Cận cảnh đại yến tiệc APEC hoành tráng chưa từng có
Đại yến tiệc bao gồm màn ca múa nhạc với hiệu ứng ánh sáng đặc sắc và màn pháo hoa đầy ấn tượng. 200 đầu bếp nghiên cứu thực đơn trong vòng 1 năm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân Bành Lệ Viên đã tổ chức tiệc chào đón các nhà lãnh đạo và đại diện tham dự các cuộc họp APEC ở Bắc Kinh hoành tráng chưa từng thấy tại Trung tâm thuỷ sinh quốc gia Water Cube.
Water Cube được trang trí bằng hiệu ứng ánh sáng bởi 2.000 thiết bị chiếu sáng. Đại yến tiệc bao gồm màn ca múa nhạc với hiệu ứng ánh sáng đặc sắc và màn pháo hoa đầy ấn tượng.
200 đầu bếp nghiên cứu thực đơn trong vòng 1 năm. Bữa tiệc là sự kết hợp hài hoà giữa những món ăn trứ danh của Trung Hoa và các món ăn mang đặc trưng của các nền kinh tế thành viên APEC.
Bàn chính thiết đãi các nguyên thủ được bày biện 68 vật dụng mạ vàng. Bàn tiệc phụ dành cho cấp Bộ trưởng trở xuống được bày biện bộ 63 vạt dụng bằng bạc.
Video đang HOT
Theo thiết kế, bộ dùng trong yến tiệc lấy cảm hứng từ các bức tranh tường cổ và màu nền của màu vàng – tượng trưng cho sự uy nghi trong truyền thống Trung Quốc.
APEC Trung Quốc diễn ra ngày 10.11.2014 đã thực sự tạo nên ấn tượng mạnh mẽ đối với các nước thành viên, trong đó, đại yến tiệc là điểm nhấn đặc biệt, khó quên của kỳ APEC này.
Tuần lễ cấp cao APEC 2017 sẽ chính thức diễn ra tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 5-11.11. Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC, khoảng hơn 10.000 đại biểu trong nước và quốc tế cùng hàng nghìn phóng viên của các hãng thông tấn báo chí.Đây là lần thứ hai Việt Nam được chọn là nước chủ nhà của APEC. Điều này cho thấy sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Với tư cách nước chủ nhà, APEC Đà Nẵng 2017 sẽ đem lại cho Việt Nam cơ hội giới thiệu đến bạn bè khu vực về một đất nước đổi mới, năng động, có nhiều tiềm năng phát triển, đang trên con đường hội nhập toàn diện với tâm thế mới.
Theo Danviet
Bên trong 'Gã khổng lồ tiền trạm' của Tổng thống Mỹ vừa tới Việt Nam
Vận tải cơ khổng lồ Boeing C-17 Globemaster III thường đóng vai trò tiền trạm trước mỗi chuyến thăm của người đứng đầu nước Mỹ. Máy bay này đã bắt đầu đáp xuống sân bay Nội Bài để vận chuyển những thiết bị cần thiết cho chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên của ông Donald Trump.
Trước mỗi chuyến thăm của tổng thống Mỹ, những vật dụng cần thiết để đảm bảo an ninh cho tổng thống đều được những chiếc vận tải cơ khổng lồ Boeing C-17 Globemaster III mang tới trước nước sở tại.
C-17 là loại máy bay vận tải mới nhất, cơ động nhất trong lực lượng không vận của Mỹ. Sự linh hoạt và đáng tin cậy vốn có của C-17 giúp nâng cao năng lực của cả hệ thống không vận Mỹ nhằm hoàn thành các yêu cầu vận chuyển trên không đi khắp thế giới của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tới Việt Nam vào ngày 10.11 tới để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC và thăm chính thức Việt Nam. Hiện nay Mỹ đã bắt đầu cho máy bay C-17 Globemaster III tới Hà Nội mang theo những "loại hàng hóa đặc biệt" như siêu trực thăng Marine One, siêu xe Cadillac One, xe chống đạn, nhu yếu phẩm cũng như đội mật vụ an ninh đảm bảo an toàn cho tổng thống Mỹ.
Mẫu máy bay vận tải C-17 có chuyến bay đầu tiên vào tháng 9.1991. Không quân Mỹ ban đầu dự kiến sắm tổng cộng 120 chiếc C-17. Nhưng theo các kế hoạch chi tiêu ngân sách hiện tại, tổng số máy bay vận tải C-17 mà Không quân Mỹ định sắm lại lên tới 223 chiếc. Mỗi chiếc C-17 có giá khoảng 202 triệu USD
Boeing C-17 Globemaster III là máy bay hạng nặng trong lực lượng không vận của Hoa Kỳ, chúng có thể chuyên chở máy bay chiến đấu, trực thăng, xe tăng, và một số lượng lớn binh lính và hàng hóa tới những điểm nóng xa xôi trên thế giới.
Đây là vận tải cơ lớn thứ hai trong không lực Hoa Kỳ sau chiếc C-5 Galaxy.
Đại úy James Kovarovic (bìa phải), một trong những phi công lái chiếc C-17. Anh cho biết, mỗi năm chiếc máy bay này tới Việt Nam khoảng 6 lần để vận chuyển hài cốt lính Mỹ về nước.
Đại úy Kovarovic đang giới thiệu bên trong buồng lái chiếc C-17.
Khoang chở hàng rất rộng rãi của máy bay C-17. Ngoài chở binh lính, máy bay này còn chở được cả máy bay chiến đấu, xe tăng và xuồng cao tốc.
Các phóng viên đến từ Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác trên khoang chiếc C-17 tại căn cứ không quân Hickam, Không đoàn 15, Bộ Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương, Mỹ.
Nữ quân nhân trẻ tuổi Sra Kori Myers cho biết, cô năm nay mới 23 tuổi nhưng đã có kinh nghiệm 3 năm làm chuyên viên bốc dỡ trên chiếc C-17.
Còn Đại úy Warren Carter cho biết, anh đã có 4 năm làm y tá trên C-17, tham gia nhiều sứ mệnh nhân đạo và cứu trợ thảm họa không chỉ ở Thái Bình Dương mà trên khắp thế giới, ngay cả ở Mỹ như đợt xảy ra trận siêu bão Katrina. Carter cho biết, anh cùng 2 y tá và 3 kỹ thuật viên y tế làm việc trong điều kiện như một bệnh viện trên trời để hỗ trợ bệnh nhân và có đường dây liên lạc với bác sĩ dưới mặt đất trong những tình huống cần hỗ trợ khẩn cấp. Một chiếc C-17 có thể vận chuyển đến 60 bệnh nhân trong mỗi chuyến cứu trợ, tùy thuộc tình trạng bệnh nhân.
Anh nói rằng, các chuyến bay trên Thái Bình Dương rất khó khăn vì mỗi hành trình phải mất 8-9 giờ để đi từ điểm này đến điểm khác, vì thế đội ngũ y tế trên máy bay có đủ thiết bị cần thiết để hỗ trợ bệnh nhân.
Những vật dụng cứu hộ cần thiết cũng được trang bị đầy đủ trên máy bay như chiếc thang gấp này.
Lượng hàng hóa tối đa mà một chiếc C-17 có thể vận chuyển mỗi lần là 77.519kg. Với lượng hàng trên khoang là 76.657kg và độ cao hành trình ban đầu là 8.534m, C-17 có thể bay 4.444km mà không cần tiếp nhiên liệu. C-17 được thiết kế để vận chuyển và thả 102 lính nhảy dù cùng trang thiết bị.
Máy bay C-17 dài 53m, cao 16,79m, sải cánh 51,75m. Máy bay trang bị 4 động cơ phản lực F117-PW-100, giúp máy bay có thể bay với vận tốc 833,5km/h. Nhà chứa máy bay số 5 trong căn cứ không quân Hickam.
C-17 có thể cất cánh và hạ cánh trên đường băng chỉ dài 1.064m và rộng 27,4m. Các máy bay C-17 tại căn cứ Hickam đang sử dụng chung đường băng với máy bay thương mại ở sân bay quốc tế Honolulu nằm sát đó.
Hình ảnh các sĩ quan chỉ huy căn cứ Không đoàn 15, thuộc bộ tư lệnh Không quân Mỹ. Đây là một trong những căn cứ có sự xuất hiện thường trực của rất nhiều máy bay vận tải C-17.
Theo Việt Hùng (An ninh Thủ đô/Vietnamnet)
Việt Nam đánh giá cao chuyến thăm và dự APEC của Tổng thống Trump Ngày 12.10, tại Washington, Mỹ, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức Hội thảo thường niên lần thứ năm về Cấu trúc Khu vực châu Á, với phát biểu dẫn đề của Hạ Nghị sỹ Rick Larsen, đồng Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ ủng hộ APEC tại Hạ viện. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong phiên bàn về chủ...