Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ

Theo dõi VGT trên

Trung tâm TP HCM vắng bóng người, các chốt kiểm tra được tăng cường lực lượng. Những người không có thẻ đi đường theo quy định đã bị lực lượng chức năng yêu cầu trở về nhà

Sáng 23-8, ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động cho thấy trên các tuyến đường trung tâm TP HCM, việc kiểm tra thẻ đi đường diễn ra nghiêm ngặt.

Những trục đường nhánh ít phương tiện lưu thông đều được rào chắn. Người dân chỉ có thể di chuyển ở một số cung đường nhất định. Trung bình hơn 1km có 1 chốt kiểm tra.

Tại giao lộ Võ Thị Sáu – Hai Bà Trưng (quận 3), mật độ phương tiện nhiều nên được tăng cường lực lượng để kiểm tra. Những người chỉ xuất trình giấy xác nhận đơn vị công tác mà không có thẻ đi đường theo quy định đã bị lực lượng chức năng yêu cầu trở về nhà.

Video ghi nhận tại TP HCM sáng 23-8

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 1

Đường An Dương Vương (quận 5, TP HCM) được rào chắn và chỉ cho người dân di chuyển ra khỏi quận trên trục đường Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo.

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 2

Đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP HCM vắng lặng.

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 3

Trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, TP HCM, lực lượng chức năng kiểm tra tất cả người dân khi di chuyển

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 4

Các tuyến đường nhánh tại trung tâm quận 1 đều được rào chắn

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 5

Lực lượng chức năng kiểm tra kỹ các giấy đi đường. Trường hợp không đúng sẽ yêu cầu trở về nhà.

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 6

Giao lộ Võ Thị Sáu – Hai Bà Trưng, lực lượng chức năng kiểm tra chặt chẽ.

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 7

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 8

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 9

Có thời điểm toàn bộ tuyến đường không một phương tiện di chuyển.

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 10

Đường Pastrer, quận 1, TP HCM.

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 11

Đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3.

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 12

Trung tâm quận 1, TP HCM chỉ có vài người di chuyển.

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 13

Một hẻm dân cư được phong tỏa và cử người đại diện kiểm soát việc ra vào.

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 14

Nhóm người được phép ưu tiên di chuyển sẽ được cấp thẻ đi đường theo mẫu quy định

Nhiều tuyến đường lớn như Nguyễn Kiệm, Quang Trung, Trường Chinh, Cộng Hoà… lượng người và phương tiện di chuyển trên đường rất ít so với trước đây, thậm chí có đường vắng vẻ không một bóng người dân.

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 15

6 giờ sáng tại giao lộ Phan Văn Trị và Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp), đường phố vắng vẻ

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 16

Ở chốt kiểm soát nằm trên đường Nguyễn Kiệm, đoạn qua quận Gò Vấp, khoảng trên 20 người đang xuất trình giấy tờ để đến nơi làm việc. Đa số họ là cán bộ, viên chức, người lao động trong nhóm được ưu tiên cấp giấy đi đường.

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 17

Được sự tăng cường của lực lượng quân đội nên mọi việc diễn ra tại chốt khá trật tự

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 18

Người dân xuất trình giấy đi đường mới để được qua chốt

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 19

Nhiều người chưa kịp lấy giấy đi đường, nhờ người gửi qua zalo cũng được lực lượng chốt chặn linh động giải quyết

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 20

Ngoài các chốt cố định, các đội nhóm tuần tra tăng cường tuần tra trên đường

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 21

Những giấy đi đường cấp trước ngày 23-8 đều không được lực lượng chức năng giải quyết, buộc phải quay đầu

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 22

Tại chốt trên đường Quang Trung, gần cầu Chợ Cầu, giáp ranh với quận 12, đường rất thông thoáng, chỉ vài người có giấy đi đường mới di chuyển qua chốt bảo vệ

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 23

Trên đường Trường Chinh (quận 12), lực lượng chức năng gồm công an, cảnh sát giao thông và quân đội dàn thành hàng trải dài để tránh ùn ứ. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, trên trục đường chính này chủ yếu xe tải vận chuyển thực phẩm và xe làm nhiệm vụ, rất ít xe cá nhân trên đường

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 24

Ngoài giấy đi đường hợp lệ, lực lượng chức năng vẫn kiểm tra thêm giấy tờ tùy thân để đối chiếu với giấy đi đường

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 25

Quân đội, công an là những lực lượng chính tại các chốt kiểm soát trên các tuyến đường trọng điểm của thành phố

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 26

Sự xuất hiện của lực lượng quân đội gia tăng thêm sự trật tự, nghiêm ngặt nhằm làm giảm tối đa việc ra đường của người dân

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 27

Tại những hẻm nhỏ, lực lượng gồm 3 thành phần: dân phòng, quân nhân và dân quân tự vệ tổ chức chốt chặn để đảm bảo kiểm soát người dân ra vào hẻm

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 28

Kể từ 0h ngày 23-8 đến hết 6-9, TP HCM sẽ tăng cường thực hiện một số biện pháp giãn cách xã hội với phương châm “xây dựng mỗi phường, xã, thị trấn; mỗi cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài chống dịch.

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 29

Các tuyến đường trung tâm TP HCM vắng vẻ hơn những ngày thực hiện giãn cách trước đó

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 30

Khu vực Hội trường Thống nhất và các trục đường chính của thành phố trở nên vắng vẻ

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 31

Không còn cảnh tượng đông đúc khi chờ đèn đỏ trên đường Đồng Khởi (quận 1)

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 32

Công chức khi đi làm đều chấp hành việc mặc đồng phục và đeo thẻ khi ra đường

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 33

Đường Lý Thái Tổ (quận 10) cũng thưa vắng người qua lại

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 34

Giao thông thưa thớt trên đường, chỉ có lực lượng chức năng đi làm nhiệm vụ trên đường Hậu Giang (quận 6).

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 35

Cầu vượt 3 Tháng 2 (quận 10) cũng khá vắng vẻ

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 36

Tại các chốt, lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ rất kỹ người dân mới được qua và cũng có không ít trường hợp bị phạt vì ra đường không đúng lý do.

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 37

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ người dân tại chốt đường Lê Duẩn (quận 1)

Cận cảnh đường phố TP HCM sáng nay 23-8: Kiểm soát chặt chẽ - Hình 38

Chỉ các nhóm ưu tiên mới được phép lưu thông trên đường.

Nhìn chung trong ngày đầu tiên siết chặt giãn cách, người dân TP HCM tuân thủ nghiêm quy định giãn cách, hạn chế ra đường khi không cần thiết.

Hà Nội chống dịch COVID-19 thực chất hơn trong 15 ngày tới

Hôm nay (9/8), Thủ đô bước vào ngày đầu tiên của đợt giãn cách xã hội tiếp theo (15 ngày) theo Công điện số 18/CĐ-UBND của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội dựa trên tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chỉ huy trưởng Thường trực Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 của Hà Nội: "Thành phố quyết định thực hiện tiếp Chỉ thị số 17/CT-UBND đến 6 giờ ngày 23/8/2021. Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong 15 ngày tiếp tục giãn cách xã hội là phải thực hiện quyết liệt, thực chất hơn nữa. Thành phố tiếp tục giao quyền chủ động cho các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào tình hình có thể áp dụng mức cao hơn Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ".

Hà Nội chống dịch COVID-19 thực chất hơn trong 15 ngày tới - Hình 1
Chốt kiểm soát phòng chống dịch trên phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng) kiểm tra giấy tờ, thông tin của người lưu thông trên phố (ảnh chụp trước 7h30 ngày 9/8/2021). Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Kéo dài giãn cách ở thế chủ động

Việc UBND thành phố Hà Nội quyết định kéo dài thời gian giãn cách (ban đầu là 15 ngày, từ 6h ngày 24/7 đến 6h ngày 8/8) không phải là biện pháp bị động mà có sự chuẩn bị kỹ càng.

Từ ngày 5/8 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8 và các tháng cuối năm 2021; quyết tâm cao nhất để sớm khống chế, đẩy lùi dịch COVID-19.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu từng cấp, ngành, đơn vị cần rút kinh nghiệm, phân tích kỹ những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch vừa qua trên địa bàn thành phố. Sở Y tế được giao nhiệm vụ kiên định các giải pháp chống dịch "3 trước" (nhận diện, chủ động phòng, chống trước; phát hiện, hành động, xử lý trước; chuẩn bị phương án, vật tư trước) và "4 tại chỗ" (lực lượng tại chỗ; chỉ huy tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ); triển khai các kịch bản chi tiết chủ động ứng phó với dịch bệnh theo từng cấp độ, diễn biến thực tế; có phương án dự phòng trong tình huống phải kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Trước đó, ngày 4/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong buổi làm việc với Sở Chỉ huy phòng, chống dịch của Thủ đô đã nhấn mạnh: Hà Nội phải sẵn sàng mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ.

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: "Hà Nội đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 nhưng vẫn trong tâm thế bình tĩnh và chủ động, vì vậy, những gì cần thiết thì phải làm ngay, chuẩn bị ngay. Chúng ta phấn đấu không để tình hình dịch bệnh diễn biến như ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, nhưng cũng phải chuẩn bị cho tình huống xấu hơn để không bị động, bất ngờ, lúng túng".

Tại buổi làm việc, Sở Y tế Hà Nội báo cáo: Tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố vẫn trong tầm kiểm soát, tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh đang ở mức rất cao và khó lường vì đã xuất hiện nhiều chùm ca bệnh phức tạp với số lượng ca mắc lớn, nhiều ca bệnh chưa xác định được nguồn lây.

Qua công tác chủ động rà soát, giám sát các trường hợp ho, sốt ngoài cộng đồng, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, Sở Y tế Hà Nội nhận định, có thể có các ca bệnh ngoài cộng đồng chưa được phát hiện. Đặc biệt là nguy cơ lây lan dịch bệnh trong các bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, doanh nghiệp với nhiều ca mắc, nguy cơ lây nhiễm trong chuỗi cung ứng.

Câu chuyện về Giấy đi đường

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ra Chỉ thị 17/CT-UBND về việc thực hiện giãn cách xã hội với mục đích: Thực hiện cách ly xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 6 giờ ngày 24/7/2021 trên phạm vi toàn thành phố theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; Hà Nội cách ly với các tỉnh; cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo quy định.

Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch, cũng như kiểm soát sự lưu thông của người dân theo nguyên tắc "chỉ ra đường khi thật cần thiết" thì việc áp dụng giấy đi đường là một cách có hiệu quả thực tế. Tuy nhiên, câu chuyện về giấy đi đường cần thống nhất trong cách hiểu và thực hiện.

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành mẫu Giấy đi đường chung trên toàn địa bàn. Cách hiểu và cách áp dụng tại mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng như tại các chốt kiểm soát không đồng nhất, có nơi rất nguyên tắc, cũng có nơi "sáng tạo" hoặc buông lỏng.

Việc cấp Giấy đi đường chặt hay lỏng phụ thuộc vào quan niệm, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Song rõ ràng, trong những ngày cuối của đợt giãn cách đầu tiên theo Chỉ thị 17/CT-UBND mà vào giờ cao điểm đường phố ở Hà Nội vẫn có khá đông người, xe qua lại thì hiệu quả giãn cách xã hội bị hạn chế và hiệu lực của Giấy đi đường chưa nghiêm.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đánh giá, vẫn còn tình trạng cấp giấy không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, cán bộ đi làm khi công việc chưa cấp bách.

Hà Nội chống dịch COVID-19 thực chất hơn trong 15 ngày tới - Hình 2

Lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát phường Đống Mác (quận Hai Bà Trưng) nhắc nhở người dân cần hoàn thiện các mục còn thiếu đối với giấy đi đường theo quy định mới. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Dư luận cũng đồng tình với nhận định này. Có ý kiến đề xuất giải pháp là mỗi cơ quan, đơn vị cần có bản báo cáo về tổng số cán bộ, nhân viên và lên phương án làm việc ở những vị trí thiết yếu, cấp bách, từ đó lập danh sách đi làm theo ngày, theo ca. Dựa trên danh sách này, cơ quan, đơn vị sẽ cấp giấy đi đường theo nhiệm vụ được phân công. Danh sách cũng được gửi cho chính quyền sở tại và các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên, đột xuất tại các phòng, ban để rà soát đối tượng theo danh sách.

Ngày 7/8, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) ban hành văn bản số 1338/UBND-VP về việc tăng cường kiểm soát người tham gia giao thông trong thời gian giãn cách xã hội. Theo đó, quận này đề xuất phương án cấp bách là Giấy đi đường cần có sự xác nhận của chính quyền phường sở tại. Cách làm của quận Hai Bà Trưng gây nhiều ý kiến trái chiều, nhất là từ phía các doanh nghiệp.

Để giải quyết những khúc mắc về Giấy đi đường, ngày 7/8, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Công văn số 2562/UBND-KT về việc siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường trong 15 ngày giãn cách xã hội tiếp theo.

Công văn nêu rõ: Ngày 29/7 UBND thành phố đã có văn bản số 2434/UBND-KT quy định về mẫu Giấy đi đường và các giấy tờ cần thiết khác. Cơ bản các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp cấp và sử dụng Giấy đi đường không đúng mục đích, không đúng đối tượng; có một số chốt kiểm soát chưa siết chặt việc kiểm tra dẫn đến tình trạng đông người đi lại trên đường, không thực hiện nghiêm việc giãn cách, ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Nhằm siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường để phục vụ công tác phòng, chống dịch, UBND thành phố đề nghị:

Về mẫu Giấy đi đường: Theo mẫu Giấy đi đường đã được ban hành ngày 29/7 của UBND thành phố. Người đi đường xuất trình kèm theo căn cước công dân hay chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Đề nghị các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội Trung ương đóng trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm Chỉ thị 17/CT-UBND và Công điện số 18/CĐ-UBND, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin để làm việc tại nhà; chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thực sự cần thiết như: trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cấp thiết khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đoàn thể thuộc thành phố, người đứng đầu có trách nhiệm quản lý chặt chẽ cán bộ, nhân viên, cam kết về việc bảo đảm các quy định về phòng, chống dịch; chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên gây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch; không lập kế hoạch hoạt động; phân công công tác; cấp Giấy đi đường không đúng đối tượng và sử dụng Giấy đi đường sai mục đích.

UBND thành phố giao Công an thành phố, UBND quận, huyện, thị xã siết chặt công tác kiểm tra, giám sát tại các chốt; chỉ đạo, hướng dẫn Công an, UBND xã, phường, thị trấn; các lược lượng Tổ tự quản, Tổ (phòng, chống) COVID cộng đồng tăng cường kiểm tra Giấy đi đường tại chốt kiểm soát theo đúng mục đích, đối tượng; nhắc nhở hoặc kiến nghị xử lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND thành phố về bố trí lịch làm việc trong thời gian giãn cách; khi phát hiện các trường hợp sử dụng Giấy đi đường không đúng mục đích thì thông tin đến Công an xã, phường, thị trấn, nơi có đơn vị, tổ chức cấp Giấy đi đường để kiểm tra, đối chiếu, có biện pháp chấn chỉnh và kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định.... Câu chuyện "Giấy đi đường" cho thấy chính quyền Thủ đô đang hành động theo hướng tập trung chống dịch một cách quyết liệt hơn, thực chất hơn.

Nguyên tắc "Rõ - Nghiêm - Chắc - Hiệu quả"

Cũng như các địa phương khác đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội trong 15 ngày tới phải quán triệt nguyên tắc "Rõ - Nghiêm - Chắc - Hiệu quả" trong chống dịch COVID-19.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 4/8 trong buổi làm việc với Sở Chỉ huy phòng, chống dịch của Hà Nội, thành phố trong những ngày tới phải đặt rõ mục tiêu, công việc từng ngày của chính quyền, nhiệm vụ của người dân trong việc tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Chính quyền Thủ đô phải làm mạnh, triệt để hơn, có cơ chế tiếp thu, phản hồi phản ánh của người dân.

Việc thực hiện Chỉ thị 16 phải thật chặt, thật nghiêm, triệt để giãn cách giữa người với người, gia đình với gia đình, đặc biệt trong các khu vực phong tỏa, cách ly, không để "ngoài chặt, trong lỏng".

Khi triển khai các biện pháp truy vết, xét nghiệm, cách ly để khoanh vùng, làm sạch các ổ dịch thì phải khẩn trương, "làm đến đâu chắc đến đó", xử lý dứt điểm, nhằm mục tiêu thiết lập các vùng an toàn (vùng xanh) vững chắc, khoanh gọn những ổ dịch lớn, từng bước đưa các vùng nguy cơ cao, rất cao về mức thấp hơn và dần an toàn trở lại. Theo Phó Thủ tướng, việc từng khu, từng cụm giữ vùng xanh là một trong những chìa khóa để kiểm soát được dịch bệnh ở thành phố.

Hà Nội chống dịch COVID-19 thực chất hơn trong 15 ngày tới - Hình 3
Người dân chỉ được ra khỏi "Vùng xanh" khi có việc thực sự cần thiết. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Các biện pháp chống dịch phải đặt hiệu quả lên trên hết. Trong bối cảnh hiện nay, về nguyên lý, những hướng dẫn của Bộ Y tế là đúng. Tuy nhiên, các địa phương cần căn cứ vào thực tiễn để mạnh dạn vừa làm vừa điều chỉnh, đồng thời tổng hợp tình hình để báo cáo cấp trên kịp thời tháo gỡ vướng mắc.

Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội rà soát năng lực, công tác xét nghiệm. Việc liên thông kết quả giữa các đơn vị làm xét nghiệm tại Hà Nội vẫn chưa được thực hiện tốt. Trong thời gian tới, Hà Nội phải nâng cao hiệu quả liên thông kết quả xét nghiệm; huy động lực lượng y tế tư nhân tham gia xét nghiệm. Hà Nội cũng cần triển khai ngay việc hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh để lực lượng y tế chi viện cho các khu phong tỏa, cách ly, điều trị, tiếp nhận các ca F0.

Hà Nội phải chuẩn bị nhanh, thiết lập hệ thống oxy tại các cơ sở tiếp nhận điều trị bệnh nhân có triệu chứng để giảm tối đa bệnh nhân chuyển sang có dấu hiệu chuyển nặng; có phương án chuẩn bị bệnh viện đa khoa chuyên điều trị bệnh nhân mắc COVID-19; bảo đảm vật tư, trang thiết bị điều trị cho các bệnh viện...

Tiếp theo, ngày 6/8, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng cho biết, Hà Nội vừa đưa vào vận hành một bệnh viện - trung tâm thu dung tại Đền Lừ (quận Hoàng Mai) với quy mô 1.000 giường để điều trị cho những người mắc COVID-19 thể nhẹ và sẽ được bổ sung khoảng 5.000 giường nữa. Ngoài ra, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo trong thời gian ngắn nhất thành phố phải chuẩn bị 30.000 giường để thu dung các trường hợp F0 thể nhẹ.

Mới đây nhất, ngày 8/8, Chủ tịch UBND thành phố, Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 của Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Phương án số 182/PA-UBND đáp ứng 8.000 giường để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở mức độ vừa, nặng và nguy kịch trong tình huống có 40.000 người bệnh COVID-19 tại thành phố.

Phương án này là nhằm để các bệnh viện có đủ điều kiện sẵn sàng thu dung, điều trị cho người bệnh; đồng thời sử dụng nguồn lực hợp lý, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong công tác thu dung, điều trị COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Phương án thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đáp ứng 2.000 giường bệnh điều trị người bệnh COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống có 10.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố).

Giai đoạn đáp ứng 4.000 giường bệnh điều trị người mắc COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống có 20.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố).

Giai đoạn đáp ứng 8.000 giường bệnh điều trị người COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống có 40.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố).

Nguyên tắc phân luồng người bệnh theo mức độ bệnh là dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 về việc hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị COVID-19. Theo đó, 80% bệnh nhân không có triệu chứng, khoảng 20% bệnh nhân mức độ vừa, nặng và nguy kịch, 5% bệnh nhân cần điều trị hồi sức tích cực. Do vậy, với trường hợp có 40.000 người bệnh mắc COVID-19 sẽ có 8.000 người bệnh có triệu chứng mức độ vừa và nặng (6.000 bệnh nhân mức độ vừa, 2.000 bệnh nhân mức độ nặng và nguy kịch)...

Việc kéo dài thời gian giãn cách xã hội tại Hà Nội không chỉ nhận được sự đồng thuận của người dân Thủ đô, mà còn được các chuyên gia về dịch tễ ghi nhận.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng, khẳng định:

"Trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua, Hà Nội đã làm rất nghiêm, quyết liệt, truy vết nhanh, khống chế được ổ dịch khi phát hiện được ca F0 đầu tiên, thực hiện phong tỏa hiệu quả. Hà Nội cũng đã làm tốt biện pháp bảo vệ "vùng xanh", tạo ra tổ tự quản bảo vệ xóm nhỏ, ngõ nhỏ. Việc Hà Nội quyết định tiếp tục giãn cách thêm 15 ngày nữa là đúng đắn và cần thiết để khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch; củng cố, nâng cao năng lực của ngành y tế, giữ thế chủ động một cách toàn diện trong công tác phòng, chống dịch".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024
Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục
21:44:35 06/11/2024

Tin đang nóng

"Phi công" 16 tuổi đâm bạn gái trọng thương trong nhà nghỉ
10:15:52 08/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật bị fan ép chia tay: Nhà trai giàu bậc nhất showbiz, nhà gái bị ghét vì bất tài
08:06:56 08/11/2024
Á quân Rap Việt nói đúng 2 chữ giữa cơn bão "rap diss" từ HIEUTHUHAI, "châm ngòi" cuộc tranh cãi
11:02:06 08/11/2024
Thánh giả tạo của showbiz: Lộ clip "lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng", mắng chửi bạn diễn bằng từ ngữ tục tĩu
10:06:53 08/11/2024
Đêm tân hôn, người chồng thứ 2 giao cho tôi một chiếc hộp, bên trong có 4 món quà khiến tôi bất ngờ tới mức tim đập loạn nhịp
08:50:15 08/11/2024
Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ
12:43:14 08/11/2024
Diệp Lâm Anh đăng đàn kể cho vay cả tỷ không được trả, loạt sao Việt có phản ứng gây chú ý
10:10:19 08/11/2024
Kỳ Duyên ngày thứ 10 Miss Universe: Người khen "slay", người chê sến, nhưng có 1 điểm cộng cực lớn!
10:55:10 08/11/2024

Tin mới nhất

Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17

13:58:33 08/11/2024
Do ảnh hưởng của bão số 7, đêm 8 và ngày 9/11, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa) gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10-12, giật cấp 14, biển động dữ dội; sóng biển cao từ 4-6m, vùng gần tâm bão 6-8m.

Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk

13:15:22 08/11/2024
Quân khu 5 đã treo thưởng 10 triệu đồng cho người dân nào tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở khu vực rừng núi thuộc huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk).

Cháy lớn tại khu công nghiệp Sông Công 1

12:59:58 08/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã điều động nhiều xe và phương tiện chữa cháy đến hiện trường.

Cách chữa bệnh quái dị của 'thầy lang' ở Quảng Ninh

10:00:02 08/11/2024
Không được cấp phép, không chứng chỉ hành nghề, nhưng ông Phùng Văn Tuyển ở khu Vành Kiệu 2, phường Phương Nam (TP Uông Bí, Quảng Ninh) tự khám, chữa bệnh tại gia. Người này tự nhận có khả năng chữa khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo.

Quân đội tìm kiếm máy bay YAK-130 như thế nào?

09:12:19 08/11/2024
Trong ngày 7.11, lực lượng chức năng đã huy động 553 người, 247 phương tiện tìm kiếm máy bay YAK-130 rơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

06:53:56 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Có thể bạn quan tâm

Huỳnh Hiểu Minh 'chỉnh đốn' Diệp Kha, bị 'bà đố', vòi phí 980 tỏi, dậy sóng MXH?

Sao châu á

14:05:29 08/11/2024
Đêm qua, cư dân mạng Trung Quốc được phen nháo nhào trước thông tin Huỳnh Hiểu Minh bị ai kia chia tay đòi quà . Tin tức này đã leo thẳng lên vị trí số 1 mạng xã hội Weibo, thu hút lượng lớn người quan tâm theo dõi.

Công ty tài chính Mỹ tìm cách giảm thiểu rủi ro ở Trung Quốc sau chiến thắng của ông Trump

Thế giới

14:04:39 08/11/2024
Trung Quốc là thị trường "béo bở" cho các ngân hàng đầu tư Phố Wall và các công ty quản lý tài sản lớn của Mỹ mở rộng trong thập kỷ trước đại dịch COVID-19.

Quán quân "Biến hóa bất ngờ": 16 tuổi nghỉ học, từng bị bầu show gạ gẫm

Sao việt

14:00:49 08/11/2024
Trước khi trở thành Quán quân Biến hóa bất ngờ , Đình Thụy từng có khoảng thời gian mưu sinh vất vả, đối mặt với chuyện bị bầu show quấy rối.

Nóng: Bắt giữ 3 nghi phạm trong vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ

Sao âu mỹ

13:56:54 08/11/2024
Ngày 7/11, tờ Page Six đưa tin Văn phòng Công tố Hình sự và Cải huấn Argentina đã bắt giữ 3 người có liên quan đến vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ.

7 thực phẩm gây mất ngủ, lão hóa nhanh

Sức khỏe

13:56:43 08/11/2024
Ngủ không đủ giấc có liên quan đến nhiều vấn đề về tâm thần, bao gồm mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung. Hơn nữa, thiếu ngủ mạn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì và kiểm soát lượng đường trong máu kém.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 14: Đi mua trái cây sạch, Kiên vừa bị thương lái dằn mặt, vừa bị đánh

Phim việt

13:54:16 08/11/2024
Cuộc hành trình mang hoa quả sạch đến người tiêu dùng của Kiên gặp nhiều trở ngại và không hề dễ dàng. Tuy nhiên, cậu vẫn kiên trì với mục tiêu của mình.

Pogba được khuyên trở lại MU

Sao thể thao

13:34:55 08/11/2024
Pogba có thể thi đấu ở bất cứ đâu. Nếu được trao cơ hội thể hiện tài năng, mọi người sẽ lại thấy phẩm chất đặc biệt của cậu ấy , Mirror dẫn lời Saha. Pogba đủ sức chơi ở Champions League,

Mỹ nhân 1 năm đóng 6 phim vẫn flop, tiếc cho nhan sắc đẹp đến mức được tha thứ mọi lỗi lầm

Hậu trường phim

13:20:28 08/11/2024
Nữ diễn viên có ngoại hình nổi bật nhưng nhiều năm không thể lên hàng sao hạng A khiến người hâm mộ không khỏi tiếc nuối.

HOT: BIGBANG sẽ tái hợp, xác nhận ra 1 bài hát mới

Nhạc quốc tế

13:13:07 08/11/2024
Sân khấu MAMA 2024 cũng sẽ là cột mốc mang tính lịch sử khi trở thành màn trình diễn trọn vẹn đầu tiên của BIGBANG sau 7 năm 10 tháng.

Ngồng tỏi xào với con này vừa ngon lại lạ miệng, cả nhà chỉ muốn xới thêm cơm

Ẩm thực

12:53:34 08/11/2024
Món ăn vừa ngon, thơm nức lại có chút đậm đà, lạ miệng, ai ăn cũng mê tít ngay từ lần đầu thưởng thức. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Khởi tố đối tượng chống đối tổ kiểm tra nồng độ cồn, tấn công CSGT

Pháp luật

12:20:37 08/11/2024
Ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Thuận An ( Bình Dương) đã ra quyết định khởi tố bị can về hành vi chống người thi hành công vụ đối với Vũ Quyết Thắng, SN 1995, ngụ TP Hồ Chí Minh.