Cận cảnh: Độc đáo cả đàn trâu cộ lúa vùng sình lầy ở miền Tây
Những ngày này, về lại vùng quê ở miền Tây, nơi có những mảnh ruộng bao la, bát ngát rất dễ bắt gặp hình ảnh cánh đồng lúa chín vàng trĩu hạt, báo hiệu mùa thu hoạch bắt đầu.
Nhớ ngày trước, mỗi khi bước vào vụ lúa, âm thanh lộc cộc của những chiếc xe trâu mộc mạc cứ đều đều vang lên trên những nẻo đường, nay đã dần lùi vào quá khứ, bởi vì nhịp độ phát triển quá nhanh của cơ giới hóa trong nông nghiệp đã thay thế sức trâu, bò trước đây.
Đặc biệt những năm gần đây nghề làm dịch vụ trâu kéo (cộ) lúa thuê từ ngoài đồng vào nhà ở miền Tây ngày càng hiếm đi.
Trâu là loại động vật ăn cỏ, được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo. Ngoài ra, còn nuôi để lấy thịt.
Theo lời một lão nông ở miền Tây, trước đây những chiếc xe trâu, có thể giúp nông dân nhiều thứ trong sản xuất nông nghiệp xem như là con vật thân với người dân miền sông nước. Cứ đến mùa vụ là những con trâu hoạt động suốt từ ruộng nọ sang ruộng kia. Ngày đó, ai nuôi hai, ba con trâu để kéo lúa thuê thì có cuộc sống khá khỏe…
Trâu có màu đặc trưng là màu tro sẫm, lông thưa, dạ dày khô. Đại bộ phận có vạch loang cắt ngang qua phía dưới cổ họng và một hình chữ V.
Trâu 3 tuổi có thể đẻ con. Thông thường một con trâu mẹ có thể đẻ từ 5 đến 6 con nghé trong suốt đời. Anh Võ Chí Tính, ở ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) nuôi 4 con trâu cho biết
: Nhà tôi nuôi trâu đến nay đã 3 đời, từ đời ông nội đến đời tôi. Nuôi trâu chủ yếu để kéo lúa thuê cho nông dân hoặc bán lại cũng kiếm hàng chục triệu đồng.
Video đang HOT
Trâu từ khi sinh sản đến 3 năm có thể đem ra kéo lúa. Nhưng tốt nhất là khoảng 5 năm tuổi. Vì như vậy trâu sẽ kéo được nhiều hơn và không mất sức.
Trâu kéo tùy theo độ tuổi mà bán giá cao hay thấp. Thông thường trâu 3 năm tuổi sẽ bán ở mức giá khoảng 15 triệu đồng; 5 đến 7 năm tuổi giá trên 30 triệu đồng. Còn trâu cổ giá trên 50 triệu đồng, có khi lên đến cả trăm triệu đồng/con.
Thông thường ở những vùng đất thấp không sử dụng được máy gặt đập liên hợp nên chỉ còn cách thu hoạch lúa bằng thủ công từ cắt tay, thuê trâu kéo và suốt. Chính vì vậy, với 1 con trâu kéo lúa đem lại thu nhập 1 triệu đồng/ngày cho chủ.
Theo ông Nguyễn Văn Giang, có 30 năm kinh nghiệm và kéo lúa thuê ở Đồng Tháp cho biết: Đối với một con trâu có thể kéo từ 6 – 10 công lúa/ngày, nhiều hay ít tùy vào độ tuổi của trâu.
Để kéo được lúa, ngoài vật kéo là trâu, còn phải có cộ để chở hay kê cho lúa không bị ước và dễ lướt trên mặt ruộng.
Cộ trâu chở lúa có 2 dạng, phổ biến nhất là chiếc cộ tre, còn lại là cộ làm bằng gỗ được đóng như chiếc chẹt chở máy chạy dưới sông.
Giữa cộ và trâu được kết dính bằng 2 đoạn tre khoảng 2m, yếm dùng để treo cộ vào cổ của con trâu.
Ngoài mặt trâu kéo cộ dưới nước, khi lên bờ được gắn bánh xe để cộ lúa bao
Với giá kéo lúa ăn công từ 120.000 – 150.000 đồng/công (tùy đường xa gần). Mỗi ngày, một con trâu đem lại nguồn thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày cho chủ nuôi.
Theo người nuôi trâu, hiện tại, do máy gặt đập liên hợp xuất hiện nhiều nên thuê trâu cộ lúa chỉ ở những nơi đất trũng, đất lún, đất ngập nước do máy không vào thu hoạch được. Trung bình mỗi vụ lúa trâu kéo lúa dịch vụ từ 15-25ha/con.
Theo nhiều người có kinh nghiệm kéo lúa chia sẻ: Kéo lúa cần đi kèm một con trâu cần phải có 2 lao động, vừa để điều khiển, vừa để lên lúa dễ dàng…
Bên cạnh, nông dân dùng bò cũng làm sức kéo lúa không thua gì trâu.
Theo Lê Hoàng Vũ (NNVN)
Nuôi loài gà lông lấm tấm, bay giỏi như chim, bán 100 ngàn/con
"Loài gà này có bộ lông đen lấm tấm chấm trắng, bay giỏi như chim nhưng nhẹ công chăm sóc. Tôi mới bán 1.500 con, cứ 1 con giá 100 ngàn đồng, tính ra lời được 50 triệu đồng, mức lời gấp đôi so với nuôi gà thường...", ông Lữ Văn Thảnh, ấp Bàu Môn, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) nói về mô hình nuôi gà sao của mình.
Khi chúng tôi hỏi về mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt hiệu quả nhất hiện nay tại địa phương, anh Lê Quang Thiện, cán bộ khuyến nông xã Hòa An nói ngay : "Đó là mô hình nuôi gà sao bán lấy thịt của lão nông Lữ Văn Thảnh, 64 tuổi ngụ ấp Bàu Môn. Nuôi loài gà này không phải tốn nhiều diện tích chuồng trại, không dội hàng, vòng quay ngắn, giá bán cao lại được bao tiêu sản phẩm...".
Ông Lữ Văn Thảnh cho rằng, nuôi loài gà sao nhẹ công chăm sóc, nhanh được bán và ít bị dịch bệnh.
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Thảnh kể rất vui: "Hồi trước tôi chỉ nuôi heo, cá, vịt nhưng không có lãi nhiều, rủi ro cao mỗi khi có dịch bệnh. Từ khi nuôi loài gà sao này thì chắc ăn như bắp, lời gấp đôi nếu so với gà thịt thông thường lại nhẹ công chăm sóc, có bao nhiêu thì công ty đến thu mua hết nên an tâm lắm".
Ông Thảnh kể thêm, năm 2014, có một công ty gà sao ở Hậu Giang giới thiệu loại gà tương đối mới này với nhiều hình thức hỗ trợ như tư vấn kỹ thuật; bán thức ăn giá rẽ; thu mua toàn bộ gà sao thành phẩm đầu ra...Sau khi tính toán chu đáo, tôi quyết định nuôi thử nghiệm 400 con. Con số nầy cứ tăng dần hàng năm bởi hiệu quả kinh tế mang lại cao....
Một đàn gà sao trong chuồng của gia đình ông Lữ Văn Thảnh.
Từ năm 2016 đến nay, bình quân mỗi năm ông Thảnh xuất chuồng 3 lứa, mỗi lứa từ 1.400-1.500 con gà sao. Giống gà này nuôi từ khi mới nở đến khi bán khoảng 70-80 ngày tuổi. Lúc này gà trống lẫn gà mái có trọng lượng từ 1-1, 2 ký/con, giá bán đổ đồng là 100.000 đồng/con (không bán theo trọng lượng như các loại gia cầm khác). Sau khi trừ tất cả chi phí đầu tư, ông Thảnh có lãi khoãng 30.000 đồng/con. mỗi lứa gà lãi 40-45 triệu; tính chung cả năm ông đã lãi trên 130 triệu đồng chỉ với diện tích 160m2 chuồng trại chăn nuôi.
Gà sao bay giỏi như chim nên chất lượng thịt thơm, ngon được nhiều người tiêu dùng ưa thích, lựa chọn.
Về kinh nghiệm nuôi gà sao, kỹ thuật nuôi gà sao, ông Thảnh chia sẻ, mặc dù bay như chim, nhưng giống gà sao rất dễ nuôi, ít công chăm sóc hơn gà ta. Thức ăn chủ yếu là thực phẩm công nghiệp cùng với bắp chuối xắt nhuyễn, rau muống, bắp, lúa... Đặc biệt, gà sao có sức đề kháng cao, hầu như chúng ít mắc bệnh. Tuy nhiên khi nuôi phải chú ý thả chúng bay nhảy trong các nhà lưới để chúng khỏe mạnh, năng động hơn; không để chúng bị mắc mưa hay tắm nhiều nước sẽ dễ mắc bệnh.
Theo Danviet
Miền Tây mùa nước nổi: Món quà của...lũ Mùa nước nổi là mùa lũ lên, người dân miền Tây Nam bộ vẫn gọi là "tháng nước nổi". Người dân mong ngóng mùa về, khi ấy phù sa và những đàn cá lớn cũng về. Mong ngóng, chờ đợi trong hồi hộp, thế nhưng giờ đây không ít chuyện bất thường xảy đến, có năm mùa nước nổi nhưng lại thiếu nước,...