Cận cảnh cuộc tập trận của Trung Quốc sát sườn Nhật
Hải quân Trung Quốc hôm nay tiến hành diễn tập trên biển Hoa Đông, trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này với Nhật Bản về vấn đề quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku chưa hạ nhiệt.
Tân Hoa xã dẫn các nguồn tin quân sự hôm qua cho biết, Hải quân Trung Quốc sẽ tập trận chung với Cục Ngư chính và Cơ quan Giám sát hàng hải. Ảnh trên: Tàu chiến Zhou Shan chuẩn bị khởi hành tham gia cuộc diễn tập ngày 18-10.
Tổng cộng 11 tàu chiến của Hạm đội Đông Hải thuộc Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) tham gia tập trận cùng 8 máy bay. Ảnh trên: 2 binh sĩ kéo cờ trên tàu bệnh viện Peace Ark ngày 18-10.
Tân Hoa xã dẫn một tuyên bố của Hải quân Trung Quốc cho hay, mục đích của cuộc tập trận là tăng khả năng đối phó với những nhiệm vụ khẩn cấp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải.
Tàu chiến của Hải quân Trung Quốc cập cảng trước khi tiến hành tập trận.
Video đang HOT
Nhân viên phục vụ trên tàu sẵn sàng đợi lệnh xuất phát.
Tàu chiến của Hạm đội Đông Hải trên biển Hoa Đông.
Các thủy thủ chuẩn bị cho tàu khởi hành.
Các thuyền viên giám sát công việc chuẩn bị trước khi tập trận.
Theo plxh
Trung, Nhật lao vào chiến tranh tuyên truyền
Một tháng đã trôi qua kể từ khi chính phủ Trung Quốc và Nhật đặt vấn đề tranh chấp lãnh thổ liên quan tới quần đảo Điếu Ngư/Senkaku dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Cho tới gần đây, Nhật vẫn do dự công bố chủ quyền với quần đảo này trên lĩnh vực quốc tế cũng như phủ nhận có tồn tại tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Tuy nhiên, bế tắc về quần đảo trên đã có diện mạo của một cuộc chiến tuyên truyền nhằm vào cộng đồng quốc tế, khiến Nhật phải đảo ngược chính sách và cầu viện những ý kiến quốc tế đối với tuyên bố của mình.
Trong khi đó, tàu của Trung Quốc vẫn hàng ngày hiện diện ở khu vực quanh quần đảo tranh chấp. Căng thẳng giữa các tàu này với lực lượng tuần tra bờ biển Nhật vẫn không giảm.
Một hiệu sách Trung Quốc lập một góc riêng cho những cuốn sách nói về Điếu Ngư/Senkaku
Trung Quốc nhắm đến Mỹ
Bắc Kinh đã phát động một chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn nhằm giành sự ủng hộ của dư luận quốc tế, đặc biệt là Mỹ.
Tháng trước, Trung Quốc đã quảng cáo trên các báo lớn của Mỹ về chủ quyền của nước này với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ngoài ra, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng có tuyên bố về quần đảo tranh chấp tại Đại Hội đồng LHQ vào cuối tháng 9 rằng Nhật "đánh cắp" quần đảo của Trung Quốc.
Tuyên bố trên dường như có ý ám chỉ rằng tranh chấp giữa Nhật và Trung về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không nên được coi đơn thuần là vấn đề song phương mà nó đặt ra thách thức cho trật tự quốc tế hậu chiến. Trung Quốc dường như muốn lôi kéo quan điểm quốc tế, đặc biệt là dư luận Mỹ khỏi Nhật vì Trung Quốc từng liên minh với Nhật trong Thế chiến II.
Trung Quốc cho rằng Nhật "đánh cắp" quần đảo Senkaku vào cuối cuộc chiến Trung Nhật. Trung Quốc tập trung vào tuyên bố Cairo năm 1943 vốn quy định lãnh thổ mà Nhật thâu tóm được từ thời nhà Thanh nên trả lại cho Trung Quốc. Do Nhật chấp thuận Tuyên bố Postdam 1945, vốn kêu gọi thực thi Tuyên bố Cairo, Trung Quốc cho rằng nước này nên có tuyên bố chủ quyền hợp pháp với quần đảo trên.
Theo các nguồn tin nắm rõ các vấn đề ngoại giao Trung Nhật, Trung Quốc được tin rằng đã sẵn sàng thực hiện bất cứ biện pháp nào để buộc Nhật phải thừa nhận có tồn tại tranh chấp lãnh thổ về quần đảo trên. Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc, thống đốc ngân hàng nhân dân Trung Quốc và đại diện 4 ngân hàng lớn của Trung Quốc đã không dự hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng thế giới ở Tokyo dường như để nhấn mạnh quan điểm có một tranh chấp đang tồn tại.
Nhật thay đổi chiến lược
Đáp lại các động thái trên của Trung Quốc, chính phủ ở Tokyo đang cân nhắc một chiến lược vận động sự ủng hộ của quốc tế bằng cách phái ba quan chức cấp cao gồm cả Ngoại trưởng Koichiro Gemba, một cố vấn đặc biệt của Thủ tướng tới những nước có liên quan để giải thích rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Nhật, về cả mặt lịch sử lẫn theo luật quốc tế.
Các quan chức Bộ Ngoại giao Nhật đã giải thích về lập trường của Tokyo đối với vấn đề Senkaku/Điếu Ngư cho quan chức hàng loạt sứ quán ở Tokyo và trên truyền thông nước ngoài. "Nó sẽ hữu hiệu hơn nếu các bộ trưởng nội các và chính trị gia tự giải thích vấn đề này", một quan chức cấp cao của Nhật cho biết.
Nhật không thừa nhận có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Do đó, Tokyo còn do dự phát động một cuộc chiến tuyên truyền với Bắc Kinh về chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư vì nó có thể tạo ấn tượng với cộng đồng quốc tế rằng tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước thực sự có tồn tại.
Tuy nhiên, chánh văn phòng nội các Fujimura nhấn mạnh tại một cuộc họp báo vào giữa tuần qua rằng chính phủ Nhật sẽ thay đổi chính sách. "Chúng ta cần nêu rõ vấn đề này với cộng đồng quốc tế bằng cách giải thích về lập trường và quan điểm của Nhật với các quốc gia khác cũng như truyền thông nước ngoài vào nhiều dịp".
Đề cập tới tuyên bố của Trung Quốc dựa trên Tuyên bố Cairo, chính phủ Nhật cho rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không gồm trong lãnh thổ được đề câp trong tuyên bố. Và rằng, Trung Quốc đã công nhận quần đảo trên thuộc lãnh thổ Nhật sau khi tuyên bố Potsdam được công bố.
Chính phủ Nhật dự kiến sẽ có thêm nhiều tuyên bố khẳng định chủ quyền về Senkaku/Điếu Ngư trước cộng đồng quốc tế trong tương lai.
Theo Dantri
Nhật đưa tranh chấp với Hàn Quốc lên tòa quốc tế Ngày 12/10, Nhật Bản khẳng định sẽ đưa vấn đề tranh chấp Takeshima với Hàn Quốc lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Quần đảo tranh chấp Takeshima Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura tuyên bố nước này không thay đổi chính sách với hai đảo thuộc quần đảo do Hàn Quốc quản lý là Takeshima. Ông nói 'Nhật...