Cần cảnh giác với việc lợi dụng internet để công kích, làm nhục người khác
Internet là một môi trường mở, trong đó bất kỳ người nào cũng có cơ hội lên tiếng. Cũng thêm một đặc điểm của môi trường này, với những cơ chế quản lý hiện nay, họ có thể giấu mặt, giấu tên tuổi hoặc hơn nữa giấu cả tông tích nếu lấy địa chỉ từ trang chủ đặt ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Chính điều kiện này, dễ có cảm tưởng có thể nói gì cũng được và không ai có thể truy cứu được trách nhiệm. Và tình trạng vô trách nhiệm, thậm chí là vô đạo lý đã xảy ra. Đáng tiếc, từ một ý kiến trên mạng xã hội, các trang tin và các trang cá nhân đã dẫn lại, chia sẻ, để truyền bá nó, và những ý kiến nhảm nhí dần dần được coi như dư luận xã hội, mặc dù những ý kiến ấy không có căn cứ, đôi khi chỉ là cảm tính của ai đó. Với những vấn đề chung chung, những nhận định ấy có thể xác định được quan điểm chính trị của người phát ngôn và dư luận chân chính dễ bỏ qua. Nhưng với những vấn đề cụ thể, nhất là với các cá nhân, những nhận xét vô trách nhiệm, thiếu đạo đức đã gây ra nhiều bức xúc, thậm chí là kiện cáo ra tòa. Chúng ta đã từng chứng kiến Tòa án nhân dân TP HCM đã tiến hành xét xử một vụ xúc phạm cá nhân trên mạng và phần thua rõ ràng là người đã có những phát ngôn bừa bãi.
Gần đây, chúng ta có nhiều sự kiện xã hội gây bức xúc, thậm chí ảnh hưởng đến sinh mạng nhiều người. Có thể lấy hai sự kiện dịch sởi và kế hoạch cải cách giáo dục làm ví dụ. Đã có những trục trặc, thậm chí là thiếu trách nhiệm trong quá trình trình và giải trình đề án trước Quốc hội của một lãnh đạo Bộ GDĐT. Dịch sởi với những diễn biến không lường được, kết hợp với những sơ suất của cả cơ quan quản lý Nhà nước, của truyền thông và quan trọng hơn là sự chủ quan không đi tiêm chủng của rất đông người dân đã gây ra những tổn thất không nhỏ. Phản ứng của dư luận là điều dễ hiểu. Nhưng cái mà chúng tôi muốn nói, những sự kiện xã hội này lại là những mảnh đất màu mỡ cho những kẻ xấu, những kẻ vô trách nhiệm tấn công và làm hại xã hội.
Họ hướng mũi dùi công kích vào cá nhân lãnh đạo ngành, thậm chí lăng mạ, làm nhục bằng những lời lẽ hàng tôm hàng cá. Không cần quan tâm tới những tiêu chuẩn đạo đức, thậm chí vi phạm pháp luật với tội danh làm nhục người khác. Vấn đề là những công kích này không có một chút cơ sở nào. Ví dụ như thời điểm Bộ GDĐT trình Đề án cải cách giáo dục lên UBTV Quốc hội, Bộ trưởng đang đi công tác xa và khi trở về chính ông đã phải xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng để giải thích rõ. Vậy mà những mũi dùi vẫn chĩa vào ông với những lời lẽ không chấp nhận được. Với sự kiện dịch sởi cũng vậy. Mặc dù Bộ Y tế đã có cảnh báo từ rất sớm, nhưng những diễn biến gay gắt của dịch sởi đã gây nhiều thiệt hại nhân mạng. Ngay sau đó bằng sự cố gắng hết sức mình của ngành y tế và cả cá nhân Bộ trưởng, với sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, dịch sởi đã được khống chế. Nhưng rất nhiều người, trong đó có cả những người làm truyền thông đã chĩa mũi dùi vào Bộ trưởng Bộ Y tế với những lời lẽ lăng mạ, thậm chí là chửi rủa. Những lãnh đạo ngành cũng là người, cũng biết đau đớn, thậm chí rơi nước mắt vì nhiều nhẽ.
Không những vậy, nhân những chiến dịch chửi bới, phao tin nhảm làm hoang mang dư luận, thậm chí đã gây hoảng loạn ở vài nơi, những chiêu kiếm ăn xấu xa đã được truyền bá trên internet. Sởi là bệnh do vi rút gây ra và hiện nay chưa có thuốc đặc trị sởi. Vậy mà mấy ngày qua, hàng loạt các bài thuốc nam chữa sởi được quảng cáo trên mạng, thậm chí, có những lời quảng cáo vô lý đến căm phẫn như chữa khỏi bệnh sởi cả khi bệnh viện trả về, bài thuốc đã chữa khỏi hàng vạn người. Lại có người lập ra các nhóm từ thiện đi biếu những bài thuốc nam này với danh nghĩa không lấy tiền nhưng chi phí vận chuyển thì đắt hơn cả mua ngoài chợ. Sử dụng các bài thuốc không có tác dụng chữa bệnh, chưa nói đến mất an toàn, quan trọng hơn sẽ làm chậm hoặc mất cơ hội chữa khỏi bệnh cho người bệnh. Đó là hành vi có tội. Chuyện bên ngành giáo dục cũng vậy. Nhân chuyện chi phí soạn sách giáo khoa mới, nhiều nhóm đã quảng cáo cũng như PR cho các kế hoạch xuất bản sách giáo khoa của nhóm mình. Đáng tiếc, những ý kiến ấy vẫn trông chờ chia bôi khoản ngân sách Nhà nước dành cho cải cách giáo dục.
Những công kích vào các cá nhân lãnh đạo ngành, những phản ảnh đầy dụng ý, có thật và cả không có thật, để gây hoang mang, thậm chí hoảng loạn để làm gì? Chắc chắn không phải có ý thức xây dựng, thấy sai lầm và góp ý, thậm chí đề ra giải pháp để khắc phục, đem lại bình yên xã hội, những hoạt động truyền thông mà cả xã hội mong đợi. Những lối làm truyền thông thiếu ý thức trách nhiệm cũng như thiếu đạo đức này đang là những đòn tấn công chính diện vào Nhà nước, vào sự ổn định xã hội.
Xin hãy cẩn trọng!
Theo ANTD
Video đang HOT
Thực hư chuyện đứa trẻ 9 tuổi chữa bách bệnh
Hiệu quả chữa bệnh thì chưa thấy đâu nhưng việc học tập của Quân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi thường xuyên lên lớp trong tình trạng bơ phờ, mệt mỏi, học lực giảm sút rõ rệt, cuối năm có khả năng bị lưu ban nếu tình hình học tập của Quân không được cải thiện
Không cần biết người bệnh bị bệnh tật gì, đau đớn ở chỗ nào, cháu bé 9 tuổi chỉ cần xoa, vuốt đầu, hay đạp lưng... thì người bệnh chắc chắn sẽ khỏi hoàn toàn. Lời đồn thổi này rộ lên thời gian gần đây và rất nhiều người ở các tỉnh, thành trong cả nước đã tin tưởng và tìm đến mong gặp được "thần y" sờ, vuốt lên người...
"Phép màu xoa, vuốt của thần y"
Thực tế thì lời đồn thổi về khả năng chữa bách bệnh của cháu bé Phùng Minh Quân (hiện đang học lớp 4, trường tiểu học Trần Bình Trọng, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) tạo ra tâm lý tò mò, hiếu kỳ của người dân khắp các tỉnh, thành nườm nượp tìm đến để được "thần y" khám chữa bệnh đã diễn ra từ vài tháng nay. Tuy nhiên, thời gian gần đây sự việc này diễn ra ngày một ầm ĩ, gây mất an ninh trật tự khiến chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng phải vào cuộc, nhưng có vẻ mọi việc vẫn tái diễn dưới nhiều hình thức...
Ngày 17 - 1, chúng tôi tìm tới căn nhà nhỏ của gia đình "thần y" nhí Phùng Minh Quân (ấp Ngô Quyền, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất). Từ quốc lội 1A chạy dọc phía gần cuối con đường của ấp Ngô Quyền là đến được nhà của cháu Quân. Căn nhà xây cấp 4 diện tích chỉ khoảng 40m2 nằm lẩn khuất sau vườn chôm chôm sum suê cành lá, cổng chính đã bị chính quyền địa phương rào lại và cắm bảng "Nghiêm cấm tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự".
Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, từ phía ngoài đường nhiều người vẫn đưa người thân bị bệnh tật của mình đến đây bằng các phương tiện như xe ôtô, xe máy... mong gặp đứa trẻ 9 tuổi với danh xưng "thần y" do những người cuồng tín gọi tên cháu bé như vậy để xin được chữa bệnh. Trong khi đó, khoảng sân trước nhà Quân lúc ấy cũng đã có vài chục người đang đứng ngồi la liệt chờ "cậu" đi học về để được "xoa, vuốt" chữa bệnh.
Không khó nhận ra, trong những bệnh nhân đến đây có đủ thành phần, độ tuổi, giới tính khác nhau. Có người giàu có đánh xe ôtô đến tận nơi, người khác phải đi xe buýt nhiều chặng, cũng có người thuê xe đến... Có người mang bệnh nặng không thể một mình đi lại được phải có người thân dìu đỡ, thậm chí phải để lên một chiếc ghế khiêng đi... Phần lớn những người đến đây muốn được khám chữa những bệnh chủ yếu như đau nhức xương khớp, một số bị ung thư tử cung, đau dạ dày, có người bị tai biến mạch máu não, thậm chí đau mắt, có người bị cận, hay câm điếc. Bệnh nhẹ thì ít nhưng những bệnh bác sĩ "đã chê" thì khá nhiều. Người nhà bệnh nhân cố tin vào những lời đồn để đến đây may ra... còn nước còn tát, tìm chút phép màu may mắn (?). Điều đáng nói, đa số những người bệnh tìm đến đây đều là người từ tỉnh, thành xa, cả miền Trung, miền Tây nghe được thông tin "huyền diệu về tài năng chữa bá bệnh" của vị "thần y" trẻ con này.
Có lẽ do trước đó chính quyền địa phương đã nhiều lần làm việc, nhắc nhở không cho cháu Quân tiếp tục chữa bệnh, đồng thời một số cơ quan báo chí cũng có tin bài phản ánh tình trạng lộn xộn ở đây nên mọi người trong nhà cháu cũng như người dân xung quanh khá e dè và ngại ngần, thậm chí tỏ vẻ khó chịu khi được hỏi điều gì đó liên quan đến Quân và việc chữa bệnh ở đây.
Hỏi chuyện một bệnh nhân khá lớn tuổi đến khám, được biết bà là Nguyễn Thị Lan, năm nay đã 67 tuổi, ngụ huyện Xuân Lộc, Đồng Nai, đang bị bệnh thoái hóa cột sống, dù đã chữa trị nhiều lần bệnh tình vẫn không thuyên giảm nên bà cùng với một số người già trong xóm thuê xe tìm đến đây chữa bệnh. "Đến giờ tôi chưa gặp "cậu" lần nào, nhưng vì nghe một người sống gần nhà kể lại chuyện "cậu" chỉ cần chạm tay vào người là mọi bệnh tật sẽ tan biến nên tôi cùng mấy người bạn tìm đến đây để nhờ "cậu" chữa bệnh", bà Lan nhỏ nhẹ cho biết.
Trong số những bệnh nhân đến đây, nhiều người đã ăn dầm nằm dề ở khu vực này cả tuần lễ, hay có người đến đây nhiều lần. "Tôi nghe nói những ai bệnh nặng thì nên ở lại mấy ngày để được "cậu" chữa cho dứt hẳn chứ về nửa chừng cũng không có hiệu quả. Như vợ chồng tôi đều bị bệnh dạ dày, đi bệnh viện điền trị nhiều lần vẫn không khỏi, khi biết tin "cậu" chữa được bá bệnh nên chúng tôi đã tìm đến đây mấy ngày nay. Mỗi ngày được "cậu" sờ vào bụng ba lần nên bây giờ gần như không còn thấy đau nữa(?)", chị Thanh Vui (48 tuổi ngụ huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vui vẻ chia sẻ.
Trong khi đó, cũng từ ngày rộ lên tin đồn "thần y chữa bá bệnh", không ít người dân sống ở khu vục xung quanh nhà cậu bé này thức thời, đã mở hàng quán kinh doanh các dịch vụ ăn theo như bán tạp hóa, cơm cháo, nước giải khát, bánh kẹo... để phục vụ nhu cầu cho người bệnh và thân nhân, trong đó có cả quà bánh để mang vào nhà "cậu" làm lễ vật khấn vái trước khi được "cậu" chữa bệnh. Đồng thời, một vài gia đình còn mở cả dịch vụ cho thuê chỗ ăn ngủ, nghỉ ngơi cho những trường hợp người bị bệnh nặng phải ở lại lâu ngày. Được biết, mỗi ngày có đến hàng trăm lượt người đổ về đây chữa bệnh từ 5h sáng đến hơn 22h đêm. Đặc biệt, vào những ngày thứ 7, chủ nhật, do "cậu" được nghỉ học cả ngày nên người bệnh tập trung chật kín trong vườn tới tận đêm khuya.
Người bệnh ngồi chờ "thần y" đi học về
Vì chữa bệnh, "thần y" có thể bị lưu ban
Theo quan sát của chúng tôi thì căn phòng chữa bệnh của cháu Quân là gian chính giữa căn nhà, phía bên phải có một bàn thờ nhỏ bày nhiều hoa quả và bánh kẹo. Trong phòng chỉ có chiếc ghế sô pha cũ kỹ để Quân ngồi chữa bệnh hoặc cũng có khi Quân đi tới những chỗ người bệnh xếp hàng để đưa bàn tay của mình "xoa, vuốt" chữa bệnh.
Hầu như người nào mới đến cũng được một người phụ nữ hướng dẫn khá chi tiết những việc phải làm, cũng có khi mọi người lan truyền cho nhau biết cách phải làm gì. Theo đó người bệnh cần mua bó hoa, hai chai nước khoáng và ít bánh kẹo rồi đến chỗ bàn thờ chắp tay cầu nguyện câu: "Cầu mong Người ban phước giúp cho con hết bệnh". Sau đó để lễ vật lại, nhưng có thể lấy mang theo hai chai nước... Nguyên tắc là vậy nhưng hầu như người bệnh nào đến chỗ bàn thờ, ngoài những "vật phẩm" đã được dặn trước như đã nói thì ai cũng đều để lại trên bàn thờ một ít tiền (nhiều ít tùy khả năng của mỗi người, nhưng chưa thấy ai để ít cả -PV).
Sau khi làm lễ tại bàn thờ, mọi người quay lại xếp hàng, chờ "thần y" xoa vuốt. Mỗi lần khám cho ai, "thần y" chỉ đưa tay xoa, vuốt lên đầu, lên những chỗ đau của người bệnh. Nhưng cũng có khi "thần y" xoa bóp hay dùng chân đạp lên lưng người bệnh... Người nào bệnh nhẹ thì ra về ngay. Nếu người bệnh nặng thì ở lại chờ "thần y" chữa tiếp. Trình tự cứ vậy lặp đi lặp lại hàng trăm bệnh nhân, mỗi người' "thần y" chỉ mất từ 2 - 3 phút để chữa bệnh. Và câu nói được mọi người luôn ghi nhớ là "chỉ cần có niềm tin là sẽ khỏi" (?).
Theo lời kể từ một số người dân xung quanh, Quân là con nuôi của ông Phùng Văn Độ và bà Nguyễn Thị Tất. Hoàn cảnh gia đình hiện tại của vợ chồng ông Độ khá khó khăn, cả gia đình sống dựa vào hơn bốn sào đất trồng cây chôm chôm. Ông Độ hàng ngày đi bán nước mía dạo, còn bà Tất vừa làm công việc nhà, vừa chăm sóc vườn chôm chôm... Trong câu chuyện kể, nhiều người đã "vẽ" lên chân dung của cậu bé 9 tuổi này hết sức ly kỳ.
Có người cho rằng, Quân được phát hiện là con của "thánh" và có khả năng chữa bệnh khoảng gần một năm trước, vì nghe Quân kể lại rằng trong một đêm đang nằm ngủ, Quân mơ thấy một vị thánh. Vị thánh này đặt bàn tay lên người và bảo em đi chữa bệnh cho mọi người... Sau đó, bệnh nhân đầu tiên được Quân chữa khỏi chính là mẹ nuôi của mình. Lúc đó, bà Tất đi làm mía bị ngã đau tay (có người lại cho rằng bà Tất bị trật chân), Quân liền xoa vào chỗ đau, hai hôm sau, tay (chân) của bà Tất khỏi đau. Tiếp đó đến người mẹ của ông Độ bị đau lưng lâu ngày do tuổi già cũng được Quân vuốt qua lưng, điều ngạc nhiên là ngay sau đó bà này đã đi lại bình thường như chưa từng bị đau (?)...
Chính từ hai trường hợp ngẫu nhiên này, mọi người đã thêu dệt nên khả năng diệu kỳ của cháu bé. Từ đó, người dân trong vùng truyền tai nhau rằng "thần y" có thể chữa được nhiều bệnh, từ bệnh của người già đến trẻ em và cả những căn bệnh y học chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh. Từ đây, rất nhiều người đã tìm đến gây xôn xao dư luận.
Phải nói rằng hiệu quả của việc chữa bệnh của cậu bé 9 tuổi này hiện chưa có một xác nhận nào của cơ quan y tế và giới chức có trách nhiệm. Ngay như cô hiệu trưởng nơi Quân đang theo học cũng lên tiếng cho rằng "thần y" là học sinh bình thường. Tại trường Quân không có biểu hiện gì để chứng minh có khả năng chữa bệnh: Chuyện nhiều người quả quyết Quân chỉ cần xoa vuốt lên người sẽ khỏi bệnh là lời đồn thổi vô căn cứ, và hội chứng lạm dụng dùng từ "thần y". Hiệu quả chữa bệnh thì chưa thấy đâu nhưng việc học tập của Quân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi thường xuyên lên lớp trong tình trạng bơ phờ, mệt mỏi, học lực giảm sút rõ rệt, cuối năm có khả năng bị lưu ban nếu tình hình học tập của Quân không được cải thiện.
Đừng chết vì thiếu hiểu biết
Trưởng phòng Y tế huyện Thống Nhất cũng đã khuyến cáo rằng cách chữa bệnh của cháu bé hoàn toàn không cơ sở khoa học. Bởi trên thực tế, mỗi căn bệnh đều phải có cách khám, chữa và điều trị riêng. Nếu ai đó tin rằng chỉ xoa vuốt mà khỏi bệnh là rất ảo tưởng, ngớ ngẩn... Nếu có bệnh, người dân nên đi khám tại các bệnh viện, phòng khám để chẩn đoán và chữa trị kịp thời...
Tuy vậy, thông tin về "thần y" trẻ con vẫn ngày một lan xa. Dù chính quyền địa phương, cơ quan chức năng đã vào cuộc đến kiểm tra, vận động, nhắc nhở gia đình không được tiếp tục để Quân chữa bệnh nhưng trong thực tế mọi việc gần như vẫn chưa được giải quyết dứt điểm...
Mong muốn chữa khỏi bệnh là tâm lý chung của tất cả bệnh nhân, và khi đã nghe tin ai đó có thể chữa khỏi bệnh thì cho dù ở đâu, xa thế nào, họ cũng vẫn tìm tói bởi suy nghĩ "có bệnh thì vái tứ phương". Nhưng vì muốn chữa bệnh mà tìm đến những cách phi khoa học như câu chuyện này thì thực sự nguy hại và vô ích. Có lẽ chính tâm lý đám đông đã khiến nhiều người mù quáng tin vào phương pháp chữa bệnh không có cơ sở khoa học này.
Mải mê "chữa bệnh", "thần y" 9 tuổi có thể bị lưu ban
Trao đổi với chúng tôi về câu chuyện này, ông Trần Văn Danh, Chủ tịch UBND xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, cho hay: "Việc chữa bệnh kiểu này hoàn toàn không có hiệu quả, thậm chí còn có phần mang tính mê tín dị đoan, nhưng một số người cả tin, thiếu hiểu biết vẫn kéo nhau đến đây. Để tránh việc nhiều người đến nhà của cậu bé quá đông làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, chính quyền địa phương đã mời gia đình cháu Quân lên nhắc nhở và cho làm bản cam kết không để cho Quân chữa bệnh nữa. Đồng thời tiến hành lập bảng ngăn cấm, rào lối đi. Thế nhưng, chỉ được một thời gian người dân ở nhiều nơi nghe được tin đồn vẫn đổ về nhà Quân, gia đình tiếp tục để Quân chữa bệnh". Theo ông Danh, do cháu Quân còn quá nhỏ tuổi nên chính quyền chỉ có thể vận động, thuyết phục chứ không thể xử phạt.. .
Theo ANTD
"Vòng đeo tay chống sởi" chỉ là lừa bịp Vài ngày gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội xuất hiện quảng cáo loại vòng đeo tay có khả năng phòng chống được bệnh sởi. Theo giới thiệu sản phẩm, loại vòng này được sản xuất tại nước ngoài, giá bán khoảng 450.000 đồng/ chiếc, khi đeo vào thì virus sởi sẽ không thâm nhập được vào cơ thể. Trao đổi...