Cận cảnh dãy nhà kiểu Trung Quốc xây lén lút ở Đà Nẵng
Ngày 10.3, UBND P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng cho hay đã đình chỉ thi công dãy nhà kiểu Trung Quốc của Công ty TNHH Liên Hợp Thế Duy trên địa bàn.
Dãy nhà cổ kiểu Trung Quốc đã hoàn thiện
Trước đó, ngày 9.3, UBND P.Hòa Xuân kiểm tra khu vực kho bãi của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vietmay ( Vietmay Home) tại số 3 Phạm Hùng, Q.Cẩm Lệ.
Bên trong kho bãi rộng hơn 1.500 m2 phía Vietmay Home đã cho Công ty TNHH Liên Hợp Thế Duy (67 Ngô Thì Nhậm, P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) thuê và xây dựng trái phép hơn 3 tháng qua.
Những ngôi nhà có kiến trúc kiểu Trung Quốc
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 6 căn nhà kiểu Trung Quốc xưa, có gác, mái ngói đã xây dựng hoàn thiện.
Các căn nhà nằm sát nhau; đơn vị thi công đã làm đường đi, vỉa hè, trụ đèn như một khu phố thu nhỏ.
Vị trí cột cờ và quảng trường thu nhỏ
Sau 3 tháng thi công lén lút, công trình đã hoàn thiện được 6 căn nhà
Video đang HOT
Cũng trong ngày 9.3, UBND P.Hòa Xuân cùng lực lượng chức năng Q.Cẩm Lệ đã phát hiện một nhóm 6 người Trung Quốc có phiên dịch viên đến công trình tham quan.
Do việc tổ chức đưa khách Trung Quốc tham quan trái phép ở khu vực này, nên cơ quan chức năng Q.Cẩm Lệ đã tạm giữ hộ chiếu những người Trung Quốc để tiếp tục làm rõ.
(Theo Thanh Niên)
Phát hiện khu xây dựng không phép trông giống "phố Trung Quốc" giữa Đà Nẵng
Được ngụy trang bên ngoài bằng bức tường rào bê-tông kiên cố, phía bên trong là hệ thống những ngôi nhà cổ kiểu dáng của người Hoa được xây dựng liền kề nhau.
Vào thời điểm kiểm tra hiện trường hôm 9/3, lực lượng chức năng đã phát hiện có năm người mang quốc tịch Trung Quốc đang đứng chỉ đạo công trình. Một trong số này có mang hộ chiếu hình lưỡi bò của Trung Quốc.
Choáng ngợp trước khu phố giống phố Tàu trong hầm bê-tông
Từ những thông tin ban đầu, chúng tôi tìm đến công trường xây dựng tại khu vực giao nhau giữa đường Phạm Hùng - Hoàng Đạo Thành (Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).
Những ngôi nhà cổ kiểu giống như nhà của người Hoa được xây dựng lén lút sau bức tường bê-tông che chắn kín đáo. Ảnh: TT
Dọc theo phía đầu đường Hoàng Đạo Thành là một dãy tường bê-tông kiên cố, cao hơn chục mét, kéo dài 500-600 mét, thuộc phần đất của Công ty VietMay Home Tổng kho miền Trung (thuộc tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai).
Nhìn bề ngoài thì không ai nghĩ phía sau đó lại có một công trường đang thi công, xây dựng khá rầm rộ.
Tất cả những kiến trúc bên trong đều bị bức tường này che chắn, chỉ có hai cửa vào khá hẹp nằm ở hai đầu.
Ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư phường Hòa Xuân xác nhận, đây là công trình xây dựng chưa được cấp phép, vừa bị lực lượng chức năng phát hiện gần đây.
Dẫn chúng tôi thâm nhập vào trong, có hơn chục ngôi nhà được xây dựng kín đáo, gần hoàn thiện.
Những ngôi nhà xây theo kiểu cổ của người Hoa, quây tròn với nhau thành hình chữ nhật trong một khuôn viên rộng.
Phía trước có sân nhỏ, được thiết kế ghế ngồi, "phố đi bộ", đèn đường chiếu sáng. Nhà cổ được lợp ngói, có cả ban công, sân thượng phía trên. Một điểm khác thường là tất cả đều được bịt kín xung quanh bởi bức tường bê - tông dày, kiên cố.
Những hình ảnh ghi lại tại khu phố giống như phố Trung Quốc trong hầm bê - tông giữa Đà Nẵng.
"Thông tin về công trình xây dựng không phép thì phường đã nắm lâu rồi nhưng không biết rõ nó xây dựng ở vị trí nào.
Sau khi họ đập bức tường bao bọc bên ngoài (ở số 3 đường Phạm Hùng - Hoàng Đạo Thành) thì mới lộ ra" ông Quyết nói.
Phát hiện năm người Trung Quốc ở công trình không phép
Theo tìm hiểu, phần diện tích xây dựng không phép này nằm trong phần đất của nhà kho công ty VietMay Home.
Các kiến trúc bên trong đã được xây dựng gần như hoàn thiện. Ảnh: TT
Đây là dự án có tên: "Trung tâm giới thiệu trà và đặc sản Việt Nam" do Công ty TNHH Liên Hợp Thế Duy (trụ sở tại số 67 Ngô Thì Nhậm, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) làm chủ đầu tư xây dựng công trình.
Hộ chiếu đường lưỡi bò: Bước đi "hiểm độc" mới của Trung Quốc Với việc Trung Quốc cho in bản đồ đường lưỡi bò lên hộ chiếu, một lần nữa Trung Quốc thể hiện hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam hết sức ngang ngược và thâm độc.
Tuy nhiên, vào ngày 9/3, khi lực lượng chức năng của phường Hòa Xuân phát hiện ra việc xây dựng sai quy định nên xuống kiểm tra thì phía Công ty chỉ trình ra được bản vẽ thiết kế, còn không xuất trình được các giấy tờ hợp lệ khác.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Hòa Xuân, ông Võ Linh Thể đã ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
Lý do là đã có hành vi vi phạm: xây dựng công trình không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.
Quyết định cũng nêu rõ, Trưởng Công an phường Hòa Xuân chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu và người lao động vào thi công xây dựng công trình vi phạm.
Phối hợp với chính quyền địa phương đôn đốc các cơ quan liên quan đảm bảo hiệu thực thi hành của quyết định này.
Kể từ ngày ban hành quyết định này (ngày 9/3), chủ đầu tư phải liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép xây dựng theo đúng quy định.
Trong thời hạn 60 ngày, chủ đầu tư phải xuất trình giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền mới được tiếp tục thi công.
Nếu chủ đầu tư không chấp hành hoặc cố tình vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
Ông Quyết cho biết thêm, vào thời điểm cơ quan chức năng xuống kiểm tra hiện trường thì phát hiện có 5 người mang quốc tịch Trung Quốc đang đứng chỉ đạo, xem xét việc xây dựng.
Ngoài ra, còn có một hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt đi cùng với nhóm này.
"Theo quy định thì đây không phải là khu vực du lịch nên cơ quan công an đã tiến hành kiểm tra hoạt động của những người này" ông Quyết nói.
Trong số 5 tấm hộ chiếu Trung Quốc thì phát hiện một tấm hộ chiếu có in hình đường chín đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò).
Bức tường rào bên ngoài đã che chắn kín đáo các vật mẫu kiến trúc bên trong. Ảnh: TT
Địa phương cũng đặt nghi vấn, nhóm người Trung Quốc này mới là chủ đầu tư thực sự. Họ đang mượn danh nghĩa công ty Việt Nam để đầu tư, xây dựng khu vực này.
Trong quá trình tìm hiểu, quay phim về "khu phố Tàu" không phép này, chúng tôi gặp một người tự nhận là của Công ty VietMay Home.
Người này cho rằng, đây là phần đất của Công ty đã được thành phố Đà Nẵng giao. Sau đó, VietMay cho thuê lại phần nhà kho này để kinh doanh.
Khi cho thuê thì ký kết với chủ là người Việt Nam. Họ nói sẽ cải tạo một xíu thôi - người này cho biết.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi vì sao họ lại xây dựng cả một công trình đồ sộ lớn như vậy mà chủ đất không biết thì ông này cho rằng đó là việc của họ (Công ty Liên Hợp Thế Duy) phải xin phép chính quyền, còn VietMay chỉ cho thuê đất.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhập thông tin về sự việc này.
Tấn Tài
Theo giaoduc
Xây hầm qua sông Hàn, nên không? Trong khi các lãnh đạo Đà Nẵng nói rằng dự án xây dựng hầm qua sông Hàn là hợp lý thì các nhà quy hoạch, kiến trúc sư và nguyên lãnh đạo địa phương này lại chưa đồng tình. Vị trí dự kiến xây miệng hầm phía quận Hải Châu nằm ở đường Như Nguyệt (khoanh tròn), TP Đà Nẵng - Ảnh: HỮU...