Cận cảnh gia đình 34 năm sống trong nghĩa trang lớn nhất Sài Gòn
Ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi… và cả mưu sinh ở ngay giữa hàng nghìn ngôi mộ là cuộc sống của 12 con người gồm 4 thế hệ trong một đại gia đình ở Sài Gòn suốt bao năm qua.
34 năm sống giữa nghìn người chết
Cả gia đình 12 người sống trong nhà tương tế Thanh Hóa (thuộc nghĩa trang Bình Hưng Hòa, phường Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM ), trước kia vốn là một nhà quàn xác. Bà Trần Thị Nghĩa, người lớn tuổi nhất trong gia đình cho biết, bà sống ở đây từ năm 1980. Hiện tại, bà đang sống cùng 2 con và 2 người em gái của mình.
Cổng dẫn vào nhà quàn xác của hội Tương tế Thanh Hóa, nơi gia đình bà Nghĩa trú ngụ 34 năm qua. Bà Nghĩa cho biết, cứ 3 năm sơn lại chiếc cổng nghĩa trang một lần nên nhìn khá mới.
Nhà quàn xác có 7 cửa tất cả, hiện bà chỉ mới che bạt được 2 cửa. Khi nhà xuống cấp, bà đi xin tôn cũ của người dân về lợp mái. Riêng nền gạch hoa, bà nhặt gạch khắp các ngôi mộ về lợp lại nên trông nền “nhà” đủ màu sắc.
Bà Nghĩa bây giờ chỉ có thể làm lặt vặt trong gia đình và phụ bán cà phê ở gần “nhà”.
Lý giải việc cả gia đình sống ở đây, bà Nghĩa buồn bã: “Chúng tôi vốn cũng có nhà cửa, nhưng vì người em cùng mẹ khác cha tranh chấp nên chúng tôi chuyển ra đây hết”. Sống 34 năm ở đây, ngoại trừ chôn cất do các đội an táng lo liệu, hầu hết thành viên trong 4 thế hệ của gia đình tôi đều làm các công việc liên quan đến mồ mả gồm: phun thuốc diệt cỏ, quét dọn, chùi rửa và sơn lại mồ mả”.
Dù đã quen với công việc nói trên nhưng theo bà Nghĩa, nhiều khi vẫn cảm thấy sợ nhất là “vuốt chao”(róc xác thịt người chết chưa phân hủy khỏi xương) khi bốc mộ. “Bốc những ngôi mộ mới chôn như vậy đã đành, đằng này có ngôi mộ chôn 20 năm mà khi bốc, xác thịt vẫn chưa phân hủy hết, mùi nồng nặc. Có lần xui xẻo bị nước từ xác chết té vào người, về tắm cả chục lần vẫn không thấy hết mùi, ăn uống không được”, anh Tấn, con trai bà Nghĩa chia sẻ.
Việc mồ mả mang tính chất thời vụ khi chỉ đắt khách vào dịp lễ của người công giáo vào tháng 11 hằng năm – tức là dịp cuối năm âm lịch. Tuy nhiên, tiền công cũng chẳng đáng là bao khi không ít mộ phần ở nghĩa trang này là vô thừa nhận. Mặt khác, những năm gần đây, nhiều người dân đã tiến hành hốt cốt cho thân nhân khi hay tin về chủ trương sắp di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa.Vì vậy, ngoài việc ở nghĩa trang, các thành viên trong gia đình phải tìm cho mình một công việc phụ khác. Bà Nghĩa khi còn sức khỏe thì đi phụ hồ, bây giờ đã luống tuổi, chỉ còn biết đi phụ bán cà phê mong kiếm thêm chút tiền, đủ lo cho bản thân.
Video đang HOT
Trong đại gia đình 12 người, chỉ có 3 mẹ con bà Nga (em gái út của bà Nghĩa) không làm việc liên quan đến mồ mả. Hằng ngày, bà Nga đẩy chiếc xe ra gần trước cổng nghĩa trang bán nước giải khát, nhưng thu nhập bấp bênh. Còn người em kế của bà tên là Trần Thị Huế sống độc thân, khi việc mồ mả không có thì thường đi phụ hồ và ở lại hẳn công trường.
Riêng chị Trần Thị Hồng – con gái bà Nghĩa nhiều năm qua cũng mưu sinh bằng việc lau chùi các ngôi mộ. Khi không có người thuê, chị xin làm công nhât trong một xưởng inox. Vợ chồng chị Hồng có 4 người tên là Trần Thanh Vân (14 tuổi), Trần Hoàng Long (12 tuổi), Trần Hồng Phúc (6 tuổi) và Trần Thị Diệu (2 tuổi). Mấy đứa con của chị Hồng ngày ngày chỉ quanh quẩn với những trò chơi trốn tìm quanh những tấm bia, ngôi mộ.
Người bạn thân của các bé là mấy chú chó, mèo của gia đình nuôi. Buổi trưa hoặc xế chiều, các bé len lỏi trong nghĩa địa để bắt chuồn chuồn, tìm hoa dại hay hái ổi ăn. Tụi nhỏ đều rất rành rẽ nghề “gõ mả” và lau mộ.
“Quán” nước của bà Nga ngay trong lòng nghĩa địa.
Bữa ăn của cả gia đình hầu như ngày nào cũng gắn với mì tôm, canh bí đao hay vài quả trứng. Tiếng là sống cả nhà 12 người, nhưng quanh năm chẳng được mấy lần ăn cơm chung khi mỗi người mỗi việc, giờ giấc khác nhau.
34 năm ở đây, nhưng gia đình mới sử dụng điện lưới được 2 năm nhờ sự giúp đỡ của một nhà hảo tâm. “Một Việt kiều Úc biết chuyện đã gửi tiền về mua dây nối cho nên chúng tôi mới có điện dùng. Nhưng đắt quá, mỗi số điện chúng tôi phải trả 4.000 đồng. Chiếc tivi trong kia mới mua được một tháng với giá 150.000 đồng. Trong khi nước chúng tôi phải đi mua hằng ngày, mỗi phi như vậy giá 7.000 đồng. Trời mưa thì hứng nước mưa dùng, đỡ tốn tiền”, chị Hồng cho biết. Vì thế, tối đến, gia đình bà Nghĩa chỉ thắp vài bóng đèn để lấy ánh sáng.
Hầu như tất cả các vật dụng trong nhà có được đều là đồ cũ do người khác cho. Chỗ ngủ cho 12 người trong nhà luôn là một vấn đề lớn. Chiếc võng là nơi bé Diệu ngủ mỗi buổi trưa. Bộ sô pha là chỗ ngủ thường trực của vài đứa cháu. Riêng dưới bệ – nơi đặt tượng Quan Âm, là chỗ ngủ của bà Nghĩa.
Ngay mé phải của nhà quàn xác, căn chòi được gia đình dựng tạm bợ ngăn làm nơi trú ngụ cho 3 đứa con đã lập gia đình. Phòng đầu tiên khoảng 6m2 là nơi trú ngụ cả gia đình nhỏ 6 người của vợ chồng anh Tấn.
“Phòng bếp” là một bệ tạm bợ ngay mép nhà quàn xác, trời mưa dường như ướt hết.
Chẳng biết về đâu khi nghĩa trang giải tỏa
Dù khó khăn bủa vây, hầu hết những đứa trẻ lớn lên từ nghĩa trang Bình Hưng Hòa vẫn khao khát được đi học, mong đổi thay số phận. Nhưng sự đời không như mong ước, chị Trần Thị Hồng vẫn chưa thể nào cho đứa con 6 tuổi là Trần Hồng Phúc đến trường.
Chị tâm sự: “Có lẽ chờ khi nó được 7 tuổi, tôi xin cho nó vào lớp tình thương, còn con gái đầu học lớp 8, tôi đã cho nghỉ vì không lo nổi học phí. Giờ nó mới 14 tuổi nên đi kiếm việc giúp gia đình cũng chẳng ai nhận. Riêng thằng Long (lớp 6) may mắn hơn, bởi vẫn còn nhận được sự hỗ trợ ít nhiều từ nhà từ thiện. Tôi rất muốn cho con đi học. Tụi nhỏ cũng luôn đòi đến trường. Nhưng cuộc sống quá bấp bênh, không biết cầm cự tới chừng nào”.
Không như Phúc và Diệu vẫn hồn nhiên và vui vẻ với cuộc sống ở đây, Long – Vân dường như đủ lớn để nhận thức về điều kiện em đang sống. Long bảy tỏ: “Con ao ước có cái nhà để ở. Lúc nhỏ tụi con chẳng biết gì, giờ lớn lên mới thấy, mới tủi thân so với bạn bè, các em con thì còn nhỏ quá. Con sợ chúng nó thấy cái này cái kia không hay rồi bắt chước theo”..
Nhỏ như Diệu, em chưa biết gì về nơi em sống, nhưng khi đủ nhận thức, có lẽ em sẽ ước mơ nhiều…
Quyết hiến xác dù mới qua tuổi ngũ tuần. Có lẽ bà đã hiểu thế nào là sống gửi thác về.
34 năm sống cùng người chết, bà Trần Thị Nghĩa dường như muốn gắn bó với nơi này thay vì rời đi: “Chừng nào nhà nước giải tỏa nghĩa trang, chắc tụi tôi cũng phải ra ngoài cho tụi nhỏ đi học. Còn tôi thực tình chỉ muốn ở đây thôi, có mấy ngôi mộ tôi thấy vui hơn, như là người bạn của mình. Có lần tôi về quê được hai ngày, nhớ quá lại chạy lên. Tôi giờ thích chốn yên tĩnh, không muốn bon chen vì bao năm qua sống ở đây, tôi nghiệm ra rằng, chết rồi cũng chẳng mang theo được thứ gì”.
Có lẽ vì nghiệm ra điều đó nên bà Nghĩa mới có ý định hiến xác khi chết đi. “Tôi giờ chả cần gì, chết đi cũng vậy, ngày 18/10 tới đây, tôi sẽ cùng người bạn đi đăng ký hiến xác, sống gửi thác về mà”.
Không biết rồi đây khi nghĩa trang bị giải tỏa, những con người trong gia đình này sẽ đi về đâu ?!.
Theo MASK
TPHCM bắn pháo hoa nghệ thuật mừng ngày giải phóng
Nhân dịp kỷ niệm 39 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2014) và Kỷ niệm 128 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2014), TPHCM quyết định tổ chức bắn pháo hoa chào mừng.
Đây là 1 trong những hoạt động trong kế hoạch kỷ niệm kỳ lễ 30/4 - 1/5 năm nay vừa được UBND TP phê duyệt. Theo đó, Bộ Tư lệnh Thành phố được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức bắn pháo hoa nghệ thuật tầm cao từ 21h đến 21h15 ngày 30/4 tại đầu Đường hầm sông Sài Gòn (phía quận 2).
Pháo hoa đêm 30/4 sẽ được bắn ở đầu Đường hầm sông Sài Gòn
Ngoài ra, nhân dịp này thành phố còn tổ chức nhiều hoạt động khác như: thực hiện trang trí ánh sáng nghệ thuật trên đường Lê Duẩn (quận 1) từ ngày 25/4 - 5/5; Tổ chức Giải Đua thuyền Truyền thống TPHCM năm 2014 vào ngày 27/4; Tổ chức Giải Việt dã Lực lượng Vũ trang vào sáng ngày 27/4 trên tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa...
Vào ngày 30/4 và 1/5, TPHCM còn tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật tại nhà hát Thành phố, Khu A Công viên 23/9, Sân khấu Sen Hồng, Công viên Gia Định 2, Khu Tưởng niệm Liệt sĩ Ngã Ba Giồng, Trung tâm Văn hóa Quận 12, Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, Trung tâm Văn hóa - Thể dục Thể thao huyện Bình Chánh...
Sáng ngày 29/4, đoàn lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ ViệtNam TPHCM còn tổ chức thành 2 đoàn đi viếng các Nghĩa trang thành phố như: Nghĩa trang Liệt sĩ TP, Nghĩa trang Lạc Cảnh, Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Củ Chi, Nghĩa trang Chính sách TP, Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược...
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Khánh thành khu nghĩa trang cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết Chiều 10/10, lễ khánh thành khu nghĩa trang cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết đã được long trọng tổ chức tại phường Hưng Dũng (TP Vinh, Nghệ An). Trước đó, ngày 20/6/2014, báo điện tử Dân trí đã đăng tải bài viết "Có một "nghĩa trang miền Nam" bị lãng quên ở xứ Nghệ", phản ánh thực trạng khu mộ của...