Cận cảnh dự án trường bắn hơn 250 tỷ đồng bị bỏ hoang ở Hải Phòng
TP Hải Phòng đã dừng thực hiện vĩnh viễn dự án Trung tâm huấn luyện và tổ chức thi đấu môn bắn súng, bắn cung rộng 9,3 ha, tổng mức đầu tư hơn 255 tỷ đồng sau 10 năm xây dựng dang dở, cỏ mọc ngút đầu.
Khởi công xây dựng từ năm 2012, dự án đầu tư xây dựng Trung tâm huấn luyện và tổ chức thi đấu các môn bắn súng, bắn cung nằm trên địa bàn phường Hải Thành, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng. Dự án nhằm để tổ chức môn bắn súng, bắn cung của Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014, các giải thi đấu quốc gia và quốc tế.
Đã 10 năm trôi qua, dự án không thể hoàn thiện để đưa vào sử dụng. Theo ghi nhận của PV Dân trí, 2 công trình nằm trơ trọi trên khu đất rộng mênh mông, cỏ dại mọc um tùm, không người trông coi.
Nơi đây trở nên hoang phế, rác thải ngổn ngang. Một số người dân địa phương cho biết, nhìn công trình hoành tráng trên khu đất rộng, hoang hóa suốt chục năm qua mà “tiếc đứt ruột” vì quá lãng phí.
Video đang HOT
Theo thiết kế, dự án gồm có trường bắn súng, bắn cung và các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật khác với tổng diện tích hơn 9,3 ha, tổng mức đầu tư gần 256 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương đầu tư gần 206 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn ngân sách TP Hải Phòng đầu tư.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hải Phòng, trong tổng số 18 gói thầu đã được xác định, hiện mới có 7 gói thầu đã thực hiện xong, 5 gói thầu thực hiện dang dở và 6 gói thầu chưa thể thực hiện, khối lượng công việc mới đạt khoảng 18% tổng lượng dự án.
Qua tìm hiểu được biết, nguyên nhân khiến dự án không thể triển khai đúng tiến độ đề ra do nguồn vốn không được bố trí kịp thời. Nguồn vốn Trung ương mới chỉ giải ngân được 25 tỷ đồng. TP Hải Phòng đã giải phóng mặt bằng, thu hồi hơn 4,5 ha đất giai đoạn 1 với tổng chi phí cho các hoạt động liên quan là hơn 11 tỷ đồng. Số vốn đầu tư của cả Trung ương và địa phương đạt khoảng 14%, quá nhỏ so với tổng số vốn dự kiến đầu tư ban đầu.
Dự án để hoang hóa quá lâu nên trở thành nơi trú chân của nhiều người. Người dân địa phương lo ngại nơi đây tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự.
Dừng thi công từ năm 2015, dự án thể thao trăm tỷ này chỉ còn lại cảnh hoang lạnh. Năm 2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hải Phòng đã báo cáo UBND thành phố về việc giao chủ đầu tư là Sở Văn hóa – Thể thao tiến hành rà soát, nghiệm thu và quyết toán khối lượng công việc đã thực hiện để điều chỉnh dự án. Tuy nhiên, việc này không được thực hiện.
Cuối tháng 1/2020, UBND TP Hải Phòng ban hành quyết định chuyển chủ đầu tư mới dự án là Ban Quản lý dự án phát triển đô thị và đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hải Phòng. Trong suốt thời gian qua, các ban ngành liên quan đã tìm giải pháp xử lý nhưng mục tiêu ban đầu của dự án không còn phù hợp với thực tiễn, các công trình đã thực hiện không thể đưa vào khai thác sử dụng. Tháng 2 vừa qua, UBND TP Hải Phòng ban hành văn bản dừng thực hiện vĩnh viễn dự án này.
UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo quyết toán dự án theo quy định và bàn giao nguyên trạng cho UBND quận Dương Kinh tiếp nhận, quản lý sau khi quyết toán.
Trao đổi với PV Dân trí, Ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch UBND phường Hải Thành – cho biết đã đề nghị lên cấp trên xem xét hỗ trợ tiền lỡ vụ cho bà con bị dừng sản xuất để phục vụ dự án giai đoạn 2.
Thêm 1,28 tỷ USD vốn FDI được 'rót' vào TP Hồ Chí Minh
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh, trong 4 tháng đầu năm 2022, tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, TP Hồ Chí Minh thu hút được 1,28 tỷ USD, tăng 12,18% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ.
Một góc khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Phương Vy/TTXVN
Cụ thể, các dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 181 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 186,25 triệu USD (tăng 81% số dự án cấp mới, giảm 48,28% vốn đầu tư so với cùng kỳ); trong đó, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Khu Công nghiệp Thành phố cấp 04 dự án; Ban Quản lý Khu công nghệ cao thành phố cấp 01 dự án; Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp 176 dự án.
Về ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, thông tin và truyền thông có vốn đầu tư nhiều nhất chiếm 51,48%; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy chiếm 23,25%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chiếm 11,84%; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 5,5%. Trong 4 tháng đầu năm 2022, Singapore có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất (51,95%), Nhật Bản chiếm 16,01%, Hàn Quốc chiếm 13,83%...
Cùng với đó, trong 4 tháng đầu năm 2022, tại thành phố có 44 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm 640,42 triệu USD (bao gồm các dự án tăng và giảm vốn), tăng 46,67% về số dự án và tăng 58,91% về vốn điều chỉnh so với cùng kỳ. Các cơ quan chứ năng của TP Hồ Chí Minh cũng chấp thuận cho 722 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước với vốn góp đăng ký tương đương 453,04 triệu USD, tăng 31,99% so với cùng kỳ về số trường hợp, tăng 19,97% về vốn.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh, bên cạnh những dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng, tính từ đầu năm đến nay có 54 dự án đề nghị chấm dứt hoạt động.
Đối với hoạt động thành lập doanh nghiệp trong nước, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh, trong 4 tháng đầu năm 2022, tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung là 390.837 tỷ đồng, tăng 2,6% so với cùng kỳ; trong đó, thành phố có 13.461 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 192.217 tỷ đồng, tăng 15,87% về số lượng so với cùng kỳ và giảm 8,59% về vốn đăng ký so với cùng kỳ; 33.416 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 198.620 tỷ đồng, tăng 16,38% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, tại TP Hồ Chí Minh có 1.259 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư giảm 26,37% so với cùng kỳ; có 12.034 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng 52,83% so với cùng kỳ; 7.489 doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng 34,02% so với cùng kỳ. Tổng số doanh nghiệp trên hệ thống hiện tại là 487.813 doanh nghiệp với số vốn 9.023.917 tỷ đồng.
Liên quan đến hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong tháng 4/2022, UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn và Củ Chi, thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào khu vực này.
Tại hội nghị, thành phố đã trao 10 Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư cho các nhà đầu tư và trao 31 bản ghi nhớ đầu tư vào Hóc Môn, Củ Chi với tổng trị giá khoảng hơn 16 tỷ USD. Theo UBND TP Hồ Chí Minh, các dự án mới sẽ tạo thêm nguồn lực cho đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cơ sở, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân, đóng góp ngân sách, phát triển địa phương.
Nghị quyết số 11/NQ-CP: Xây dựng 7 dự án nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân Bộ Xây dựng cho biết, qua rà soát một số địa phương tính từ thời điểm sau khi Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được ban hành, đã có 7 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp...