Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm, rệu rã trong những biệt thự Pháp cổ
Những hộ dân sinh sống tại ngôi biệt thự Pháp cổ trên phố Phan Chu Trinh (Hoàn Kiếm – Hà Nội) cho biết, hàng chục năm qua họ phải sống trong tâm trạng thấp thỏm lo sợ vì ngôi biệt thự có tuổi đời hàng trăm năm này đã xuống cấp nghiêm trọng, chưa 1 lần được tu sửa.
Mới đây, ngôi biệt thự Pháp cổ tại số 107 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm – Hà Nội) bất ngờ bị đổ sập 1 phần khiến 2 người tử vong và 6 người khác bị thương. Sự việc này khiến hàng trăm người đang sống trong các ngôi biệt thự cổ khác ở Hà Nội thấp thỏm lo âu.
Chiều 23/9, PV Dân trí có mặt tại ngôi biệt thự Pháp cổ có tuổi đời ngót nghét 100 năm trên phố Phan Chu Trinh. Theo quan sát, mặt ngoài ngôi biệt thự này cũng đã rất nhếch nhác.
Bề ngoài ngôi biệt thự Pháp cổ nhếch nhác, rệu rã.
Bà Bích chỉ vị trí tường bị bong tróc
Căn phòng con trai bà Bích có 14m2 nhưng 4 người ở
Phòng bà Bích thường xuyên bị dột hễ có mưa, bà phải dùng chậu nhựa hứng sẵn
Dẫn chúng tôi vào bên trong xem thực trạng sự xuống cấp của ngôi biệt thự nói trên, bà Trịnh Thị Bích (61 tuổi, sống tại ngôi biệt thự) vừa đi vừa ca thán: “Tòa biệt thự này xuống cấp vài chục năm nay rồi cháu ạ, dân ở đây chúng tôi sống khổ lắm nhưng chả biết đi đâu được. Những hôm có mưa dột hết vào nhà, tường thì mốc và nứt nhiều chỗ. Gia đình tôi cũng đã cạo vữa ra trát lại, nhưng do nước mưa cứ ngấm vào tường nên lại mốc hết. Sống thì chật chội, phòng con trai tôi có 14m2 mà 4 người sinh sống. Từ nhỏ tôi về đây ở với bố mẹ tôi cho đến bây giờ chưa thấy cơ quan chức năng tu sửa lần nào. Mong muốn của chúng tôi là cơ quan chức năng đến tu sửa lại để chúng tôi sống yên tâm hơn”.
Cùng tâm trạng với bà Bích, bà Trần Thị Hiếu (69 tuổi) cho biết, bà về ở ngôi biệt thự này cùng với bố mẹ bà từ năm 1954; khoảng 20 năm trở lại đây ngôi biệt thự này bị xuống cấp trầm trọng, người dân luôn phải sống trong tâm trạng thấp thỏm lo sợ.
Tường nhà bà Hiếu nứt tứ tung
Bà Hiếu chỉ vị trí tường nhà bị nứt toác
Nền và tường đều bị nứt
Video đang HOT
Gia đình bà Hiếu làm thêm phòng vệ sinh nhỏ trên tầng 3
Trần nhà trên tầng 3 ngôi biệt thự đã bong tróc 1 mảng lớn
Bảng điện cũng đã hư hỏng
Bà Trần Thị Hiếu chia sẻ: “Năm 1954 giải phóng, gia đình tôi về đây ở, lúc đó căn phòng mà bố tôi đang ở là của đôi vợ chồng người Pháp sinh sống, sau đó họ rút đi ngay. Lúc về đây ở ngôi biệt thự này đẹp lắm, sạch sẽ, bóng loáng từ trên xuống dưới, cầu thang cũng đẹp. Nhưng khoảng 20 năm trở lại đây, ngôi biệt thự này xuống cấp nghiêm trọng. Như cháu nhìn thấy đấy, tường nhà thì nứt toác và thấm nước nhiều lắm. Trên mái thì ngói vỡ lung tung, hễ có mưa là nước chảy xuống các phòng nhiều lắm. Từ khi tôi về đây ở chưa 1 lần ngôi biệt thự này được tu sửa, chúng tôi sống ở đây cũng sợ lắm nhưng chẳng biết đi đâu”
Kiến trúc của người Pháp để lại nhưng cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng
Nhiều vị trí tường nhà đều bị bong tróc, hư hỏng
Căn phòng rất chật chội trên gác xép nhà bà Hiếu
Căn phòng bố bà Hiếu ở đã xuống cấp nghiêm trọng
Cũng theo bà Hiếu, ngôi biệt thự Pháp cổ này có 9 hộ dân sinh sống, trước đây là nhà ở tập thể dành cho các cán bộ của Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương. Nhưng khi những người cán bộ công tác tại cơ quan nói trên nghỉ hưu về quê ở thì để lại cho con cháu họ sử dụng.
Theo quan sát, ngôi biệt thự Pháp cổ nói trên có 3 tầng, phần trên nóc được thiết kế mái vát và lợp ngói. Biệt thự chia làm nhiều phòng, nhưng mỗi phòng chỉ rộng chừng 15-20m2, các hộ dân phải sinh sống trong những không gian khá chật chội. Nhiều hộ dân ở tầng 1 đã làm thêm phòng vệ sinh tách khỏi tòa nhà để tiết kiệm diện tích sử dụng. Nhưng những hộ dân sống trên tầng 2, tầng 3 cũng làm thêm nhà vệ sinh nhưng với diện tích rất “khiêm tốn” và rất nhếch nhác.
Phần nóc ngôi biệt thự rất nhếch nhác
Có hộ dân còn tận dụng cả khoảng trống trên nóc biệt thự làm nơi nuôi nhốt gà…
Nhiều xà gồ gỗ của nóc ngôi biệt thự bị mối mọt làm cho hư hỏng
Những phần kiến trúc của ngôi biệt thự mà người Pháp thiết kế phần lớn vẫn còn được giữ lại nguyên bản, nhưng nhiều hạng mục đang xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, trên nóc của ngôi biệt thự Pháp cổ này, mái ngói có những chỗ đã bị vỡ lởm chởm được người dân “vá” tạm bằng những mảnh nilon, hễ có mưa là nước chảy xuống các phòng. Phần khung gỗ của mái ngói nhiều chỗ bị mối mọt làm cho hư hỏng khá nhiều. Khoảng trống trên nóc tòa nhà được người dân tận dụng làm nơi nuôi nhốt gà, khiến không gian nơi đây vốn đang xuống cấp lại trở lên nhếch nhác thêm.
Bà Hiếu cho biết thêm: “Cách đây khoảng 10 năm, 1 mảng bê tông mái hiên chỗ cầu thang này đổ sập xuống. May sao mái hiện lại vướng vào những mớ dây điện và lúc đó không có người qua lại nên không ai bị thương”.
“Mới đây nghe thấy vụ ngôi biệt thự tại số 107 Trần Hưng Đạo đổ sập làm chết người, chúng tôi ở đây cảm thấy hoang mang lắm. Biệt thự này có lẽ phải đợi đến lúc xảy ra chết người họ mới vào cuộc. Bố tôi mấy năm trước cứ bắt tôi bỏ tiền ra mua căn phòng này, nhưng phần vì không có tiền, phần vì tòa nhà này sập đến nơi thì mua làm gì. Thế nên gia đình tôi vẫn cứ thuê ở từ đó đến nay” – bà Hiếu nói thêm.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Xóm nghèo trắng đêm đón 11 ngư phủ xấu số
Liên quan đến vụ nổ trên tàu cá BV 97799 TS ngày 16/9 ở vùng biển Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) khiến nhiều người mất tích, tử vong, vào lúc 1h30 phút ngày 20/9, các ngư phủ tử vong đã được đưa về quê nhà an táng.
Trong số 11 ngư phủ tử vong đã vớt được thi thể và xác định được danh tính thì ở Sóc Trăng có 9 người, trong đó ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề có tới 7 người, gồm: Trần Văn Đương (SN 1996), Lương Thanh Phong (SN 1969), Quách Văn Tọt (SN 1966), Huỳnh Văn Đây (SN 1964) Lương Tấn Tài (SN 1993), Lê Thanh Kha (SN 1999), Trần Văn Minh (SN 1999).
Còn ngư phủ Lâm Mừng Hoánh (SN 1989) ngụ tại Thị xã Vĩnh Châu và ngư phủ Trần Văn Lượng (SN 1969) ở ấp Sóc Lèo (xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề).
Ngoài ra ấp Mỏ Ó còn có hai ngư phủ là Lâm Thanh Nhiễn (SN 1963) và Lương Văn Thủy (SN 1953) đang mất tích.
Riêng hai ngư phủ là Trần Văn Khoa (SN 1970) và Nguyễn Văn Diện (SN 1995) cùng ngụ tại ấp Mỏ Ó được cứu sống cũng đã trở về nhà rạng sáng 20/9 này.
Bà con trong xóm chia sẻ nỗi đau với gia đình ngư phủ Kha.
Trong số những ngư phủ bị nạn, có nhiều người cùng trong gia đình hay có quan hệ thân thuộc với nhau. Ngư phủ Trần Văn Khoa dù thoát khỏi tay tử thần trên chuyến tàu định mệnh nhưng em trai của ông là Trần Văn Lượng và con trai Trần Văn Đương đã tử vong. Hay như cha con ngư phủ Lương Thanh Thủy và Lương Thanh Phong cùng tử vong, xác người con đã được tìm thấy, còn người cha vẫn mất tích. Ngư phủ Lương Tấn Tài là cháu ruột của ngư phủ Lương Văn Thủy và là em chú bác với ngư phủ Lương Thanh Phong.
Chị Bùi Thị Hậu (giữa) đau đớn khi mất đi cậu con trai mới 17 tuổi.
Có mặt tại ấp Mỏ Ó lúc 2 giờ sáng, chúng tôi được ông Triệu Văn Thống (Phó Ban nhân dân ấp Mỏ Ó) cho biết: "Theo dự kiến, khoảng 3- 4 giờ sáng 20/9 xe chở thi hài các ngư phủ mới về đến địa phương. Từ đầu giờ chiều, bà con trong xóm đã cùng nhau đến gia đình các ngư phủ bị nạn tham gia chuẩn bị hậu sự đón các ngư phủ xấu số về. Suốt đêm hầu như cả xóm không ngủ, kể cả trẻ con, ai cũng thức để chờ đón các ngư phủ, những người hàng xóm của mình. Đến khoảng 1h30 phút, đoàn xe chở các ngư phủ về đến nơi. Do đường vào khu tái định cư hẹp xe không thể vào được, vậy là mọi người cùng xúm tay vào khiêng quan tài người vắn số vào đến tận nhà".
Các con của ngư phủ Đây vật vã bên quan tài cha,
Khi chúng tôi đến, cán bộ ấp cùng các chiến sĩ trạm biên phòng Mỏ Ó đang thức, đến thắp hương, chia buồn với gia đình ngư phủ. Ông Triệu Văn Thống nói: "Đêm nay và các đêm sau, bà con chúng tôi sẽ thức cùng gia đình người bị nạn để chia sẻ, an ủi, động viên thân nhân của họ. Tình cảm của người dân nơi xóm biển nghèo này rất sâu nặng".
Hỏi thăm anh Nguyễn Văn Diện và Trần Văn Khoa (hai người được cứu sống), ông Thống cho biết cả hai đã về tới nhà nhưng do sốc và mệt mỏi nên đã đi nghỉ, không thể tiếp khách được.
Em Lê Thanh Khang buồn bã bên quan tài anh ruột Lê Thanh Kha.
Cùng với các chiến sĩ biên phòng thăm gia đình ngư phủ Lương Văn Thủy, chúng tôi thấy bà Lê Thị Bẻo (vợ ngư phủ Thủy) khóc ngất đi khi chồng bà và con trai cùng tử vong trên chuyến tàu định mệnh đó nhưng chỉ mới tìm được thi thể con trai là anh Lương Thanh Phong, còn chồng bà là ông Thủy vẫn chưa tìm được. Bà Bẻo nói trong nước mắt: "Coi như sống chết là do số mệnh nhưng không thấy xác là nỗi đau rất lớn. Không biết bây giờ ông ấy đang nằm đâu giữa biển nước mênh mông lạnh lẽo đó".
Vợ con ngư phủ Phong trước quan tài.
Các chiến sĩ bộ đội biên phòng chia sẻ nỗi đau với vợ ngư phủ Lương.
Dù được cứu sống nhưng ngư phủ Trần Văn Khoa phải chịu nỗi đau lớn khi con trai là Trần Văn Đương và em ruột là Trần Văn Lượng cùng tử vong. Ông Khoa kể lại trong nước mắt: "Hôm đó vào khoảng 12h đêm, tôi đang ở trong cabin của tàu, nghe một tiếng nổ lớn trên tàu, chưa hiểu chuyện gì thì tất cả mọi người đều bị văng ra. Do đêm khuya nên không ai trở tay kịp, lại thêm phần sóng biển quá mạnh nên tàu bị chìm rất nhanh. Lúc tàu bị nạn có 4 người đã kịp níu vào phao, nhưng đến gần sáng thì chú Linh bị bỏng nặng, mệt quá nên buông phao và chìm luôn, đến giờ vẫn đang bị mất tích".
Ngư phủ Trần Văn Lượng về với vợ con trong căn nhà ọp ẹp.
Rời ấp Mỏ Ó, chúng tôi đến nhà ngư phủ Trần Văn Lượng ở ấp Sóc Lèo (xã Lịch Hội Thượng) khi quan tài của anh đã được yên vị trong căn nhà tạm bợ, xuống cấp. Chị Khưu Thị Mỹ Dung đau xót cho biết: "Vợ chồng tôi có 2 con, cháu trai 21 tuổi nhưng ốm yếu không thể làm được việc nặng, còn cháu gái mới 5 tuổi nhưng cũng yếu như anh nó. Mọi việc trong nhà trông cậy vào anh Lượng nhưng bây giờ anh đã mất, không biết mẹ con tôi sẽ sống ra sao nữa".
Xóm nghèo trắng đêm để tiễn đưa các ngư ngủ.
Được biết, sáng hôm nay (20/9), UBND huyện Trần Đề cùng các ngành chức năng của huyện và xã Trung Bình sẽ đến thăm hỏi, chia buồn với các gia đình ngư phủ bị nạn.
Bạch Dương
Theo Dantri
Vụ nổ ở ngõ Thông Phong - Hà Nội: Chưa khởi tố vụ án Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, vụ nổ xảy ra trong ngõ Thông Phong (quận Đống Đa, Hà Nội) đã khiến 1 người tử vong, 2 người khác bị thương. Trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Dương Văn Giáp cho biết chưa quyết định khởi tố vụ án. Vụ nổ tại ngõ Thông Phong Trao đổi với PV Dân...