinh tế thấp, khuyến cáo chuyển đổi sang các cây trồng khác.
Theo Danviet
Phú Yên: Quá nhiều trụ điện bê tông bị gãy đổ bất thường trong bão
Cường độ cơn bão 12 đổ bộ qua Phú Yên để lại hậu quả nặng nề, tỉnh đang dồn lực lượng khắc phục hậu quả. Riêng việc có quá nhiều trụ điện bê tông bị gãy đổ là điều bất thường...
Ngày 5.11, đại diện UBND tỉnh Phú Yên thông tin, thiệt hại do bão 12 đổ bộ vào địa bàn tỉnh sáng 4.11 hiện vẫn chưa thể thống kê hết. Bởi cường độ vùng tâm bão quá lớn, diễn ra bất ngờ kéo dài đến 5 tiếng đồng hồ, gây thiệt hại khốc liệt. Hiện tại, tỉnh đang tập trung toàn lực để khắc phục hậu quả và đề xuất chi viện từ Chính phủ.
Trên 640 trụ điện trung và hạ áp bị gãy đổ trong cơn bão sáng 4.11.
Theo đánh giá của ông Huỳnh Tấn Việt - Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, trong cơn bão vừa qua, Phú Yên đã kịp thời huy động tổng lực để phòng tránh nên đã giảm thiểu hậu quả. Trước khi bão đổ bộ, Phú Yên đã tổ chức sơ tán trên 5.500 hộ dân đến nơi an toàn. Trong bão qua, tỉnh có 10 người bị thương và 1 người mất tích (trước đó, đã tìm được 4 người được cho mất tích, đưa về nhà). Trước khi bão đổ bộ, Phú Yên đã có 1 người chết do lũ lụt.
Thống kê bước đầu, tỉnh đã có 69 nhà dân bị hư hỏng hoàn toàn, trên 13.000 nhà bị tốc mái, siêu vẹo. Thiệt hại nông nghiệp hết sức nặng nề: trên 100 tàu thuyền bị chìm, hàng triệu thủy sản nuôi bị cuốn trôi, trên 20.000ha cây trồng bị mất trắng, hàng loạt tuyến kênh mương và kè đập bị sạt lở,... Việc khôi phục sản xuất vụ Đông Xuân đang hết sức khó khăn.
Trong khi đó, các tuyến đường qua tỉnh bị sạt lở, đứt gãy gây thiệt hại trên 7 tỷ đồng. Sau khi phải hủy nhiều chuyến bay và trung chuyển khách đi tàu; ngày 5.11, các chuyến bay và tàu khách đi đến Phú Yên đã khôi phục hoạt động trở lại.
Tại tỉnh, điện và nước đã bị cắt toàn bộ trong 3 ngày qua. Tổng hợp đã có trên 640 cột điện trung và hạ áp bị gãy đổ. Phải ít nhất trong 5 ngày nữa (9.11), hệ thống điện của tỉnh mới có thể cấp điện hoàn toàn trở lại.
Trong chỉ đạo nhanh khắc phục hậu quả bão 12, ông Hoàng Văn Trà - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, cường độ cơn bão mạnh nhưng việc quá nhiều trụ điện bê tông bị gãy đổ là điều bất thường. "Phải xem lại ngay vì sao hàng loạt trụ điện bị gãy đổ? Phải xác định rõ nguyên nhân để quy trách nhiệm rõ ràng. Việc khắc phục trở lại phải được làm tốt hơn" - ông Trà nhấn mạnh.
Dự báo trong những ngày tới, tình hình mưa lũ tại Phú Yên tiếp tục diễn biến phức tạp. Các lực lượng thanh niên, vũ trang đang được huy động tối đa để hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại sau bão.
Điện lực Phú Yên đang dốc sức khắc phục lưới điện, ít nhất 5 ngày nữa mới cấp điện toàn tỉnh trở lại.
Lực lượng vũ trang đang giúp dân trục vớt tàu cá bị chìm ở Sông Cầu, Phú Yên.
Phú Yên chưa thống kê xuể lượng cây cối đổ ngã do bão Con Voi (trong ảnh: xe cẩu đang bốc chuyển cây cối bị đổ ngã ở Tuy Hòa, Phú Yên).
Ngày 5.11, hàng ngàn người dân và thanh niên tình nguyện đã được huy động để dọn vệ sinh, khôi phục cuộc sống sau bão.
Nhiều khu vực đổ ngã do bão vẫn chưa thể khắc phục được.
Theo Danviet
Sau bão, dân lại bị triều cường đánh sập nhà Sau bão Damrey, triều cường và sóng biển đang tiếp tục tàn phá hàng chục nhà dân ven biển thuộc xã An Phú, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ghi nhận của PV Dân trí tại hiện trường chiều ngày 6/11, tại khu vực này đã có ít nhất 7 nhà dân bị triều cường, sóng biển đánh sập hoàn toàn. Nhiều...