Cận cảnh cuộc sống của người dân tại nơi tạm trú tránh bão
Tối 25/12, trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Vũ Hồng – Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, hiện tại toàn tỉnh chưa có thiệt hại. Tỉnh đã chỉ đạo tới mỗi cán bộ, ngoài việc tập trung ứng phó với bão thì cần đảm bảo cơm no, chăn ấm cho người dân phải dời nhà, sơ tán tránh bão.
Vừa trở về trong chuyến khảo sát 4 huyện vùng U Minh (huyện An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng), ông Phạm Vũ Hồng – Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, dù bão số 16 suy yếu nhưng từ 13h chiều nay toàn tỉnh đã có mưa và gió, nhất là 4 huyện vùng U Minh có gió giật trên cấp 6.
Qua khảo sát thực tế, các địa phương làm tốt công tác vận động tuyên truyền cho người dân ứng phó với bão, như: sơ tán dân đến nơi ở an toàn, chằng chống nhà cửa, kêu gọi tàu cá vào tránh bão, di chuyển và kiên cố lồng bè cá… Trong buổi sáng ngày 25/12, tất cả tàu cá hoạt động trên vùng biển Kiên Giang đã vào đất liền.
“Nhờ bão suy yếu nên tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh chưa có thiệt hại về người và vật chất. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiếp tục chỉ đạo các đồng chí lãnh đạo địa phương tiếp tục theo dõi sát tình hình mưa bão; vẫn duy trì lịch trực 24/24, sẵn sàng hỗ trợ người dân” – ông Phạm Vũ Hồng cho biết.
Cuộc sống của người dân tại một ngôi trường được chọn làm điểm sơ tán tránh bão
Ngoài ra, ông Hồng nhấn mạnh, ngoài việc chú tâm vào công tác phòng chống bão 16 thì các địa phương còn tổ chức chăm sóc tốt cho người dân trong diện sơ tán tập trung, đảm bảo cơm no, chăn ấm cho bà con trong những ngày tránh bão.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kiên Giang, toàn tỉnh có đến 30.000 hộ dân cần di dời tránh bão. Số hộ dân này rải đều các địa phương và hiện nay người dân đã được bố trí vào những nơi ở an toàn. Riêng địa bàn TP Rạch Giá cũng là điểm nóng khi bão vào nên có 3 phường phải sơ tán dân.
19h tối ngày 25/12, PV Dân trí có mặt tại trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang (phường Rạch Sỏi, TP Rạch Giá), ghi nhận cảnh ăn ở của hơn 140 người dân đang tránh bão tại đây.
Bà Nguyễn Thị Mum tránh bão cùng hai cháu ngoại bị tật nguyền từ nhỏ…
Bà Nguyễn Thị Mum – khu phố 7, phường Rạch Sỏi, đang bón cơm cho hai cháu ngoại bị tật từ nhỏ, cho biết: Do nhà cửa không đảm bảo an toàn nên gia đình bà được chính quyền đưa xe tới chở vào đây. Vì chạy bão nên đa phần người dân vào đây chẳng có gì nhưng được cán bộ, các cháu thanh niên hỗ trợ cơm ăn, nước uống và chăn màn… đầy đủ.
Chị Huỳnh Thị Yến cùng người cha 95 tuổi đang trú bão tại trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang kể, cha mẹ đều già, nhà cửa tạm bợ nên khi hay chính quyền thông báo sơ tán là vô đây liền. Từ chiều đến giờ, mưa gió lớn quá, chẳng biết ở nhà bây giờ thế nào nhưng bà con vào đây ở thì an tâm hơn nhiều so với ở nhà.
Ông Bùi Văn Tuất – Bí thư Đảng ủy phường Rạch Sỏi cho biết: “Nhận được chỉ đạo của tỉnh, chúng tôi rà soát trên đìa bàn huyện có 360 người dân trong diện lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai và người tàn tật cần sơ tán vào nơi ở an toàn. Ngay buổi sáng 25/12, chúng tôi đã bố trí xe và tàu đến những gia đình thuộc sơ tán vận động người dân đến trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang tránh bão. Tính đến thời điểm này hiện có trên 150 người dân vào trường ở; số còn lại người dân tự di dời về gia đình người thân tránh bão. Khi đưa bà con về đây, địa phương vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, chùa… hỗ trợ gạo, nước uống, chăn, màng. Khi có thực phẩm, địa phương giao cho Hội phụ nữ phường tổ chức nấu cơm rồi mang đến cho người dân ăn”.
Phú Quốc cơ bản hoàn tất công tác phòng chống bão
Đến 17 giờ ngày hôm nay, theo báo cáo của UBND huyện Phú Quốc đã di dời hơn 1.911 người, sơ tán tại chỗ 2.087 người, có hơn 2.500 ngôi nhà được chồng chắn, trên toàn huyện có 9 tụ điểm neo đậu tàu thuyền đã kiêu gọi 2.741 tàu thuyền về nơi neo đậu, hiện tại còn 24 tàu vẫn đang hoạt động trên biển, đang trên đường vào nơi neo đậu, huyện đã di dời được 260 lồng bè nuôi cá của người dân, và hiện tại còn 283 lồng bè chưa di dời được.
Công tác di dời dân được diễn ra ở các khu vực sát biển ở Gành Dầu, Hàm Ninh, Bãi Thơm, thị Trấn Dương Đông, An Thới và xã Hòn Thơm đến các trường học để ở. Chủ yếu là vận động di dời người già và trẻ em đến các trường học, và trụ sở cơ quan để đảm bảo an toàn cho người dân.
Huyện đã tháo dỡ hoàn tất các biển quảng cáo ban nơ, trên đường 30/4, đường Hùng Vương, đường Trần Hưng Đạo.
Video đang HOT
Chiều hôm nay các nhà hàng ở ven biển, chợ đêm Phú Quốc cũng đóng cửa ngưng kinh doanh.
Các lượng lượng quân đội, biên phòng, công an, lãnh đạo huyện, xã, thị trấn tức trục 24/24 trong trường hợp khẩn câp phải có phương án xử lý kịp thời đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, ngoài các cán bộ phường Rạch Sỏi đang trực chiến hỗ trợ, người dân còn có các bạn sinh viên, đoàn viên, cán bộ trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang cũng đang túc trực, sẵn sàng hỗ trợ người dân khi cần thiết. Hiện hầu hết các địa phương tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp đều có mưa kèm gió giật mạnh…
Từ 13h chiều 25/12 hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang xuất hiện mưa và gió giật mạnh
Tối nay, nhiều hàng quán trên đường 3/2- khu phố sầm uất của TP Rạch Giá đóng cửa vì ế khách
Người dân phường Rạch Sỏi, Tp Rạch Giá đang trú bão tại trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang
Ba mẹ con chị Danh Thị Bé Loan ăn bữa cơm tối do chính quyền địa phương phục vụ
Bà Mum bón cơm cho cháu ngoại 26 tuổi bị tật nguyền từ nhỏ
Ông Từ Văn Thảo (67 tuổi) cho biết, vào đây ở an tâm hơn ở nhà…
Chị Trần Thị Nỡ chuẩn bị cơm tối cho mẹ mình
Chính quyền địa phương ngoài lo cơm, nước uống còn lo chăn, màn cho người dân…
Chị Huỳnh Thị Yến chăm sóc cho người cha già 95 tuổi…
Hai cháu Võ Thị Ngọc Trinh và cháu Tôn Hòa Thông cùng bà ngoại vào Cao đẳng sư phạm Kiên Giang tránh bão khi cha mẹ đi làm ở Bình Dương
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Tin bão mới nhất: Bão số 16 - Tembin đã né Miền Nam như thế nào?
Cập nhật tin bão mới nhất- bão số 16 (Tembin): Hiện nay vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 100km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.
Cập nhật tin bão mới nhất- cơn bão số 16, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay bão số 16 tiếp tục có xu hướng yếu dần; hoàn lưu bão đang gây mưa cho các tỉnh Nam Bộ, tại Côn Đảo đã có gió giật mạnh cấp 7.
Tin bão mới nhất: Bão số 16 tiếp tục có xu hướng yếu dần; hoàn lưu bão đang gây mưa cho các tỉnh Nam Bộ.
Hồi 19 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 130km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 130km về phía Tây Bắc, khoảng 70km về phía Đông Nam tính từ vùng tâm bão.
Cơn bão số 16 - Tembin được đánh giá là cơn bão kỳ dị nhất trong 10 năm qua. Sự kỳ dị thể hiện ở thời điểm xuất hiện, hướng đi và cường độ của bão.
Về thời điểm xuất hiện bão Tembin, TS Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đánh giá: "Đây là cơn bão cuối mùa, xảy ra hiếm có. Bão muộn như thế này 10 năm mới có 1 cơn, nhưng riêng bão mạnh như thế này, cấp 11-12 thì chưa từng có".
Cơn bão số 16- Tembin khiến khu dân cư Kabacan, tỉnh Bắc Cotabato trên đảo Mindanao (Philippines), chìm trong biển nước.
Cơn bão Tembin khi đổ bộ vào Philippines mạnh cấp 12, đến nay đã khiến gần 200 người thiệt mạng ở Philippines và con số thương vong được dự báo còn tiếp tục tăng. Cơn bão khiến hơn 70.000 người phải rời bỏ nhà cửa, trong đó 50.000 người hiện phải sống tại các khu trú tránh.
Sau khi bão số 16- Tembin tiến vào biển Động, các đài dự báo quốc tế Mỹ, Nhật Bản cũng như Trung tâm Dự báo thủy văn Trung ương đều nhận định bão có khả năng mạnh lên cấp 13, khi đổ bộ bão sẽ vẫn mạnh cấp 11.
Cơn bão số 16- Tembin khiến khu dân cư Kabacan, tỉnh Bắc Cotabato trên đảo Mindanao (Philippines), chìm trong biển nước.
Thời điểm đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã rất lo lắng: "Đây là cơn trái quy luật (đổ bộ vào cuối năm), nếu bão đổ bộ vào vùng này thiệt hại sẽ rất lớn, bởi vì cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm ứng phó với bão còn rất hạn chế, tàu thuyền hoạt động trên sông trên biển nhiều, nhất là tàu thuyền ven bờ và trên sông" Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết.
Bão đi qua khu vực ngư trường truyền thống, đang chính mùa khai thác, tàu thuyền đánh bắt hải sản rất đông, đồng thời rất nhiều tàu vận tải, tàu vãng lai. Vùng biển có nhiều đảo với số lượng dân cư sinh sống khá lớn, trong đó có nhiều khách du lịch, nơi có nhiều tàu thuyền trú tránh khi bão xảy ra.
"Khu vực này có nhiều hoạt động kinh tế trên biển, nhất là các giàn khoan, nhà giàn. Trên đất liền, địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt vùng có nhiều nhà dân ở ven sông, ven biển, trên các cù lao không có khả năng chống chịu với bão, thiếu nơi khu trú; bờ biển, vùng cửa sông có 18 điểm đang có diễn biến sạt lở đặc biệt nguy hiểm, nhiều công trình đang thi công". - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Chiều 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương để chỉ đạo ứng phó bão số 16, Thủ tướng quán triệt: "Đây là cơn bão mạnh, nằm trong cấp thảm họa, dù cấp độ rủi ro đang ở cấp 4 nhưng chúng ta phải ứng phó như cấp 5".
Đến trưa 25/12 cơn bão số 16 - Tembin đã di chuyển lệch hướng, TS. Hoàng Đức Cường- Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: "Bão Tembin có di chuyển lệch về phía Nam khoảng 10km, từ 8,2 độ Vĩ Bắc xuống 8,1 độ Vĩ Bắc. Bão Tembin tiếp tục di chuyển theo hướng Tây là chủ yếu, có lệch dần về phía Nam, nhưng theo quy định thì chưa hẳn là hướng Tây Tây Nam. Sau đó bão Tembin sẽ tiếp tục suy yếu thêm, tốc độ giảm từ 25km/h xuống còn 20km/h.
Vị trí tâm bão hiện nay có lệch xuống phía Nam một chút. Vì vậy, vùng tâm bão sẽ đi xuống phía dưới Cà Mau. Tuy nhiên, vùng gió mạnh vẫn tồn tại ở phía Bắc và phía Tây của cơn bão là chính, phía Nam ở ngoài biển thì ít hơn. Cho nên, tất cả các tỉnh từ Sóc Trăng trở xuống, khi bão đến vẫn có gió mạnh cấp 8, ở các tỉnh khác có gió cấp thấp hơn, khoảng cấp 6-7, tuy nhiên, gió giật đến sớm hơn.
Đến 9 giờ tối nay (25/12) Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương nhận định, trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và suy yếu thêm, tốc độ di chuyển 15-20km/h, đến 07 giờ ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,7 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông, ngay trên vùng ven biển từ Trà Vinh đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.
Bão số 16 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, tốc độ di chuyển khoảng 20km/h, đến 19 giờ ngày 26/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 8,9 độ Vĩ Bắc; 102,8 độ Kinh Đông, trên khu vực vịnh Thái Lan, cách Thổ Chu khoảng 120km về phía Tây Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Trong đêm nay (25/12), vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11.
Trên đất liền các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang có gió giật cấp 8. Trên đất liền các khu vực khác thuộc Nam Bộ có gió giật cấp 7, riêng các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận do kết hợp với không khí lạnh nên có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Ven biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau có khả năng nước biển dâng do bão khoảng 0,5 mét, sóng biển cao 3-5 mét.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc bão số 16 kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 4-6 mét.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h và tiếp tục suy yếu thêm. Đến 07 giờ ngày 27/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,6 độ Vĩ Bắc; 99,2 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây vịnh Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8, sóng biển cao 2-4 mét.
Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của bão số 16, ở Nam Bộ tiếp tục có mưa to; từ đêm nay ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài 2-3 ngày. Từ đêm 26/12, mưa vừa, mưa to có khả năng mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ.
Theo Danviet
Giải mã "cú ôm cua" ngoạn mục rồi giảm tốc của bão Tembin Khi vào gần đất liền Việt Nam, bão số 16 - Tembin đã có một khoảng thời gian "ôm cua" về hướng Tây - Tây Nam. Đoạn đường mã bão số 16 đã có thời gian lệch đi theo hướng Tây - Tây Nam (màu vàng. Hiện bão đã trở lại di chuyển theo hướng Tây, nhiều khả năng vùng tâm bão sẽ...