Cận cảnh dao găm bạc 2.000 năm tuổi của lính La Mã
Các nhà khoa học khai quật được dao găm bạc 2.000 năm tuổi của những người lính La Mã cổ xưa.
Hiện trạng dao găm bạc khi được phát hiện tại Đức
Theo tờ Fox news, các nhà khảo cổ phát hiện dao găm bạc bên trong ngôi mộ của một người lính La Mã.
Khu chôn cất cổ xưa ở Haltern am see, một thị trấn ở bang North Rhine-Westphalia, miền Tây nước Đức. Khu vực này nằm gần một trại quân đội La Mã cách đây khoảng 2.000 năm.
Hình dạng dao găm bạc và vỏ bọc sau khi được khôi phục
Chiếc dao găm bằng bạc dài khoảng 33 cm đựng bên trong vỏ bọc đẹp mắt. Để khôi phục dao găm bạc cổ xưa, các chuyên gia đã tiến hành chụp X-quang, chụp CT kiểm tra tình trạng cổ vật. Được biết, con dao găm đã bị ăn mòn.
Quá trình phục hồi biến vũ khí trở lại thời kỳ huy hoàng trước đây mất khoảng hơn 9 tháng.
Bettina Tremmel, một nhà khảo cổ học tại Cục Bảo tồn và Chăm sóc Di tích ở Đức, người đã tham gia vào cuộc khai quật cũng là một chuyên gia về Đế chế La Mã, cho biết đây là một phát hiện bất thường vì thông thường binh lính La Mã hiếm khi chôn cất cùng các vũ khí của họ.
Ông nói: “Việc phát hiện ra con dao găm thật bất ngờ. Hãy tưởng tượng rằng mặc dù có hàng ngàn binh lính La Mã từng đóng quân ở Haltern trong ít nhất 15 năm nhưg chỉ có một vài phát hiện về vũ khí, đặc biệt là những thứ hoàn chỉnh và nguyên vẹn.”
Video đang HOT
Con dao găm được khôi phục sẽ được trưng bày tại Bảo tàng La Mã ở Haltern vào năm 2022.
Hoàng Dung (lược dịch)
Theo infonet.vietnamnet.vn
Giải mã về cuộn sách Biển Chết nguyên vẹn suốt trăm năm
Trong những năm qua, các chuyên gia đã tìm thấy một số cuộn sách Biển Chết còn khá nguyên vẹn dù trải qua nhiều thế kỷ. Một nghiên cứu mới đây chỉ ra vì sao những cuộn sách này được bảo quản tốt đến vậy.
Cuộn sách Biển Chết được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1947. Kể từ đó, trong những thập kỷ tiếp theo, giới chuyên gia đã tìm được khoảng 900 cuộn sách khác tại những hang động trên sườn đồi dốc phía bắc Biển Chết.
Khu vực tìm thấy những cuộn sách này từng là khu định cư cổ Qumran. Nơi đây bị người La Mã phá hủy vào khoảng 2.000 năm trước.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hàng trăm cuộn sách Biển Chết có niên đại từ thế kỷ 3 trước công nguyên đến thế kỷ 1 sau công nguyên.
Đa số cuộn sách Biển Chết viết trên giấy da cổ xưa độc đáo. Trong suốt nhiều năm, giới chuyên gia nỗ lực giải mã vì sao chúng lại được bảo quản tốt đến vậy.
Nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ đã có phát hiện bất ngờ về cách cuộn sách Biển Chết được bảo quản hoàn hảo dù trải qua nhiều thế kỷ.
Cụ thể, các chuyên gia MIT tập trung nghiên cứu một cuộn sách Biển Chết đặc biệt có tên Temple Scroll. Đây là một trong những cuộn lớn nhất (dài khoảng 7.5m) và được bảo quản tốt nhất trong tất cả các cuộn được tìm thấy.
Temple Scroll được làm từ chất liệu rất mỏng (1/10 mm). Nó cũng có bề mặt viết rõ ràng nhất, trắng nhất trong tất cả các cuộn sách Biển Chết. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia phát hiện trên Temple Scroll có dấu vết của lưu huỳnh, natri và canxi.
Giấy da tạo nên Temple Scroll được làm từ da động vật đã loại bỏ hết lông và chất béo bằng cách ngâm trong dung dịch vôi hoặc qua phương pháp điều trị bằng enzyme và các phương pháp khác. Tiếp đến, nó được cạo sạch rồi kéo căng ra trong một khung và sấy khô.
Khi được sấy khô, bề mặt cuộn sách còn được chà xát với muối để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Các chuyên gia phát hiện có các loại muối bất thường trên bề mặt Temple Scroll. Những loại muối này không đến từ khu vực Biển Chết.
Dù chưa tìm ra nguồn gốc của loại muối này nhưng các chuyên gia tin rằng chúng góp phần bảo quản nguyên vẹn cuộn giấy Temple Scroll.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Những bức ảnh bí ẩn và rùng rợn chưa có lời giải đáp Những bức ảnh với sự xuất hiện của các vật thể kỳ lạ dưới đây khiến bất cứ ai đều ám ảnh và thấy lạnh sống lưng. Quái vật đảo Hook: Năm 1964, nhiếp ảnh gia người Pháp Robert Serec đã chụp được bức ảnh về một vật gì đó giống như một con rắn khổng lồ trên biển Queensland, Australia. Một số...